Luận Văn Tốt Nghiệp - Báo cáo Chuyên đề Thực tập

Download luận văn tốt nghiệp, tiểu luận, báo cáo thực tập kế toán,kiểm toán..
 
Trang ChínhTrang Chính  Liên hệLiên hệ  Latest imagesLatest images  Tìm kiếmTìm kiếm  Đăng kýĐăng ký  Đăng Nhập  
Liên hệ luận văn
..::Liên hệ email::..
luanvan84@gmail.com
_______
Hỗ trợ YM:liên hệ
chat với tôi
Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 
Rechercher Advanced Search
Latest topics
Đăng Nhập
Tên truy cập:
Mật khẩu:
Đăng nhập tự động mỗi khi truy cập: 
:: Quên mật khẩu
Keywords
trình kinh thực thiết công TÍCH TÌNH toán dựng phát CHÍNH hàng trong hoàn phần nghiệp luong ĐÁNH măng kiểm TNHH tien thanh Đông xuất doanh

Share
 

 Phân tích ngành hàng rau an toàn tại thành phố Cần Thơ

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Tác giảThông điệp
LuanVan
Admin
Admin


Tổng số bài gửi : 801
Join date : 06/01/2012
Đến từ : Việt Nam

Phân tích ngành hàng rau an toàn tại thành phố Cần Thơ Empty
Bài gửiTiêu đề: Phân tích ngành hàng rau an toàn tại thành phố Cần Thơ   Phân tích ngành hàng rau an toàn tại thành phố Cần Thơ Icon_minitime22/11/2012, 8:59 pm

Luận văn tốt nghiệp đề tài :Phân tích ngành hàng rau an toàn tại thành phố Cần Thơ

MS BE00791
Số trang: 84
Định dạng Word | Font Times new roman
Trích nội dung:


Chương 1 GIỚI THIỆU


Việc chuyển đổi từ kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang cơ chế thị trường đã góp phần thúc đẩy đại đa số nông dân sản xuất ra nhiều nông phẩm hàng hóa. Trong đó sản phẩm rau đậu, hoa màu của ngành trồng trọt trong những năm gần đây đã gia tăng đáng kể góp phần cung cấp lượng rau, củ, quả tươi cần thiết cho tiêu dùng trong nước. Việc phát triển sản xuất rau đậu ở hộ gia đình Cần Thơ là một trong những biệp pháp hữu hiệu để sử dụng hiệu quả nguồn lực sản xuất, góp phần nâng cao thu nhập cho hộ gia đình.
Chúng ta đã và đang có nhiều thuận lợi cơ bản để đẩy nhanh sản lượng rau xanh, mà đặc biệt là sản xuất rau an toàn để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng cho các hộ gia đình, nhà hàng, khách sạn, quán ăn ở các trung tâm thành phố lớn. Tuy nhiên nếu đánh giá tổng quan về thực trạng sản xuất và tiêu thụ hoa màu nói chung và rau sạch nói riêng ở Cần Thơ trong giai đoạn hiện nay thì còn khá nhiều vấn đề cần giải quyết.
Khó khăn, thách thức hàng đầu đặt ra đối với hoạt động sản xuất – tiêu thụ rau an toàn ở Cần Thơ hiện nay là:
- Hệ thống sản xuất rau an toàn chưa được tổ chức hoàn chỉnh, chất lượng, phẩm cấp rau chưa đạt chuẩn an toàn theo quy định.
- Mạng lưới marketing tiêu thụ sản phẩm còn nhiều bất cập, hệ thống kênh phân phối sản phẩm hình thành một cách tự phát, không được tổ chức điều hành chặt chẽ.
- Thiếu sự liên kết hỗ trợ, phối hợp giữa các tổ chức, thành viên trung gian tham gia phân phối trong kênh marketing.
- Chính sách tài chính tín dụng, đầu tư hỗ trợ cho hoạt động sản xuất cũng còn nhiều vấn đề chưa hợp lý cần tìm xem đầu tư vào khâu nào, giải pháp hiệu quả hơn.
- Vấn đề tổ chức thu mua, vận chuyển, sơ chế, phân loại sản phẩm chưa đồng bộ và khoa học, tạo ra nhiều kẻ hở điểm yếu cần khắc phục.
Trước những vấn đề bất cập nêu trên, việc đầu tư nghiên cứu một cách toàn diện hệ thống sản xuất rau sạch ở các hộ gia đình, HTX trồng rau, phân tích cấu trúc thị trường tiêu thụ, phân tích mối quan hệ tương tác giữa hệ thống sản xuất và tiêu thụ các loại rau ở Cần Thơ là vấn đề hết sức cần thiết. Kết quả nghiên cứu của đề tài nhằm đề xuất mô hình liên kết sản xuất – tiêu thụ rau an toàn , tìm ra giải pháp tối ưu cho đầu ra của


sản phẩm rau an toàn góp phần nâng cao thu nhập cho nông hộ, tăng hiệu quả kinh doanh của các thương nhân, các tổ chức hiệp hội, chợ đầu mối, và lợi ích cho người tiêu dùng. đó cũng chính là lý tôi chọn đề tài “Phân tích ngành hàng rau an toàn tại thành phố Cần Thơ” để làm đề tài nghiên cứu.
MỤC TIÊU

Mục tiêu chung

đánh giá thực trạng hệ thống sản xuất và tiêu thụ RAT ở Cần Thơ, qua đó đề xuất mô hình sản xuất và tiêu thụ theo hướng liên kết vùng và giải pháp nâng cao hiệu quả tiêu thụ, hình thành các tổ hợp tác, hiệp hội ngành hàng để tổ chức hoạt động chợ đầu mối tiêu thụ RAT một cách hiệu quả.
Các mục tiêu cụ thể

- Phân tích thực trạng hệ thống sản xuất rau an toàn ở thành phố Cần Thơ.

- Khảo sát hệ thống tiêu thụ các loại RAT trong vùng theo phương diện: cấu trúc kênh phân phối, sự phối hợp giữa các bộ phận cấu thành kênh phân phối, phân tích chuỗi giá trị và tính hiệu quả của hoạt động tiêu thụ. Qua đó đề xuất mô hình liên kết sản xuất – tiêu thụ RAT theo hướng phát triển toàn diện trên khả năng liên kết vùng và thế mạnh của các địa phương.
- đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất và tiêu thụ như: tổ chức sản xuất liên kết vùng, cải tiến mạng lưới kênh phân phối, các biện pháp xúc tiến bán hàng, hình thành các tổ chức hợp tác, hiệp hội ngành hàng để tổ chức hoạt động chợ đầu mối tiêu thụ RAT một cách hiệu quả..
GIỚI HẠN PHẠM VI NGHIÊN CỨU

Không gian

+ Các hợp tác xã và các hộ nông dân sản xuất rau an toàn ở Cần Thơ, Hậu Giang, Vĩnh Long, Sóc Trăng.
+ Các siêu thị và cửa hàng bán rau an toàn ở thành phố Cần Thơ

Thời gian

+ Luận văn được thực hiện trong thời gian từ ngày 11/02/2008 đến ngày 25/04/2008.
+ Những số liệu thứ cấp được sử dụng trong luận văn là số liệu từ năm 2005 –


2007.




+ Những số liệu sơ cấp được điều tra trực tiếp trong năm 2008.


1.3.3 đối tượng nghiên cứu

đối tượng nghiên cứu của đề tài là các địa bàn sản xuất và tiêu thụ rau an toàn ở thành phố Cần Thơ..
CÂU HỎI NGHIÊN CỨU

để giải quyết các mục tiêu nghiên cứu đã đề ra, chúng tôi sử dụng bộ câu hỏi như sau:
- Thực trạng mô hình sản xuất và tiêu thụ rau an toàn trên địa bàn Cần Thơ hiện nay như thế nào?
- Những nhân tố nào ảnh hưởng, quyết định đến hiệu quả sản xuất và tiêu thụ rau an toàn trên địa bàn Cần Thơ?
- Kênh tiêu thụ nào mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người nông dân và người tiêu dùng?
- Những giải pháp thiết thực nào để khắc phục những khó khăn trong sản xuất và tiêu thụ rau an toàn trên địa bàn nghiên cứu?
LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU CÓ LIÊN QUAN đẾN đỀ TÀI NGHIÊN CỨU:

Trong quá trình thực hiện lận văn, tôi đã tham khảo những tài liệu sau:

* đề tài tham khảo 1: “Phân tích ngành hàng rau an toàn tại thành phố Hà Nội”.

– Tác giả nghiên cứu: CN. Hồ Thanh Sơn, TS. đào Thế Anh

– Nội dung đề tài nghiên cứu: đề tài được hình thành trong giai đoạn ngành hàng rau an toàn tại Hà Nội đang phát triển với hai nội dung chính là:
+ Mô tả thực trạng và phân tích chuỗi giá trị ngành rau an toàn tại Hà Nội.

+ Xác định những khó khăn đối với từng tác nhân tham gia ngành hàng và đưa ra các kiến nghị đối với từng tác nhân đó.
– Phương pháp phân tích của đề tài nghiên cứu:

+ Phương pháp thu thập thông tin.

• Căn cứ vào kết quả điều tra tại các quầy hàng, cửu hàng rau an toàn và siêu thị để xác định nguồn cung ứng rau an toàn vào Hà Nội, xác định một số kênh chính cung ứng sản phẩm.
• điều tra nhanh một số tác nhân trung gian trong các kênh cung ứng đã xác định được ở trên để hiểu được cách tổ chức, hoạt động và tính quyết định của các tác nhân trong quá trình giao dịch sản phẩm.


• điều tra theo hoạt động của các tác nhân trong cùng một mạng để hiểu được vai trò của từng tác nhân, chiến lược và mối quan hệ của họ trong kênh sản phẩm.
– đánh giá điểm mạnh của đề tài nghiên cứu:

+ đề tài phân tích khá sâu sắc hoạt động của các tác nhân trong kênh phân phối rau an toàn tại Hà Nội.
+ Nhận biết được những yếu tố hạn chế trong quá trình trao đổi sản phẩm của các tác nhân.
– đánh giá điểm yếu của đề tài nghiên cứu theo khía cạnh cá nhân:

+ Chưa đưa ra được giải pháp khắc phục những khó khăn trong quá trình phân phối mặt hàng rau an toàn ở Hà Nội.
+ Mặc dù đề tài đã phân tích khá chi tiết các kênh phân phối nhưng chưa nêu ra được kênh phân phối nào là hiệu quả nhất và đồng thời cũng chưa đề xuất được mô hình tiêu thụ tốt hơn.
– điểm khác biệt của đề tài nghiên cứu so với bài luận văn:

+ Nêu ra được kênh tiêu thụ rau an toàn hiệu quả cao nhất trong các kênh và nêu ra được các tiêu chí đánh giá kênh hiệu quả này.
+ đề xuất được mô hình tiêu thụ thích hợp cho mặt hàng rau an toàn trong tỉnh.
+ Qua những khó khăn trong quá trình sản xuất và tiêu thụ đề xuất được các giải pháp khắc phục.
* Tên đề tài tham khảo 2 : “Phân tích ngành hàng rau tại Tỉnh Vĩnh Phúc”

- Tác giả thực hiện: đào Thế Anh, đào đức Huấn, đặng đức Chiến, Lê Văn Phong, Phạm Trung Tuyến, Ngô Sỹ đạt – Bộ môn hệ thống Nông Nghiệp,Viện KHKT nông nghiệp Việt Nam.
- Nông dung bài viết: Bài này được viết khi ngành hàng rau an toàn được các Sở ban ngành quan tâm với 3 nội dung chính là:
+ Xác định qui mô và đặc điểm sản xuất, tình hình chế biến, lưu thông sản phẩm rau xanh trong tỉnh.
+ Xác định cấu trúc của ngành hàng rau, các kênh lưu thông sản phẩm chính và qui mô, đặc điểm hoạt động của các tác nhân tham gia ngành hàng.
+ Phân tích đặc điểm về chất lượng, giá sản phẩm và quá trình hình thành giá của sản phẩm qua các kênh.


+ Phân tích các khó khăn trong việc sản xuất và lưu thông sản phẩm rau, từ đó đưa ra các hướng tác động phù hợp.
- Phương pháp phân tích của bài viết:

+ Phương pháp thu thập thông tin

• Nguồn thông tin thứ cấp: Thu thập các báo cáo nghiên cứu sẳn có, các tài liệu, số liệu liên quan đến ngành hàng rau tỉnh Vĩnh Phúc.
• Nguồn thông tin sơ cấp:

Áp dụng phương pháp nghiên cứu ngành hàng nhằm thu thập các thông tin thông qua tiếp cận, phỏng vấn các tác nhân trong ngành hàng (bằng bộ câu hỏi).
Phương pháp chuyên gia: thông qua tham khảo ý kiến của các chuyên gia về lĩnh vực nghiên cứu, từ đó có các định hướng cho lựa chọn địa bàn nghiên cứu. Phương pháp triển khai
+ Xác định qui mô và đặc điểm sản xuất rau của tỉnh thông qua số liệu thống kê và thông tin chuẩn đoán nhanh để đánh giá hoạt động sản xuất, xác định các khu vực sản xuất tập trung trong tỉnh. Những đặc điểm sản xuất của từng khu vực sản xuất nhằm phân loại các khu vực sản xuất theo đặc điểm sản xuất và chủng loại sản phẩm.
+ Mô tả hoạt động chế biến và hệ thống thương mại sản phẩm rau xanh: Tổ chức các hội nghị tham gia nhằm thu thập thông tin về hoạt động chế biến sản phẩm trên phạm vi toàn tỉnh. Xác định các khu thương mại tập trung, qui mô, đặc điểm và cơ cấu thị trường tiêu thụ rau của toàn tỉnh.
+ Tiến hành điều tra các tác nhân ngành hàng theo kênh: Nhằm đánh giá qui mô, đặc điểm hoạt động của các tác nhân tham gia vào các kênh hàng. Phân tích và đánh giá biến động về mặt giá sản phẩm, cách đánh giá chất lượng trong quá trình giao dịch, các hình thức và kiểu hợp đồng giữa các tác nhân. Mô tả quá trình hình thành giá sản phẩm qua các tác nhân trong kênh.
+ đánh giá vai trò của sản phẩm rau trong điều kiên kinh kế của nông hộ, trong vấn đề giải quyết công ăn việc làm, phát triển kinh tế vùng thông qua điều tra các hộ nông dân.
+ Tổng hợp, phân tích thông tin và viết báo cáo.

- đánh giá điểm mạnh của bài viết:


+ Bài viết phân tích khá sâu sắc về tình hình kinh tế xã hội tỉnh Vĩnh Phúc trong giai đoạn 1998 – 2004 cũng như việc phân tích tình hình sản xuất, chất lượng rau của Tỉnh.
+ Phân tích khá sâu sắc các tác nhân tham gia vào hệ thống phân phối rau trong địa bàn Tỉnh.
- điểm yếu của bài viết:

+ Mặc dù bài viết được phân tích khá sâu sắc về tình hình sản xuất nhưng chưa nói lên được các qui trình trồng, chủng loại, phẩm cấp, hiệu quả sản xuất rau của Tỉnh.
+ Trong hệ thống tiêu thụ thì bài viết cũng chưa đưa ra kênh phân phối và mô hình lý tưởng.
+ Chưa có sự liên kết giữa các vùng sản xuất và tiêu thụ trong và ngoài Tỉnh.

- điểm khác biệt của đề tài nghiên cứu này với bài luận văn:

Bài luận văn đã nói ra được kênh phân phối hiệu quả nhất và đề xuất mô hình lý tưởng có sự liên kết giữa các vùng trong và ngoài tỉnh.


CHƯƠNG 2

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

CƠ SỞ LÝ LUẬN

Khái niệm về kênh marketing

định nghĩa:

Trong nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp hoạt động trong một môi trường cạnh tranh khốc liệt, với những mối quan hệ phức tạp trên thị trường. Muốn thành công trong kinh doanh, doanh nghiệp phải giải quyết tốt mối quan hệ với thị trường và môi trường bên ngoài qua các hoạt động Marketing. Trong các hoạt động Marketing của doanh nghiệp, chiến lược phân phối được xem như một công cụ quan trọng giúp doanh nghiệp tạo lập và duy trì được lợi thế cạnh tranh dài hạn trên thị trường. Nội dung các chiến lược phân phối tập trung vào tổ chức và điều hành hệ thống kênh Marketing để tiêu thụ sản phẩm trên thị trường.
Hiện tại có nhiều định nghĩa khác nhau về kênh Marketing:

Kênh Marketing có thể được coi là đường đi của sản phẩm từ người sản xuất đến người tiêu dùng hoặc người sử dụng cuối cùng. Nó cũng được coi như một dòng chuyển quyền sở hữu các hàng hoá khi chúng được mua bán qua các tổ chức khác nhau. Có nhiều định nghĩa khác nhau là xuất phát từ sự khác nhau về quan điểm sử dụng. Người sản xuất có thể nhấn mạnh vào các trung gian khác nhau cần sử dụng để đưa sản phẩm đến người tiêu dùng. Vì vậy, anh ta có thể định nghĩa kênh Marketing như các hình thức di chuyển sản phẩm qua các trung gian khác nhau. Người trung gian như nhà bán buôn, bán lẻ - những người đang hy vọng họ có được dự trữ tồn kho thuận lợi từ những người sản xuất và tránh các rủi ro liên quan đến chức năng này có thể quan niệm dòng chảy quyền sở hữu như là cách mô tả tốt nhất kênh Marketing. Người tiêu dùng có thể quan niệm kênh Marketing đơn giản như là: ”có nhiều trung gian” đứng giữa họ và người sản xuất sản phẩm. Cuối cùng các nhà nghiên cứu khi quan sát các kênh Marketing hoạt động trong hệ thống kinh tế có thể mô tả nó dưới các hình thức cấu trúc và kết quả hoạt động.
Kênh Marketing thực chất là một tập hợp các doanh nghiệp, cá nhân độc lập và phụ thuộc lẫn nhau mà qua đó doanh nghiệp sản xuất thực hiện bán sản phẩm cho người sử dụng hoặc người tiêu dùng cuối cùng. Nói cách khác, kênh Marketing là hệ thống quan hệ của một nhóm các tổ chức và cá nhân tham gia vào quá trình hàng hoá


từ người sản xuất đến người tiêu dùng cuối cùng. Kênh Marketing là một hệ thống các mối quan hệ tồn tại giữa các tổ chức liên quan trong quá trình mua và bán hàng hoá. Kênh Marketing là đối tượng để tổ chức, quản lý như một đối tượng nghiên cứu để hoạch định các chính sách kinh tế vĩ mô. Các kênh Marketing tạo nên hệ thống thương mại phức tạp trên thị trường.
Chức năng kênh Marketing:

Các chức năng cơ bản của kênh Marketing là: mua, bán, vận chuyển, lưu kho, tiêu chuẩn hoá và phân loại, tài chính, chịu rủi ro, thông tin thị trường. Các chức năng này được thực hiện như thế nào và do ai làm có thể rất khác nhau giữa các quốc gia và các hệ thống kinh tế, nhưng chúng cần được thực hiện qua hệ thống kênh Marketing.
- Sự trao đổi thường liên quan đến mua và bán. Chức năng mua có nghĩa là tìm kiếm và đánh giá giá trị của các hàng hoá và dịch vụ. Chức năng bán liên quan đến xúc tiến sản phẩm. Nó bao gồm việc bán hàng cá nhân, quảng cáo và các phương pháp Marketing khác nhau.
- Chức năng vận tải nghĩa là chuyển hàng hoá từ địa điểm này đến địa điểm khác.

- Chức năng lưu kho liên quan đến dự trữ hàng hoá cho đến khi có nhu cầu thị trường.

- Tiêu chuẩn hoá và phân loại liên quan đến sắp xếp hàng hoá theo chủng loại và số lượng. điều này làm cho việc mua và bán dễ dàng hơn bởi vì giảm được nhu cầu kiểm tra và lựa chọn.
- Chức năng tài chính cung cấp tiền mặt và tín dụng cần thiết cho sản xuất, vận tải, lưu kho, xúc tiến, bán và mua sản phẩm.
- Chịu rủi ro, giải quyết sự không chắc chắn trong quá trình lưu thông tiêu thụ sản phẩm. Các công ty có thể không chắc chắn sẽ có khách hàng muốn mua sản phẩm của nó. Các sản phẩm cũng có thể bị hư hỏng.
- Chức năng thông tin thị trường liên quan đến thu thập, phân tích và phân phối tất cả các thông tin cần thiết cho lập kế hoạch, thực hiện và kiểm tra các hoạt động Marketing của tất cả các doanh nghiệp cả ở thị trường trong nước lẫn thị trường quốc tế.
CẤU TRÚC KÊNH:

định nghĩa:

Nội dung cấu trúc kênh là một trong những vấn đề thường được tranh luận trong các tài liệu Marketing. Các tác giả thường nhấn mạnh vào kích thước cụ thể của cấu trúc kênh và sau đó tiến hành thảo luận chi tiết mà không định nghĩa nó là gì. Có thể


phần lớn các kích thước điển hình được thảo luận là số lượng các cấp độ trung gian của kênh. Khi cấu trúc kênh được thảo luận chúng ta thường thấy sơ đồ biểu diễn dưới dạng sau:
M C

M R C

M W R C

M A W R C

Trong đó: M: Người sản xuất, A: đại lý, W: Người bán buôn, R: Người bán lẻ, C: Người tiêu dùng.
Chúng tôi cho rằng các kênh Marketing có cấu trúc như các hệ thống mạng lưới do chúng bao gồm các doanh nghiệp và cá nhân độc lập và phụ thuộc lẫn nhau. Kênh Marketing là một hệ thống các thành tố liên quan với nhau và phụ thuộc vào nhau trong quá trình tạo ra kết quả là sản phẩm được người tiêu dùng mua và sử dụng. Vì vậy, cấu trúc kênh có thể định nghĩa là một nhóm các thành viên của kênh mà tập hợp các công việc phân phối được phân bổ cho họ. Các cấu trúc kênh khác nhau có cách phân chia các công việc phân phối cho các thành viên kênh khác nhau.
Phân loại cấu trúc kênh:

Các kênh marketing thường được phân loại dựa trên đặc điểm hoạt động của kênh và cấu trúc của nó. Ở đây chúng ta phân loại kênh Marketing dựa trên mức độ liên kết và phụ thuộc lẫn nhau giữa các thành viên trong kênh. Nói cách khác, các cấu trúc kênh được phân loại dựa trên sự phát triển mức độ phụ thuộc lẫn nhau được thừa nhận của các thành viên trong kênh. Ba loại kênh được phân chia sắp xếp từ ít nhất đến nhiều nhất sự thừa nhận tính phụ thuộc lẫn nhau giữa các thành viên kênh:
- Các kênh trao đổi đơn

- Các kênh thông thường

- Hệ thống Marketing theo chiều dọc

Phần lớn các quan hệ phân phối đang được thực hiện qua các thị trường trung tâm (các chợ) nhưng đã và đang xuất hiện các hệ thống nhiều giai đoạn dựa trên chuyên môn hoá và phân công lao động. Trên thị trường các kênh Marketing đan xen vào nhau tạo nên mạng lưới các dòng chảy hàng hoá dịch vụ nhiều chiều, nhiều cấp độ.
Dòng chảy trong các kênh Marketing:


Hệ thống kênh Marketing hoạt động thông qua các dòng chảy. Khi một kênh Marketing đã được phát triển, nhiều dòng chảy xuất hiện trong nó. Những dòng chảy này cung cấp sự kết nối và ràng buộc các thành viên trong kênh và các tổ chức khác với nhau trong phân phối hàng hoá và dịch vụ. Sở dĩ chúng tôi dùng từ “dòng chảy” là vì các hoạt động phân phối trong kênh Marketing là một quá trình vận động liên tục không ngừng. Mỗi dòng chảy là một tập hợp các chức n
Về Đầu Trang Go down
https://luanvan.forumvi.com
 

Phân tích ngành hàng rau an toàn tại thành phố Cần Thơ

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

 Similar topics

-
» kế toán thành phẩm, bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại công ty Cổ Phần SX-TM Thiên Long
» Phân tích các cơ hội thị trường vận chuyển hàng khô, hàng bách hóa đa năng bằng đường thủy nội địa của công ty vận tải thuỷ Bắc Nosco
» Hạch toán các nghiệp vụ thanh toán với người bán, khách hàng và Nhà nước với việc tăng cường quản lý tài chính tại công ty cổ phần đầu tư và phát triển công nghệ Đông Á
» Luận văn kế toán: PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN KIM KHÍ MIỀN TRUNG
» Danh sách đề án các ngành khối kinh tế: kế toán, kiểm toán, quản trị kinh doanh, marketing, triết học, bảo hiểm đầu tư, tài chính ngân hàng

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Luận Văn Tốt Nghiệp - Báo cáo Chuyên đề Thực tập :: Luận Văn Kinh Tế :: Luận Văn Marketing-
Luận Văn Kinh Tế