LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ: NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH TRONG
KINH DOANH DỊCH VỤ INTERNET BĂNG THÔNG RỘNG
CỦA TẬP ĐOÀN BƯU CHÍNHVIỄN THÔNG VIỆT NAM
CHUYÊN NGÀNH : QUẢN TRỊ KINH DOANH
MÃ SỐ : 60. 34. 05 (BE802)
Trích nội dung:
CHƯƠNG I:
LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ DỊCH VỤ INTERNET BĂNG THÔNG
RỘNG VÀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP
CUNG CẤP DỊCH VỤ INTERNET BĂNG THÔNG RỘNG
1.1. TỔNG QUAN VỀ DỊCH VỤ INTERNET BĂNG THÔNG RỘNG
1.1.1. Quá trình phát triển của dịch vụ Internet băng thông rộng
Dịch vụ Internet băng thông rộng được hiểu là dịch vụ Internet
tốc độ truyền tải dữ liệu trực tuyến cao. Khởi đầu của dịch vụ Internet
băng thông rộng là dịch vụ băng thông có dây công nghệADSL, s au
đó được phát triển thành công nghệ ADSL2+ và đạt đến tốc độ 100
Mb/s khi sử dụng cáp. Gần đây là sự ra đời của công nghệ FTTx có ưu
thế vượt trội so với công nghệ ADSL về chất lượng truyền dẫn tín
hiệu, độ bảo mật, tốc độ caovà dự kiến dịch vụ Internet băng thông
rộng công nghệ FTTx sẽ dần thay thế ADSL trong tương lai gần.
1.1.2. Đặc điểm dịch vụ Internet băng thông rộng
Đặc điểm nổi bật của dịch vụ Internet băng thông rộng (công
nghệ ADSL và FTTx) là tốc độ truyền dữ liệu cao gấp vài chục đến cả
trăm lần so với dịch vụ Internet quay số truyền thống, chất lượng
đường truyềntốt, nội dung phong phú đáp ứng nhu cầu ngày càng cao
của KH.
1.1.3. Tiêu thức đánh giá chất lượng dịch vụ Internet băng thông rộng
Bộ Bưu chính Viễn thông, nay là Bộ Thông tin và Truyền thông
(Bộ TT&TT) đã ban hành Bộ tiêu chuẩn chất lượng dịch vụ Internet
ADSL với 2 nhóm chỉ tiêu chất lượng kỹ thuật và chất lượng phục vụ.
Hàng năm Bộ TT&TT tiến hành kiểm tra chất lượng dịch vụ truy cập
Internet của các DNCCDV và công bố kết quả trên khắp các phương
tiện thông tin đại chúng nhằm bảo vệ quyền lợi cho KH.
1.2. NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP CUNG CẤP
DỊCH VỤ INTERNET BĂNG THÔNG RỘNG
1.2.1. Cạnh tranhvà động lực cạnh tranh trong cung cấp dịch vụ
Internet băng thông rộng
1.2.1.1. Khái niệm về cạnh tranh
“Cạnh tranh là sự ganh đua nhau giữa các nhà DNtrong việc
giành một nhân tố sản xuất hoặc KH nhằm nâng cao vị thế của mình
trên thị trường, để đạt được một mục tiêu kinh doanh cụ thể, như lợi
nhuận, doanh số hoặc thị phần…”. Đối vớiDNCCDV Internet băng
thông rộng, mục tiêu đặt ra khi tham gia thị trường thường là tối đa hoá
3
lợi nhuận, doanh số và thị phần; để đạt được mục tiêu đó, DNcần phải
tìm các biện pháp giành cho mình một vị thế nào đó trên thị trường.
1.2.1.2. Động lực thúcđẩy cạnh tranh
Xuất phát từ mô hình cạnh tranh của Micheal Porter, ta có thể
thấy được các động lực thúc đẩy cạnh tranh qua mức độ đối đầu giữa
các DNCCDV Internet băng thông rộng, nguy cơ xâm nhập của các
đối thủ cạnh tranh mới, sự đe doạ của các dịch vụthay thế, lợi thế mặc
cả của KH và nhà cung ứng đầu vào.
1.2.2. Năng lực cạnh tranh và các chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh
tranh tổng thể của doanh nghiệpcung cấp dịch vụ Internet băng
thông rộng
1.2.2.1. Khái niệm về năng lực cạnh tranh
Có rất nhiều quan niệm khác nhau về năng lực cạnh tranhcủa
DN, bởi vậy cho đến nay vẫn chưa có sự nhất trí cao về khái niệm,
cách đo lường, phân tích năng lực cạnh tranh của DN. Xuất phát từ
một sốyêu cầu, có thể khái niệm “Năng lực cạnh tranh của DNlà khả
năng duy trì và nâng cao lợi thế cạnh tranh trong việc tiêu thụ sản
phẩm/dịch vụ, mở rộng mạng lưới tiêu thụ, thu hút và sử dụng có hiệu
quả các yếu tố sản xuất nhằm chiếm lĩnh thị phần lớn, đạt lợi ích kinh
tế cao và bền vững”. Như vậy, năng lực cạnh tranh không phải là chỉ
tiêu đơn nhất mà mang tính tổng hợp, bao gồm nhiều yếu tốcấu thành
và có thể xác định được cho từng DN.
1.2.2.2. Các yếu tố cấu th ành năng lực cạnh tranh của doanh nghi ệp
Trên cơ sở quan niệm năng lực cạnh tranh của DN như ở trên, để
chiếm lĩnhthị phần, tăng lợi ích và phát triển bền vững, năng lực cạnh
tranh của một DNcó thể được xác định trên 6 yếu tố cấu thành:năng
lực sản xuất, nguồn nhân lực, năng lực tài chính, năng lực marketing,
năng lực nghiên cứu phát triển (R&D), năng lực quản trị chiến lược.
1.2.2.3. Các yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của
doanh nghiệp
Có 2 nhómyếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của
DNCCDV Internet băng thông rộng:Nhóm các yếu tố thuộc về môi
trường kinh tế vĩ mô: các yếu tố về kinh tế, yếutố môi trường chính trị
-pháp lý, xu hướng phát triển trên thế giới ảnh hưởng đến dịch vụ
Internet, môi trường văn hóa xã hội.Nhóm các yếu tố thuộc môi
trường kinh doanh kinh tế vi mô:đối thủ cạnh tranh hiện tại, đối thủ
cạnh tranh tiềm ẩn, KH, các dịch vụ thay thế, nhà cung ứng.
4
1.2.2.4. Các chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh tổng thể
Năng lực cạnh tranh của DNđược đánh giá một cách tổng thể
nhất thông qua các chỉ tiêu đánh giá định lượng như sản lượng, doanh
thu, thị phầnvà một số chỉ tiêu khác như chất lượng dịch vụ và sự đa
dạng của dịch vụ;khả năng đáp ứng yêu cầu của KH;thương hiệu, uy
tín của DNso với đối thủ cạnh tranh.
1.2.2.5. Yêu cầu tất yếu của việc nâng cao năng lực cạnh tranh
Nâng cao năng lực cạnh tranh là một thách thức rất lớn đối với
DN, là sự nỗ lực biến đổi về mọi mặt của DNtrong cảquá trình, là yêu
cầutất yếu đối với sự sống còn của mỗi DNhoạt động trong cơ chế thị
trường.
1.3. KINH NGHIỆM CUNG CẤP DỊCH VỤ INTERNET BĂNG THÔNG
RỘNG DỰA TRÊN CÔNG NGHỆ ADSL VÀ FTTx TẠI MỘT SỐ NƯỚC
TRÊN THẾ GIỚI
1.3.1. Kinh nghiệm cung cấp dịch vụ của một số nước trên thế giới
Dịch vụ Internet băng thông rộng trên thế giới đang trong giai
đoạn đầu của sự phát triển và ngày càng tăng trưởng mạnh mẽ. Đóng
góp vào sự phát triển của dịch vụ Internet băng thông rộng là sự tham
gia kinh doanh thành công của nhiều quốc gia trên thế giớinhư Hàn
Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc, Mỹ.
1.3.2. Bài học kinh nghiệm rút ra cho VNPT
Từ việc nghiên cứu kinh nghiệm cung cấp dịch vụ Internet băng
thông rộng của mộtsố quốc gia trên thế giới có thể rút ra bài học kinh
nghiệm cho VNPT trong kinh doanh dịch vụ này như: Phân tích chính
xác môi trường kinh doanh (nhu cầu KH, đối thủ cạnh tranh) để cung
cấp các gói dịch vụ phù hợp. Phát triển dịch vụ bằng việc ứng dụng
các công nghệ hiện đại. Hợptác với các đối tác như các hãng sản xuất
máy tính,các nhà cung cấp dịch vụ nội dung (CP)để đa dạng hóa loại
hình dịch vụ cung cấp. Đẩy mạnh công tác quảng bá thương hiệu DN,
thương hiệu dịch vụ; các hoạt động xúc tiến bán hàng;hoạt động
R&D. Có sự hỗ trợ của Chính phủ trong việc phổ cập kiến thức
Internet cho tất cả các đối tượng KH.
5
CHƯƠNG II:
PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH
TRONG KINH DOANH DỊCH VỤ INTERNET
BĂNG THÔNG RỘNG CỦA VNPT
2.1. PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ CHỦ YẾU ẢNH HƯỞNG ĐẾN NĂNG
LỰC CẠNH TRANH TRONG KINH DOANH DỊCH VỤ INTERNET
BĂNG THÔNG RỘNG CỦA VNPT HIỆN NAY
2.1.1. Môi trường vĩ mô
2.1.1.1. Yếu tố kinh tế
Năm 2008 và 6 tháng đầu năm 2009, tình hình kinh tế thế giới và
Việt Nam có nhiều khó khăn và diễn biến phức tạp. Nhờ các chính
sách của Nhà nước mà đến nay, nền kinh tế - xã hội nước ta đang từng
bước vượt qua khó khăn. Số thuê bao, s ố người sử dụngdịch vụ
Internet băng rộng tiếp tục tănglên, song tốc độ tăng trưởng chậm lại
so với những năm trước do các DNvà các hộ gia đình thắt chặt chi
tiêu.
2.1.1.2. Yếu tố môi trường chính trị pháp lý
Nhằm quản lý DNCCDVInternet, thời gian qua Bộ TT&TT đã
ban hành một loạt hệ thống các văn bản pháp qui của Nhà nước liên
quan đến lĩnh vực Internetđảm bảo cạnh tranh lành mạnh. Tuy nhiên,
quá trình cải cách môi trường pháp lý của Việt nam vẫn chưa hoàn
thiện, gây khó khăn cho DNtrong quá trình triển khai thực hiện.
2.1.1.3. Xu hướng phát triển công nghệ và dịch vụ Internet băng
thông rộng trên thế giới
Số lượng hộ gia đình s ử dụng băng thông rộng trên thế giới sẽ
tăng 15% trong năm nay và tỉ lệ tăng trưởng sẽ duy trì ở mức 2 con số
trong 2 năm tới. Các nhà cung cấp dịch vụ sẽ cung cấp thêm nhiều
dịch vụ nội dung cho KH, từng bước chuyển đổi sang mạng thông tin
có hiệu quả theo hướng hội tụ Truyền hình –Internet - điện thoại di
động.
2.1.1.4. Môi trường văn hóa xã hội
Trình độ dân trí nước ta ngày càng được nâng cao, chính vì vậy
việc sử dụng Internet băng thông rộng đang dần trở nên phổ biến trong
xã hội. Dân số đông hứa hẹn đây sẽ còn nhiều đối tượng KH tiềm năng
của dịch vụ. Nhưng để đẩy mạnh phát triển dịch vụ, đòi hỏi phải có sự
hỗtrợ của Chính phủ trong việc phổ cập Internet, kiến thức về máy
tính cho người dân.
6
2.1.2. Môi trường cạnh tranh ngành
2.1.2.1. Các đối thủ hiện đang cạnh tranh với VNPT trong cung cấp
dịch vụ Internet băng thông rộng
Thị trường dịch vụ Internet băng thông rộng tại Việt Nam hiện
có rất nhiều DNtham gia cung cấp, nhưng mức độ cạnh tranh gay gắt
và thị phần chiếm lĩnh gần như hoàn toàn thuộc về 03 DNlà VNPT,
Viettel và FPT.