Luận Văn Tốt Nghiệp - Báo cáo Chuyên đề Thực tập

Download luận văn tốt nghiệp, tiểu luận, báo cáo thực tập kế toán,kiểm toán..
 
Trang ChínhTrang Chính  Liên hệLiên hệ  Latest imagesLatest images  Tìm kiếmTìm kiếm  Đăng kýĐăng ký  Đăng Nhập  
Liên hệ luận văn
..::Liên hệ email::..
luanvan84@gmail.com
_______
Hỗ trợ YM:liên hệ
chat với tôi
Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 
Rechercher Advanced Search
Latest topics
Đăng Nhập
Tên truy cập:
Mật khẩu:
Đăng nhập tự động mỗi khi truy cập: 
:: Quên mật khẩu
Keywords
hoàn tien phát CHÍNH nghiệp thanh hàng doanh thực kinh công TÍCH phần trong kiểm măng dựng ĐÁNH luong thiết xuất Đông toán TNHH trình TÌNH

Share
 

 Phân tích tình hình cho vay hộ nghèo của ngân hàng chính sách xã hội tỉnh Bến Tre

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Tác giảThông điệp
LuanVan
Admin
Admin


Tổng số bài gửi : 801
Join date : 06/01/2012
Đến từ : Việt Nam

Phân tích tình hình cho vay hộ nghèo của ngân hàng chính sách xã hội tỉnh Bến Tre Empty
Bài gửiTiêu đề: Phân tích tình hình cho vay hộ nghèo của ngân hàng chính sách xã hội tỉnh Bến Tre   Phân tích tình hình cho vay hộ nghèo của ngân hàng chính sách xã hội tỉnh Bến Tre Icon_minitime22/11/2012, 9:03 pm

Luận văn tốt nghiệp đề tài : Phân tích tình hình cho vay hộ nghèo của ngân hàng chính sách xã hội tỉnh Bến Tre, PGD huyện Thạnh Phú

MS BE00792
Số trang: 71
Định dạng Word | Font Times new roman
Trích nội dung:
CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU


ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

Trong nền kinh tế mở cửa hội nhập như hiện nay, nhiều thành phần kinh tế không ngừng phát triển, mở rộng quy mô hoạt động. Trước thực trạng chung đó hệ thống ngân hàng ngày càng phong phú và không ngừng lớn mạnh. Trong đó không chỉ có các ngân hàng thương mại đổi mới, mở rộng địa bàn, nâng cao chất lượng hoạt động mà ngân hàng chính sách xã hội (NHCSXH) cũng nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng của mình, giúp hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác tiếp cận với nguồn vốn ngân hàng một cách dễ dàng và thuận tiện hơn.
Được hình thành và ra đời từ ngân hàng phục vụ người nghèo, NHCSXH từng bước khẳng định mình trong thời kỳ đổi mới, thực hiện tốt chính sách tín dụng của Nhà nước đối với các đối tượng chính sách, góp phần tích cực vào sự phát triển kinh tế nông nghiệp và nông thôn, vào chiến lược XĐGN của Đảng và Chính phủ, đồng thời tách bạch chức năng tín dụng chính sách ra khỏi tín dụng thương mại.
Để góp phần thực hiện chương trình mục tiêu xoá hộ đói, giảm hộ nghèo thì NHCSXH huyện Thạnh Phú đã tận dụng những thuận lợi hiện có đồng thời cố gắng khắc phục khó khăn để mở rộng hoạt động cho vay của mình khắp 18 xã trong huyện. Nhờ vậy mà trong thời gian qua ngân hàng đã khẳng định được vai trò của mình đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác, lòng tin của nhân dân đối với ngân hàng ngày càng nâng cao. Nguồn vốn cho vay đến với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác ngày càng tăng, giúp cho họ có cơ hội thuận lợi tự vươn lên cải thiện đời sống của mình. Trong hoạt động cho vay của mình thì ngân hàng không chỉ cho vay đối tượng là hộ nghèo mà còn cho vay theo chương trình như: cho vay giải quyết việc làm (GQVL), cho vay chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường (NS & VSMT), cho vay chương trình học sinh sinh viên (HSSV), cho vay hộ sản xuất kinh doanh vùng khó khăn (SXKDVKK). Cho vay theo chương trình thì đối tượng không chỉ là hộ nghèo mà tất cả những đối tượng nằm trong chương trình cho vay thì sẽ được vay vốn.


Tuy nhiên, mục tiêu hoạt động của ngân hàng là XĐGN nên đối tượng chủ yếu của ngân hàng là hộ nghèo. Doanh số cho vay hộ nghèo vẫn chiếm tỷ trọng đáng kể trong doanh số cho vay của ngân hàng. Vì vậy hoạt động và hiệu quả cho vay hộ nghèo là vấn đề cần quan tâm khi muốn tìm hiểu về hoạt động của NHCSXH. Đó chính là cơ sở để đề tài “Phân tích tình hình cho vay hộ nghèo của NHCSXH tỉnh Bến Tre, phòng giao dịch (PGD) huyện Thạnh Phú” được chọn làm luận văn tốt nghiệp. Nhằm mục đích nắm bắt được tình hình cho vay hộ nghèo tại NHCSXH huyện Thạnh Phú, từ đó rút ra một số hạn chế mà ngân hàng đang gặp phải để đề ra giải pháp giúp cho hoạt động cho vay hộ nghèo của ngân hàng ngày càng hiệu quả hơn.
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

Mục tiêu chung

Mục tiêu tổng quát của đề tài là phân tích tình hình cho vay hộ nghèo và đánh giá kết quả cho vay của ngân hàng qua 3 năm. Từ đó rút ra tồn tại, nguyên nhân của thời gian đã qua cũng như giải pháp cho thời gian sắp tới.
Mục tiêu cụ thể

Để làm rõ mục tiêu tổng quát trên thì đề tài này bao gồm các mục tiêu cụ thể sau:
- Giới thiệu quá trình hình thành và phát triển NHCSXH huyện Thạnh


Phú.




- Phân tích tình hình nguồn vốn và việc sử dụng vốn của ngân hàng.

- Phân tích tình hình cho vay hộ nghèo tại ngân hàng qua 3 năm

- Đề ra giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay hộ nghèo của ngân


hàng.

PHẠM VI NGHIÊN CỨU

Do giới hạn về thời gian thực tập và nghiên cứu đề tài nên số liệu chỉ lấy trong 3 năm (2005 – 2007). Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu chủ yếu tình hình nguồn vốn và việc sử dụng vốn, tình hình cho vay hộ nghèo của ngân hàng chính sách xã hội huyện Thạnh Phú, cho nên tình hình cụ thể của toàn hệ thống NHCSXH và một số lĩnh vực khác sẽ không được thể hiện rõ.


LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI :

Để chuẩn bị cho việc thực hiện đề tài này, em đã có tham khảo qua một số tài liệu nghiên cứu, phân tích về hoạt động tín dụng trong ngân hàng. Sau đây là một số đề tài mà em có điều kiện tham khảo:
+ Đề tài “Phân tích hoạt động tín dụng tại NHPTN ĐBSCL - Cần Thơ” của Nguyễn Thị Út, khoá 29. Giáo viên hướng dẫn: ThS. Nguyễn Thanh Nguyệt. Đề tài gồm 6 chương.
➢ Chương 1: Giới thiệu.
➢ Chương 2: Trình bày cơ sở lý luận chung, các chỉ tiêu và phương pháp
đánh giá hoạt động tín dụng được sử dụng trong đề tài.
➢ Chương 3: Giới thiệu khái quát về ngân hàng phát triển nhà Đồng bằng sông Cửu Long, chi nhánh thành phố Cần Thơ và tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng qua 3 năm.
➢ Chương 4: Phân tích hoạt động tín dụng của ngân hàng phát triển nhà
Đồng bằng sông Cửu long, chi nhánh thành phố Cần Thơ từ năm 2004 – 2006.
➢ Chương 5: Những biện pháp cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng của ngân hàng trong thời gian tới.
➢ Chương 6: Kết luận và kiến nghị.
Đề tài phân tích tình hình thu nhập, chi phí, lợi nhuận của Ngân hàng qua 3 năm từ năm 2004- 2006 nêu lên nguyên nhân và đưa ra giải pháp hạn chế chi phí và nâng cao lợi nhuận trong những năm tới. Phân tích tình hình huy động vốn, sử dụng vốn, hoạt động tín dụng thông qua các số liệu về doanh số cho vay, doanh số thu nợ, nợ quá hạn, dư nợ theo thành phần kinh tế, theo ngành kinh tế. Dùng các chỉ tiêu tài chính để đánh giá hiệu quả tín dụng, rủi ro tín dụng, khả năng thu hồi nợ của ngân hàng qua 3 năm. Từ đó, đưa ra giải pháp nâng cao công tác huy động vốn, cho vay, thu hồi nợ, hạn chế rủi ro trong tín dụng.
+ Đề tài “Phân tích kết quả hoạt động tín dụng của ngân hàng Phát triển nhà Đồng bằng sông Cửu Long chi nhánh Sóc Trăng” của Ngô Ngọc Thể, khoá 29. Giáo viên hướng dẫn: ThS. Nguyễn Văn Ngân. Đề tài gồm 6 chương.


➢ Chương 1: Giới thiệu.
➢ Chương 2: Trình bày phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu, các chỉ tiêu và phương pháp đánh giá hoạt động tín dụng được sử dụng trong đề

tài.
➢ Chương 3: Phân tích thực trạng, hiệu quả của ngân hàng phát triển nhà
Đồng bằng sông Cửu Long chi nhánh Sóc Trăng.
➢ Chương 4: Phân tích hiệu quả hoạt động tín dụng của ngân hàng phát triển nhà Đồng bằng sông Cửu Long chi nhánh Sóc Trăng qua 3 năm từ năm

2004 – 2006.
➢ Chương 5: Một số giải pháp cho ngân hàng trong thời gian tới.
➢ Chương 6: Kết luận và kiến nghị.
Đề tài phân tích tình hình thu nhập, chi phí, lợi nhuận của Ngân hàng qua 3 năm từ năm 2004- 2006 nêu lên nguyên nhân và đưa ra giải pháp hạn chế chi phí và nâng cao lợi nhuận trong những năm tới. Phân tích tình hình huy động vốn, sử dụng vốn, hoạt động tín dụng thông qua các số liệu về doanh số cho vay, doanh số thu nợ, dư nợ, nợ quá hạn theo thời hạn, theo đối tượng, theo thành phần kinh tế. Dùng các chỉ tiêu tài chính để đánh giá hiệu quả tín dụng, rủi ro tín dụng, khả năng thu hồi nợ của ngân hàng qua 3 năm. Từ đó, đưa ra giải pháp nâng cao công tác huy động vốn, cho vay, thu hồi nợ, hạn chế rủi ro trong tín dụng.
Ngoài ra đề tài này còn sử dụng một số báo cáo của NHCSXH huyện Thạnh Phú để làm cơ sở phân tích tình hình hoạt động của ngân hàng.
+ Các báo cáo về kết quả hoạt động của ngân hàng. Các báo cáo này thể hiện tình hình tài chính của ngân hàng trong 3 năm (2005 – 2007).
+ Các báo cáo về tình hình cho vay của ngân hàng. Các báo cáo này thể hiện tình hình hoạt động tín dụng của ngân hàng trong 3 năm (2005 – 2007).


CHƯƠNG 2

PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU



PHƯƠNG PHÁP LUẬN

Khái niệm và tiêu chuẩn xác định hộ nghèo

Khái niệm hộ nghèo.

Hộ gia đình nghèo là hộ gia đình có thu nhập bình quân đầu người theo tiêu chí quy định được Chính phủ công bố từng thời kỳ.
Tiêu chuẩn xác định hộ nghèo.

Tiêu chuẩn nghèo được Chính phủ công bố căn cứ vào quy mô tốc độ tăng trưởng kinh tế, nguồn lực tài chính từng giai đoạn và mức sống thực tế của người dân ở từng giai đoạn, từng vùng. Chuẩn nghèo đói được đưa ra nhằm lập danh sách hộ nghèo từ cấp thôn, xã và danh sách xã nghèo từ cấp huyện trở lên để hưởng sự trợ giúp của Chính phủ từ chương trình mục tiêu quốc gia XĐGN và các chính sách hỗ trợ khác.
Chuẩn nghèo cho giai đoạn 2001 - 2005 theo Quyết định số 143/2001/ QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 27 tháng 9 năm 2001
- Những hộ gia đình có thu nhập bình quân đầu người ở khu vực nông thôn miền núi và hải đảo từ 80.000 đồng/người/tháng (960.000 đồng/người/năm) trở xuống là hộ nghèo.
- Ở khu vực nông thôn đồng bằng những hộ gia đình có thu nhập bình quân đầu người từ 100.000 đồng/người/tháng (1.200.000 đồng/người/năm) trở xuống là hộ nghèo.
- Ở khu vực thành thị những hộ có thu nhập bình quân đầu người từ

150.000 đồng/người/tháng (1.800.000 đồng/người/năm) trở xuống là hộ nghèo.

Chuẩn nghèo cho giai đoạn 2006 - 2010 theo Quyết định số 170/2005/QĐ-TTg ban hành ngày 08/7/2005 về việc ban hành chuẩn nghèo áp dụng cho giai đoạn 2006 - 2010, Thủ tướng Chính phủ quyết định:
- Khu vực nông thôn: những hộ có mức thu nhập bình quân từ 200.000

đồng/người/tháng (2.400.000 đồng/người/năm) trở xuống là hộ nghèo.


- Khu vực thành thị: từ 260.000 đồng/người/tháng (dưới 3.120.000

đồng/người/năm) trở xuống là hộ nghèo.

Tín dụng hộ nghèo.

Khái niệm tín dụng hộ nghèo.

Nghị định số 78/2002/NĐ_CP của Thủ tướng Chính phủ ký ngày 04/10/2002 “Tín dụng đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác là việc sử dụng các nguồn lực tài chính do Nhà nước huy động để cho người nghèo và các đối tượng chính sách khác vay ưu đãi phục vụ sản xuất kinh doanh tạo việc làm cải thiện đời sống, góp phần thực hiện chương trình mục tiêu XĐGN, ổn định xã hội”.
Mục đích cho vay , nguyên tắc vay vốn và điều kiện vay vốn

a) Mục đích cho vay.

Ngân hàng chính sách xã hội cho vay ưu đãi đối với hộ nghèo nhằm phục vụ sản xuất, kinh doanh, cải thiện đời sống, góp phần thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia XĐGN và tạo việc làm, ổn định xã hội.
b) Nguyên tắc vay vốn.

Hộ nghèo vay vốn phải đảm bảo các nguyên tắc sau :

- Sử dụng vốn vay đúng mục đích xin vay.

- Hoàn trả nợ gốc và lãi vốn vay đúng thời hạn đã thoả thuận.

c) Điều kiện vay vốn

Bên cho vay xem xét và quyết định cho vay khi hộ nghèo có đủ các

điều kiện sau:

- Có hộ khẩu thường trú hoặc có đăng ký tạm trú dài hạn tại địa phương nơi cho vay.
- Có tên trong danh sách hộ nghèo ở xã (phường, thi trấn) sở tại theo chuẩn hộ nghèo do Bộ lao động thương binh xã hội công bố từng thời kỳ.
- Hộ vay không vay thế chấp tài sản và được miễn lệ phí làm thủ tục vay vốn nhưng phải là thành viên tổ tiết kiệm và vay vốn (TT & VV), được tổ bình xét, lập thành danh sách đề nghị vay vốn có xác nhận của Uỷ ban nhân dân cấp xã.


- Chủ hộ hoặc người thừa kế được uỷ quyền giao dịch là người đại diện hộ gia đình chụi trách nhiệm trong mọi quan hệ với bên cho vay, là người trực tiếp ký nhận nợ và chụi trách nhiệm trả nợ ngân hàng.
Loại cho vay và thời hạn cho vay.

Cho vay ngắn hạn: Cho vay đến 12 tháng (1 năm).

Cho vay trung hạn: Cho vay từ trên 12 tháng đến 60 tháng (5 năm). Cho vay dài hạn: Cho vay trên 60 tháng.
Bên cho vay và hộ vay thoả thuận về thời hạn cho vay căn cứ vào:

- Mục đích sử dụng vốn vay.

- Chu kỳ sản xuất, kinh doanh.

- Khả năng trả nợ của hộ vay.

- Nguồn vốn cho vay của NHCSXH .

Lãi suất cho vay và phương thức cho vay.

a) Lãi suất cho vay.

Lãi suất cho vay ưu đãi đối với hộ nghèo do Thủ tướng Chính phủ quyết định cho từng thời kỳ, thống nhất một mức trong phạm vi cả nước. Hiện nay, lãi suất cho vay áp dụng đối với hộ nghèo ở các xã thuộc khu vực III, xã đặc biệt khó khăn thuộc chương trình 135 là 0,6% tháng; các khu vực khác là 0,65% tháng.
Ngoài lãi suất cho vay, hộ nghèo vay vốn không phải trả thêm bất kỳ một khoản phí nào khác.
Lãi suất cho vay từ nguồn vốn do chi nhánh NHCSXH nhận uỷ thác của chính quyền địa phương, của các tổ chức cá nhân trong, ngoài nước thực hiện theo hợp đồng uỷ thác.
Lãi suất nợ quá hạn được tính bằng 130% lãi suất khi cho vay.

b) Phương thức cho vay

Bên cho vay áp dụng phương thức cho vay từng lần. Mỗi lần vay vốn, hộ nghèo và bên cho vay thực hiện đầy đủ các thủ tục cần thiết theo quy định tại văn bản này.


Mức cho vay

Đối với từng hộ nghèo xác định căn cứ vào nhu cầu vay vốn, vốn tự có và khả năng hoàn trả nợ của hộ vay. Mỗi hộ có thể vay vốn một hay nhiều lần nhưng tổng dư nợ không vượt quá mức dư nợ tối đa đối với một hộ nghèo do Hội đồng quản trị (HĐQT) NHCSXH quyết định và công bố từng thời kỳ.
Hiện nay, mức cho vay tối đa đối với một hộ nghèo cho từng loại đối tượng đầu tư như sau:
- Đầu tư cho sản xuất, kinh doanh: Mức cho vay tối đa là 15 triệu đồng/


hộ.




- Đầu tư cho sửa nhà ở: Mức cho vay tối đa là 3 triệu đồng/ hộ.

- Đầu tư cho nhu cầu điện thấp sáng: Mức cho vay tối đa là 1,5 triệu


đồng/ hộ.

- Đầu tư cho xây dựng chương trình nước sạch: Mức cho vay tối đa là 4 triệu đồng/ hộ.
- Đầu tư cho chi phí học tập cho con em theo học ở cấp học phổ thông: Mức cho vay tối đa không vượt quá 4 khoản chi phí học tập gồm: tiền học phí phải nộp theo quy định của Bộ giáo dục và đào tạo, kinh phí xây dựng trường, tiền mua dụng cụ học tập và sách giáo khoa, tiền mua trang phục học đường.
Quy trình, thủ tục cho vay

Đối với hộ nghèo

- Tự nguyện gia nhập tổ tiết kiệm và vay vốn.

- Hộ nghèo viết giấy đề nghị thanh toán (theo mẫu in sẵn do NHCSXH cấp) gửi tổ trưởng tổ TK & VV.
- Khi giao dịch với ngân hàng, chủ hộ hoặc người thừa kế hợp pháp được ủy quyền phải có chứng minh nhân dân, nếu không có chứng minh nhân dân thì phải có ảnh dán trên sổ tiết kiệm và vay vốn để nhận tiền vay.
Đối với tổ tiết kiệm và vay vốn

- Nhận giấy đề nghị vay vốn của hộ nghèo.

- Tổ chức họp tổ để bình xét những hộ nghèo có đủ điều kiện để được vay vốn, lập thành danh sách hộ nghèo đề nghị vay vốn kèm giấy đề nghị vay vốn

GVHD: ThS. Huỳnh Việt Khải 8

SVTH: Trần Thị Thuỳ Trang


của hộ nghèo trình Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn; được Ban xóa đói giảm nghèo xác nhận thuộc diện nghèo; cư trú hợp pháp tại địa phương và được Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn phê duyệt danh sách hộ nghèo để gửi ngân hàng.
- Thông báo kết quả phê duyệt danh sách cho các hộ được vay, lịch giải ngân và địa điểm giải ngân tới từng hộ nghèo.
- Cùng ngân hàng giải ngân trực tiếp tới từng hộ vay vốn.

Đối với ngân hàng:

- Cán bộ tín dụng tập hợp giấy đề nghị vay vốn và danh sách theo mẫu số 03/CVHN từ tổ TK&VV; khi nhận phải kiểm tra tính pháp lý, hợp lệ của hồ sơ; trường hợp hồ sơ, thủ tục chưa đầy đủ thì trả lại hồ sơ và hướng dẫn người vay làm lại hồ sơ theo quy định.
- Trường hợp hồ sơ vay vốn đầy đủ, hợp lệ thì cán bộ tín dụng nhận hồ sơ và ghi phiếu biên nhận hồ sơ (có đủ nội dung chi tiết hồ sơ, ngày nhận, ngày trả kết quả). Cán bộ tín dụng tập hợp hồ sơ vay vốn, thẩm định hồ sơ và trình thủ trưởng xem xét, phê duyệt cho vay.
- Sau khi danh sách hộ nghèo đề nghị vay vốn được phê duyệt, ngân hàng gửi thông báo kết quả phê duyệt đến Uỷ ban nhân dân cấp xã, phường.
- Ngân hàng cùng với hộ vay vốn lập sổ tiết kiệm và vay vốn, lập hợp đồng uỷ nhiệm thu nợ, thu lãi, thu tiết kiệm giữa ngân hàng với tổ TK &VV (nếu có).
- Tổ chức giải ngân đến hộ nghèo theo quy định.










Chú thích:

Hình 1: Quy trình cho vay hộ nghèo.


1. Hộ nghèo viết giấy đề nghị vay vốn gửi tổ tiết kiệm và vay vốn.

2. Tổ vay vốn bình xét hộ nghèo được vay và gửi danh sách hộ nghèo đề

nghị vay vốn lên Ban xoá đói giảm nghèo và Uỷ ban nhân dân xã.

3. Ban xoá đói giảm nghèo xã, Uỷ ban nhân dân xã xác nhận và chuyển danh sách lên ngân hàng.
4. Ngân hàng xét duyệt và thông báo danh sách các hộ được vay, lịch giải ngân, địa điểm giải ngân cho Uỷ ban nhân dân xã.
5. Uỷ ban nhân dân xã thông báo kết quả phê duyệt của ngân hàng đến tổ chức chính trị - xã hội.
6. Tổ chức chính trị - xã hội thông báo kết quả phê duyệt đến tổ TK & VV.

7. Tổ tiết kiệm và vay vốn thông báo cho hộ vay biết kết quả phê duyệt của ngân hàng, thông báo thời gian và địa điểm giải ngân đến các hộ vay vốn.




vốn.

8. Ngân hàng cùng tổ TK & VV giải ngân đến từng hộ gia đình được vay



Rủi ro tín dụng và xử lý rủi ro tín dụng

a) Rủi ro tín dụng

Rủi ro tín dụng là khả năng xảy ra những tổn thất mà ngân hàng phải


chịu do khách hàng vay không trả đúng hạn, không trả, hoặc không trả đầy đủ

vốn và lãi.

GVHD: ThS. Huỳnh Việt Khải 10

SVTH: Trần Thị Thuỳ Trang


Đối tượng thụ hưởng nguồn vốn tín dụng ở đây là hộ nghèo. Do đó, rủi ro trong công tác cho vay hộ nghèo dễ xảy ra và ở mức độ lớn nhất trong các hoạt động tín dụng ngân hàng. Các nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng trong cho vay hộ nghèo:
- Rủi ro do nguyên nhân khách quan:

Những nguyên nhân tác động tới người vay, làm họ mất khả năng thanh toán cho ngân hàng như thiên tai, dịch bệnh, hoặc những thay đổi vượt quá tầm kiểm soát của người vay lẫn người cho vay. Những thay đổi này thường xuyên xảy ra, tác động liên tục tới người vay, tạo thuận lợi hoặc khó khăn cho người vay. Giá cả các mặt hàng luôn biến động, thị trường tiêu thụ thiếu tính chủ động, mối quan hệ giữa người nghèo vay vốn để sản xuất và môi trường tiêu thụ sản phẩm không ổn định, thiếu các trung tâm giao dịch mua bán, trợ giúp người nghèo. Thông tin về thị trường tiêu thụ sản phẩm, công tác khuyến nông, khuyến ngư chưa sâu rộng ở nông thôn. Do vậy, thông thường người nghèo vay vốn chỉ sản xuất sản phẩm mà họ có lợi thế về điều kiện tự nhiên, họ chưa đủ các điều kiện để đặt ra vấn đề sản xuất những sản phẩm nào mà thị trường cần. Đây là những nguyên nhân mà cả ngân hàng và người vay vốn chưa thể tiên lượng được. Trong những trường hợp khác nhau, người vay có thể bị tổn thất, không có khả năng trả nợ, một số ít vẫn có khả năng trả nợ cho ngân hàng. Tuy nhiên, tác động của những nguyên nhân bất khả kháng đối với người vay là nặng nề, khả năng trả nợ của họ bị suy giảm và rất kém.
- Nguyên nhân chủ quan

Trình độ dân trí còn ở mức thấp, yếu kém trong dự đoán các vấn đề đầu tư vốn cho sản xuất, kinh doanh, sức khỏe yếu, yếu kém trong quản lý và chi tiêu trong gia đình. Tập quán sinh hoạt còn mang tính tự cung tự cấp, cuộc sống không ổn định, phần lớn là thiếu kiến thức, chưa biết tính toán trong sản xuất, kinh doanh và chưa quen với quan hệ tín dụng. Cá biệt có một bộ phận nhỏ không chịu chăm lo lao động, có chủ định chây ỳ với hy vọng có thể quỵt nợ, hoặc sử dụng vốn vay càng lâu càng tốt.
Chất lượng hoạt động của tổ TK & VV không tốt, tổ hoạt động kém; không sinh hoạt tổ theo định kỳ, bình xét cho vay không công khai, dân chủ,


thành viên trong tổ không có tinh thần tương trợ, không giúp đỡ nhau trong việc dự kiến đầu tư vào lĩnh vực sản xuất, trồng cây gì, nuôi con gì có hiệu quả hơn. Các thành viên trong tổ TK & VV chưa kiên quyết trong bình xét cho vay tại tổ, chưa giám sát việc sử dụng vốn vay, chưa tao ra sức ép của tổ đối với cá biệt hộ vay vốn có dư nợ quá hạn, nợ chây ỳ.
Chất lượng cán bộ làm công tác tín dụng kém, không đủ trình độ để đánh giá khách hàng, đánh giá không đúng thực lực và khả năng của khách hàng trong lĩnh vực mà họ sản xuất, kinh doanh, không am hiểu khách hàng, không có khả năng dự báo các vấn đề liên quan đến người vay hoặc cố tình làm sai.
b) Xử lý rủi ro tín dụng

Hộ vay không trả được nợ do nguyên nhân khách quan gây ra được giải quyết như sau:
- Trường hợp xảy ra trên diện rộng việc xử lý rủi ro thực hiện theo quyết

định của Thủ tướng Chính phủ

+ Rủi ro xảy ra trên diện rộng là rủi ro do các nguyên nhân khách quan xảy ra đối với đa số người vay từ 5 xã, phường trở lên thì được coi là rủi ro xảy ra trên diện rộng (không phân biệt theo địa bàn hành chính huyện tỉnh)
- Trường hợp xảy ra ở diện đơn lẻ, cục bộ được cho hạn nợ, giản nợ hoặc xử lý từ quỹ dự phòng rủi ro của NHCSXH căn cứ vào mức độ thiệt hại cụ thể.
+ Rủi ro xảy ra trên diện đơn lẻ, cục bộ là rủi ro do các nguyên nhân khách quan xảy ra đối với người vay không thuộc diện rộng thì được coi là rủi ro xảy ra thuộc diện đơn lẻ, cục bộ.
+ Quỹ dự phòng rủi ro

• NHCSXH được thành lập quỹ dự phòng rủi ro tín dụng vào chi phí để bù đắp những tổn thất, thiệt hại do nguyên nhân khách quan thuộc diện đơn lẻ, cục bộ. Mức trích được tính bằng 0,02% trên số dư nợ bình quân năm. Trường hợp quỹ dự phòng rủi ro tín dụng không sử dụng hết trong năm thì được chuyển sang năm sau. Trường hợp quỹ dự phòng rủi ro không đủ bù đắp số rủi ro trong năm Chủ tịch HĐQT trình Bộ trưởng bộ tài chính xem xét, quyết định.


• Chủ tịch Hội đồng quản trị NHCSXH chụi trách nhiệm quy định và thực hiện việc sử dụng quỹ dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của ngân hàng.
Những tổn thất thiệt hại do nguyên nhân chủ quan của hộ vay, của tổ chức nhận uỷ thác hoặc của cán bộ, viên chức NHCSXH gây ra thì các đối tượng này phải bồi hoàn và bị xử lý kỷ luật tuỳ theo mức độ vi phạm.
Trách nhiệm của hộ nghèo trong sử dụng vốn vay

- Sử dụng vốn vay đúng mục đích xin vay, trả nợ gốc và lãi đúng thời hạn

đã thoả thuận.

- Chấp hành và thực hiện nghiêm chỉnh quy ước hoạt động của tổ tiết kiệm và vay vốn.
- Chụi sự kiểm tra, giám sát của tổ TT & VV, tổ chức chính trị - xã hội nhận uỷ thác, chính quyền địa phương và NHCSXH.
Những hộ nghèo không được vay vốn

- Những hộ không còn sức lao động, những hộ độc thân đang trong thời gian thi hành án hoặc những hộ nghèo được chính quyền địa phương xác nhận loại ra khỏi danh sách vay vốn vì mắc tệ nạn cờ bạc, nghiện hút, trộm cắp, lười biếng không chịu lao động.
- Những hộ nghèo thuộc diện chính sách xã hội như: già cả neo đơn, tàn tật, thiếu ăn do Ngân sách Nhà nước trợ cấp.
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Phương pháp thu thập số liệu

Số liệu được thu thập từ mạng Internet.

Thu thập số liệu thứ cấp từ tổ tín dụng, tổ kế toán của NHCSXH huyện Thạnh Phú.
Thông tin từ tạp chí NHCSXH Việt Nam

Phương pháp phân tích số liệu

Phương pháp so sánh qua các năm.

Phương pháp so sánh là phương pháp đo lường, mô tả và trình bày số liệu được ứng dụng vào lĩnh vực kinh tế và kinh doanh bằng cách rút ra so sánh và rút ra những kết luận dựa trên số liệu và thông tin thu thập được.


Phương pháp so sánh được sử dụng trong nghiên cứu này nhằm mô tả kết quả hoạt động, tình hình nguồn vốn, tình hình cho vay, doanh số thu nợ, dư nợ, nợ quá hạn, số hộ nghèo được vay vốn, số hộ nghèo được vay vốn và thoát nghèo tại ngân hàng qua 3 năm 2005, 2006, 2007 gồm các công cụ như sau:
- Bảng thống kê: là hình thức trình bày số liệu thống kê và thông tin đã thu thập làm cơ sở để phân tích và kết luận, cũng là bảng trình bày kết quả đã nghiên cứu.
- So sánh số tuyệt đối: Số tuyệt đối là biểu hiện quy mô, khối lượng, giá trị của một chỉ tiêu kinh tế nào đó trong thời gian, địa điểm cụ thể.
- So sánh số tương đối: Mục đích của phương pháp này là so sánh hai chỉ tiêu cùng loại hay khác nhau nhưng có liên hệ nhau để đánh giá sự tăng lên hay giảm xuống của một chỉ tiêu nào đó qua thời gian.
Phương pháp phân tích các chỉ tiêu kinh tế biến động.

- Hệ số thu nợ
Doanh số thu nợ
Hệ số thu nợ (%) = x 100% Doanh số cho vay


Chỉ số này phản ánh khả năng thu nợ hay thiện chí trả nợ của khách hàng, chỉ tiêu này cho biết số tiền mà ngân hàng thu được trong một kỳ nhất định trên một đồng doanh số cho vay, chỉ số này càng lớn thì thể hiện khả năng thu hồi nợ của ngân hàng tốt và ngược lại.



- Vòng quay vốn tín dụng

Vòng quay vốn tín dụng =


Doanh số thu nợ Dư nợ bình quân


Chỉ số này thể hiện khả năng sử dụng vốn của ngân hàng trong một kỳ nhất định, số vòng quay này càng lớn thì cho thấy khả năng thu hồi vốn của ngân hàng càng nhanh.


- Thời gian thu hồi nợ
...................................
Về Đầu Trang Go down
https://luanvan.forumvi.com
 

Phân tích tình hình cho vay hộ nghèo của ngân hàng chính sách xã hội tỉnh Bến Tre

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

 Similar topics

-
» Phân tích tình hình tài chính Chi nhánh Ngân hàng Công Thương Sóc Trăng
» đề tài: “Ảnh hưởng tín dụng ưu đãi tại Ngân hàng Chính sách xã hội đến giảm tỷ lệ nghèo tại huyện Vị Xuyên tỉnh Hà Giang
» PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐÔNG Á CHI NHÁNH AN GIANG
» PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG VÀ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN THƯƠNG TÍN- CHI NHÁNH AN GIANG
» PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY DỆT MAY 29-3

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Luận Văn Tốt Nghiệp - Báo cáo Chuyên đề Thực tập :: Luận Văn Kinh Tế :: Luận Văn Tài Chính - Ngân Hàng-
Luận Văn Kinh Tế