Luận văn tốt nghiệp đề tài :PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TIÊU THỤ XĂNG DẦU VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH TIÊU THỤ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DẦU KHÍ PETRO MEKONG
MS BE00787
Số trang: 88
Định dạng Word | Font Times new roman
Trích nội dung:
MỤC LỤC
Trang
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU 1
Đặt vấn đề nghiên cứu 1
Sự cần thiết của nghiên cứu 1
Mục tiêu nghiên cứu 2
Mục tiêu chung 2
Mục tiêu cụ thể 2
Câu hỏi nghiên cứu 2
Phạm vi nghiên cứu 2
Không gian 2
Thời gian 2
Đối tượng nghiên cứu 2
Lược khảo tài liệu 2
CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
.................................................................................................................................4
Phương pháp luận 4
Một số khái niệm cơ sở về tiêu thụ 4
Ý nghĩa và nhiệm vụ của tiêu thụ 6
Phân tích tình hình tiêu thụ 8
Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tiêu thụ 8
Các phương pháp phân tích 10
Một số điểm cần quan tâm khi xem xét lĩnh vực xăng dầu 12
Phương pháp nghiên cứu 13
Phương pháp thu thập số liệu 13
Phương pháp phân tích số liệu 13
CHƯƠNG 3: KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN DẦU KHÍ PETRO MEKONG 15
Lịch sử hình thành 15
Nhiệm vụ và ngành nghề kinh doanh 17
Nhiệm vụ 17
Ngành nghề kinh doanh 17
Cơ cấu bộ máy tổ chức 18
Tổ chức bộ máy quản lý 18
Chứ năng nhiệm vụ từng phòng ban 19
Khái quát chung về tình hình họat động kinh doanh của công ty 23
Thị trường 23
Mạng lưới phân phối 23
Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty qua 3 năm (2006 – 2008) ...24
Thuận lợi khó khăn và phương hướng phát triển của công ty 26
Thuận lợi 26
Khó khăn 28
Phương hướng phát triển của công ty trong thời gian tới 29
CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH TIÊU THU XĂNG TỪ NĂM 2006 – 2008 TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DẦU KHÍ PETRO MEKONG
...............................................................................................................................37
Phân tích chung về tình hình tiêu thụ xăng 37
Phân tích bộ phận 39
Phân tích tình hình tiêu thụ theo nhóm mặt hàng 39
Phân tích tình hình tiêu thụ theo nhóm khách hàng 45
Phân tích hiệu quả của tình hình tiêu thụ 54
Dự báo về doanh số bán của công ty trong năm 2009 57
Dự báo sản lượng tiêu thụ xăng 57
Dự báo sản lượng tiêu thụ dầu (DO) 59
CHƯƠNG 5 : PHÂN TÍCH CÁC NGUYÊN NHÂN ẢNH HƯỞNG ĐẾN TÌNH HÌNH TIÊU THỤ XĂNG VÀ MỘT SỐ BIỆN PHÁP ĐẨY MẠNH TIÊU THỤ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DẦU KHÍ PETRO MEKONG 64
Nguyên nhân chủ quan 64
Tình hình cung cấp 64
Tình hình dự trữ hàng hóa 64
Giá bán 67
Chất lượng hàng hóa 70
Phương thức bán 71
Tổ chức bộ máy nhân sự 71
Nguyên nhân khách quan 73
Nguyên nhân thuộc chính sách nhà nước 73
Nguyên nhân thuộc về xã hội 74
Một số biện pháp đẩy mạnh tiêu thụ 74
CHƯƠNG 6 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 76
Kết luận 76
Kiến nghị 77
Đối với nhà nước 77
Đối với công ty 77
Đối với lãnh đạo công ty 78
Tài liệu tham khảo 79
DANH MỤC BẢNG
Trang
Bảng 1: Qui định các chỉ tiêu chất lượng xăng không chì 13
Bảng 2: Bảng kết quả họat động kinh doanh 25
Bảng 3: Chỉ tiêu tiêu thụ hàng hóa đến năm 2025 30
Bảng 4: Biểu quy kế họach hệ thống kho cảng xăng dầu của công ty PETROMEKONG giai đoạn 2008 – 2010 32
Bảng 5: Biểu quy kế họach hệ thống kho cảng xăng dầu của công ty PETROMEKONG giai đoạn 2010 – 2015 33
Bảng 6: Biểu quy kế họach hệ thống kho cảng xăng dầu của công ty PETROMEKONG giai đoạn 2016 – 2020 34
Bảng 7: Tình hình doanh số bán của công ty qua các năm 2006 – 2008 37
Bảng 8: So sánh doanh số bán của công ty qua các năm 2006 – 2008 39
Bảng 9: Khối lượng tiêu thụ của mặt hàng xăng dầu qua các năm 2006 – 2008 40 Bảng 10: Tình hình nhập xuất kho theo khối lượn tiêu thụ từ 2006 – 2008 42
Bảng 11: Bảng chênh lệch khối lượng nhập và xuất kho năm 2007 so với năm 2006 43
Bảng 12: Bảng chênh lệch khối lượng nhập và xuất kho năm 2008 so với năm 2007 44
Bảng 13: Tỷ trọng doanh số mua của khách hàng qua các năm 2006 – 2008 45
Bảng 14: Tình hình mua hàng của đại lý và tổng đại lý qua các năm 2006 – 2008
...............................................................................................................................47
Bảng 15: So sánh doanh số mua hàng của đại lý và tổng đại lý qua các năm 2006 – 2008 47
Bảng 16: Tình hình mua hàng của người tiêu dùng qua các năm 2006 – 2008 ...49 Bảng 17: So sánh doanh số mua hàng của người tiêu dùng qua các năm 2006 – 2008 49
Bảng 18: Tình hình mua hàng của nhà máy – xí nghiệp qua các năm 2006 – 2008
...............................................................................................................................51
Bảng 19: So sánh doanh số mua hàng của các nhà máy – xí nghiệp qua các năm 2006 – 2008 51
Bảng 20: Tình hình xuất khẩu qua các năm 2006 – 2008 53
Bảng 21: So sánh doanh số xuất khẩu qua các năm 2006 – 2008 53
Bảng 22: Phân tích hiệu quả tiêu thụ 54
Bảng 23: Cơ cấu chi phí và kết quả kinh doanh từng mặt hàng năm 2006 – 2007
...............................................................................................................................55
Bảng 24: Tính chỉ số mùa vụ cho từng kì của mặt hàng xăng 57
Bảng 25: Tính sản lượng tiêu thụ không có chỉ số mùa vụ của xăng 58
Bảng 26: Xác định phương trình hồi qui của xăng 58
Bảng 27: Bảng dự báo phi mùa vụ bốn quí năm 2009 của mặt hàng xăng 59
Bàng 28: Bảng dự báo sản lượng tiêu thụ xăng năm 2009 có chỉ số mùa vụ 59
Bảng 29: Tính chỉ số mùa vụ cho từng kì của mặt hàng dầu (DO) 60
Bảng 30: Tính sản lượng tiêu thụ không có chỉ số mùa vụ của dầu (DO) 60
Bảng 31: Xác định phương trình hồi qui của dầu (DO) 61
Bảng 32: Bảng dự báo phi mùa vụ bốn quí năm 2009 của mặt hàng dầu (DO)...62 Bàng 33: Bảng dự báo sản lượng tiêu thụ dầu (do) năm 2009 có chỉ số mùa vụ .62 Bảng 34: Tổng hợp sản lượng tiêu thụ theo kế họach năm 2009 63
Bảng 35: Bảng dự báo doanh số tiêu thụ năm 2009 63
Bảng 36: Vòng quay hàng tồn kho 68
Bảng 37: Tình hình bán hàng của công ty qua các năm 2006 – 2008 69
Bảng 38: Kỳ thu tiền bình quân qua các năm 2006 – 2008 73
DANH MỤC HÌNH
Hình 1: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý Công ty Cổ phần Dầu khí Mekong 18
Hình 2: Biểu đồ thị phần của các công ty xăng dầu ở thị trường Đồng Bằng Sông Cửu Long 23
Hình 3: Sơ đồ hệ thống phân phối của công ty 24
Hình 4: Biểu đồ so sánh doanh số bán qua các năm 2006 – 2008 37
Hình 5: Biểi đồ so sánh khối lượng tiêu thụ các mặt hàng xăng dầu qua các năm 2006 – 2008 40
Hình 6: Biểu đồ tỷ trọng doanh số mua của khách hàng năm 2006 45
Hình 7: Biểu đồ tỷ trọng doanh số mua của khách hàng năm 2007 46
Hình 8: Biểu đồ tỷ trọng doanh số mua của khách hàng năm 2008 46
Hình 9: Biểu đồ so sánh doanh số mua hàng của đại lý và tồng đại lý qua các năm 2006 – 2008 48
Hình 10: Biểu đồ so sánh doanh số mua hàng của người tiêu dùng qua các năm 2006 – 2008 50
Hình 11: Biểu đồ so sánh doanh số mua hàng của nhà máy – xí nghiệp qua các năm 2006 – 2008 52
Hình 12: Biểu đồ so sánh doanh số xuất khẩu qua các năm 2006 – 2008 54
..
CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU
Đặt vấn đề nghiên cứu
Sự cần thiết của nghiên cứu
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp thật khốc liệt. Nền kinh tế thế giới nói chung và nền kinh tế Việt Nam nói riêng đang nằm trong tình trạng suy yếu. Việc cạnh tranh để tồn tại của các doanh nghiệp càng trở nên gay gắt hơn bao giờ hết. Doanh nghiệp là một tế bào trong nền kinh tế, nó chịu những ảnh hưởng trực tiếp của nền kinh tế.
Doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển bền vững phải quan tâm đến nhiều yếu tố như tình hình tiêu thụ, doanh thu, chi phí, lợi nhuận,… Trong đó tình hình tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ luôn là một trong những vấn đề mà bất kì doanh nghiệp nào cũng quan tâm. Tiêu thụ hàng hóa có thể nói là khâu quan trọng một chuỗi mắc xích của doanh nghiệp. Nó phản ảnh khả năng kinh doanh sự am hiểu thị trường của doanh nghiệp. Tình hình tiêu thụ liên quan mật thiết đến tình hình doanh thu của doanh nghiệp. Thông qua xu hướng của tình hình tiêu thụ, doanh nghiệp có thể hoạch định những chiến lược kinh doanh dài hạn một cách có hiệu quả và hợp lý trong tương lai. Tình hình tiêu thụ của doanh nghiệp có thể giúp doanh nghiệp có những phương án phát triển và hoàn thiện sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ nhằm đáp ứng nhu cầu ngày một cao hơn của khách hàng.
Xăng, dầu là sản phẩm đặc biệt và thiết yếu với sự phát triển của xã hội. Các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu hiện nay không ngừng phát triển và hoàn thiện hơn chất lượng phục vụ của mình. Các doanh nghiệp này trong tương lai không xa phải đối đầu với những tập đoàn lớn cùng ngành trên thế giới. Các doanh nghiệp lớn này vừa mạnh về tài chình vừa có nhiều kinh nghiệm khả năng cạnh tranh cao. Theo cam kết khi gia nhâp WTO năm 2009 Việt Nam sẽ năm mở cửa hoàn toàn thị trường xăng dầu . Vì thế em chọn đề tài “Phân tích tình hình tiêu thụ xăng và một số giải pháp đẩy mạnh tiêu thụ tại công ty Cổ phần Dầu
khí Petro Mekong” làm đề tài luận văn tốt nghiệp trong thời gian thực tập tại công ty.
Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu chung
Tìm hiểu, phân tích tình hình tiêu thụ xăng về số lượng và đánh giá tính kịp thời, hiệu quả của việc tiêu thụ. Tìm ra những nguyên nhân ảnh hưởng đến tình hình tiêu thụ sản phẩm và một số giải pháp nhằm đẩy mạnh tiêu thụ công ty Cổ phần Dầu khí Petro Mekong.
Mục tiêu cụ thể
Tìm hiểu và phân tích tình hình tiêu thụ xăng, dầu. Đánh giá hiệu quả tiêu thụ xăng, dầu.
Dự báo sản lượng tiêu thụ xăng, dầu trong năm 2009. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến tiêu thụ xăng, dầu. Đề ra một số giải pháp đẩy mạnh tiêu thụ.
Câu hỏi nghiên cứu
Tình hình tiêu thụ của công ty biến động như thế nào? Những nguyên nhân ảnh hưởng đến sự biến động trên? Nhóm khách hàng nào là chủ yếu?
Những giải pháp nào giúp công ty đẩy mạnh tiêu thụ?
Phạm vi nghiên cứu 1.4.1.Không gian
Phân tích tình hình tiêu thụ xăng ở khu vực ĐBSCL, xuất khẩu xăng và
Campu chia.
Thời gian
Khoảng thời gian họat động của công ty từ năm 2006 đến năm 2008. Thời gian thực hiện đề tài từ 02/02/2009 đến 25/04/2009.
Đối tượng nghiên cứu
Phân tích tình hình tiêu thụ mặt hàng xăng, dầu.
Lược khảo tài liệu
“Phát triển hệ thống phân phối sản phẩm dầu khí của công ty Petro Mekong” – Nguyễn Trương Thùy Linh, lớp Ngoại thương 1, 2007. Đề tài của tác giả đề cập đến vấn đề phân tích hiệu quả hệ thống phân phối của công ty tại thời
điểm phân tích. Đề tài đã chỉ ra được điểm mạnh điểu yếu của hệ thống phân phối của công ty. Đề tài còn đưa ra phương án cải thiện hệ thống phân phối, lập kế hoạch phát triển hệ thống phân phối trong tương lai.
“Lập kế hoạch kinh doanh xăng cho công ty TNHH dầu khí Mekong ” – Diệp Tôn Kiên, lớp Kế toán 2, 2007. Đề tài tìm hiểu về tình hình tiêu thụ của doanh nghiệp qua các năm. Phân tích điểm mạnh điểm yếu của công ty, phân tích ma trận SWOT để phân tích và tìm hiểu rõ hơn về khả năng kinh doanh của Công ty. Đề tài còn lập kế hoạch kinh doanh xăng dầu cho Công ty. Kế họach kinh doanh gồm có dự đoán khối lượng bán ra của Công ty trong thời gian tới, kế hoạch mua hàng hóa, kế hoạch bán hàng, kế hoạch tiền mặt, kế hoạch thu tiền,… Dự đoán doanh thu trong tương lai, và dự đoán hiệu quả của kế hoạch kinh doanh vừa lập ra.
“Phân tích tình hình tiêu thụ xăng dầu và một số giải pháp đẩy mạnh tiêu thụ tại công ty cổ phần dầu khí Petro Mekong” , đề tài đi sâu nghiên cứu tình hình tiêu thụ của các mặt hàng chính, các nguyên nhân ảnh hưởng đến tình hình tiêu thụ, đề ra một số giải pháp để đẩy mạnh tiêu thụ.
CHƯƠNG 2
PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Phương pháp luận
Một số khái niệm cơ sở về tiêu thụ
Hoạt động tiêu thụ đã có từ rất lâu, chúng phát triển theo sự phát triển của các hình thái kinh tế xã hội. Mỗi giai đọan khác nhau của xã hội quan niệm về hoạt động tiêu thụ lại có những thay đổi phù hợp với điều kiện hoàn cảnh thực tế của xã hội. Dưới đây là một số khái niệm về tiêu thụ.
Tiêu thụ với tư cách là một phạm trù kinh tế
Hoạt động tiêu thụ được định nghĩa là sự chuyển đổi hình thái giá trị của hàng hóa từ hàng sang tiền (H-T) nhằm thỏa mãn nhu cầu của một tổ chức trên cơ sở thỏa mãn nhu cầu của khách hàng về một giá trị sử dụng nhất định. Khái niệm này đã nêu lên được bản chất của bán hàng là sự chuyển đổi hình thái giá trị từ hàng hóa sang tiền tệ, mục đích của sự chuyển đổi này nhằm thỏa mãn nhu cầu của nhà sản xuất là thu được tiền và người tiêu dùng là giá trị sử dụng nhất định.
Với quan niệm như vậy về bán hàng đã chỉ ra được bản chất của tiêu thụ nhưng trong điều kiện hiện nay thì quan niệm về tiêu thụ như vậy sẽ không đảm bảo cho hoạt động tiêu thụ của doanh nghiệp thành công bởi vì hoạt động tiêu thụ của doanh nghiệp còn cần nhiều hoạt động khác nữa. Định nghĩa về tiêu thụ như vậy chỉ có thể giúp cho hoạt động tiêu thụ của doanh nghiệp thành công khi kinh doanh trong điều kiện sản phẩm của doanh nghiệp đã được bao tiêu, hay nói cụ thể là khi doanh nghiệp kinh doanh trong điều kiện nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung.
Tiêu thụ với tư cách là một hành vi
Khi nghiên cứu tiêu thụ với tư cách là một hành vi chúng ta có thể định nghĩa tiêu thụ theo hai cách: (1) tiêu thụ là sự chuyển dịch quyền sở hữu hàng hoá cho khách hàng đồng thời thu được tiền hàng hoặc quyền thu được tiền hàng;
(2) tiêu thụ hàng hóa là hành vi thương mại theo đó người bán có nghĩa vụ giao hàng hóa cho người mua và nhận tiền, người mua có nghĩa vụ trả tiền và nhận hàng hóa theo thỏa thuận của hai bên. Với quan niệm bán hàng là một hành vi thì
dẫn đến việc quan tâm vào một tình huống hay một thương vụ cụ thể nào đó khi tiếp xúc trực tiếp giữa người bán và người mua. người mua và người bán trong trường hợp này sẽ thương lượng về những vấn đề như sản phẩm, dịch vụ, giá cả, phương thức thanh toán…, ký kết hợp đồng, các thao tác trao đổi tiền hàng.
Như vậy, bán hàng chỉ đơn thuần là hành động trao đổi những cái cụ thể đã có của người bán và của người mua. Quan niệm bán hàng là một hành vi tức là chúng ta đang thực hiện bán hàng theo nghĩa hẹp, chúng ta chỉ nhấn mạnh đến vai trò của bán hàng cá nhân trong từng tình huống cụ thể mà trên thực tế thì hoạt động bán hàng nó chịu sự ảnh hưởng của cả một quá trình với nhiều yếu tố.
Tiêu thụ với tư cách một chức năng, một hành vi trong quá trình họat động kinh doanh của doanh nghiệp
Theo cách nghiên cứu này thì có thể định nghĩa hoạt động bán hàng của
doanh nghiệp như sau: Bán hàng là một khâu mang tính quyết định trong quá trình hoạt động kinh doanh, một bộ phận cấu thành thuộc hệ thống tổ chức và quản lý kinh doanh của doanh nghiệp chuyên thực hiện các hoạt động nghiệp vụ liên quan đến việc thực hiện các chức năng chuyển hoá hình thái giá trị của sản phẩm sang tiền tệ cho tổ chức đó. Như vậy theo khái niệm này thì hoạt động tiêu thụ là hoạt động không thể thiếu trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Tiêu thụ đóng vai trò quyết định đối với sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Hoạt động tiêu thụ là hoạt động có tầm quan trọng ngang hàng với các hoạt động khác của doanh nghiệp. Nó vừa có sự độc lập tương đối lại vừa chịu sự chi phối bởi các hoạt động khác của doanh nghiệp. Định nghĩa về tiêu thụ như vậy cho thấy hoạt động tiêu thụ của công ty còn có hàng loạt các phần tử nhỏ hơn chứa trong hoạt động đó. Nội dung của hoạt động tiêu thụ theo quan niệm này trải rộng từ nghiên cứu thị trường, xây dựng chiến lược kế hoạch bán hàng, chuẩn bị hàng hóa, các điều kiện để bán hàng…Các phần tử này có mối quan hệ mật thiết với nhau, chúng vừa có thể hỗ trợ nhau phát triển lại vừa có thể kìm hãm sự phát triển của nhau. Đây là một quan niệm tương đối đầy đủ và hợp lý so với thực tế hoạt động bán hàng của các doanh nghiệp.
Tiêu thụ với tư cách là một quá trình
Thực chất của quan điểm này là sự mở rộng của quan điểm coi tiêu thụ là một khâu theo quan điểm hệ thống của tư tưởng định hướng marketing. Tiêu thụ
là một quá trình thực các hoạt động trực tiếp hoặc gián tiếp ở tất cả các cấp, các phần tử trong doanh nghiệp nhằm tạo điều kiện thuận lợi để biến khả năng chuyển hóa hình thái giá trị của hàng từ hàng sang tiền thành hiện thực một cách có hiệu quả nhất.
Như vậy, theo quan điểm này, tiêu thụ không chỉ là nhiệm vụ của từng khâu từng bộ phận trong doanh nghiệp mà là của tất cả các bộ phận. Có quan điểm như vậy là vì hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm nhiều khâu nhiều bộ phận, trong đó các bộ phận có quan hệ mật thiết với nhau, một yếu tố nào của quá hệ thống bị tác động đều ảnh hưởng đến các yếu tố còn lại. Trong quá trình hoạt động kinh doanh không phải cứ mỗi bộ phận thực hiện tốt chức năng của mình là có thể thành công mà các chức năng đó được thực hiện phải được dựa trên những căn cứ và mục tiêu của của cả hệ thống và các bộ phận khác.
Quan điểm xem hoạt động tiêu thụ là một quá trình là quan điểm mới nhất trên thế giới, quan điểm này phản ánh đúng với thực tế hoạt động doanh nghiệp và quy luật của tự nhiên là tất cả các sự vật hiện tượng trên thế giới đều có mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau. Tuy nhiên nếu như quan niệm hoạt động bán hàng theo quan điểm này thì sẽ không thấy được vai trò và vị trí cũng như sự ảnh hưởng bộ phận tiêu thụ sản phẩm lên hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Trên đây là hệ thống các quan điểm khác nhau về tiêu thụ sản phẩm ở các doanh nghiệp. Mỗi quan điểm, nó được đưa ra trong một thời kỳ khác nhau gắn với những hoàn cảnh lịch sử nhất định. Cho đến nay, do hoàn cảnh có những thay đổi mà nhiều khái niệm nó không còn chuẩn xác.
Ý nghĩa và nhiệm vụ của tiêu thụ
Ý nghĩa
Kết quả hoạt động kinh doanh ở doanh nghiệp phải đ ược xem xét trên cơ sở căn cứ theo lọai hình từng doanh nghiệp cụ thể. Các doanh nghiệp sản xuất phải thực hiện bảo đảm kết quả sản xuất nhằm cung cấp khối lượng sản phẩm nhất định theo yêu cầu của khách hàng về số lượng, chất lượng và chủng loại… kết quả này đều thông qua công tác tiêu thụ sản phẩm.
Các doanh nghiệp thương mại phải đảm bảo thực hiện khối lượng hàng hóa thu mua về số lượng, chủng loại,… nhằm đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng trên thị trường tiêu thụ.
Các doanh nghiệp dịch vụ phải thực hiện đảm bảo cung cấp các dịch vụ thỏa mãn cho người tiêu dùng.
Như vậy tiêu thụ là quá trình thực hiện giá trị và giá trị sử dụng của các sản phẩm hàng hóa và dịch vụ chuyển từ hình thái hiện vật sang hình thái tiền tệ và vòng chu chuyển vốn của doanh nghiệp được hình thành.
Thông qua kết quả của tiêu thụ thì tính hữu ích của sản phẩm hàng hóa ở doanh nghiệp mới được thị trường thừa nhận về khối lượng, chất lượng, mặt hàng và thị hiếu của người tiêu dùng. Doanh nghiệp mới thu hồi được toàn bộ chi phí có liên quan đến sản xuất sản phẩm, hoặc giá vốn của hàng hóa, chi phí bán hàng và chi phí quản lý chung.
Lợi nhuận chủ yếu của doanh nghiệp được thực hiện thông qua kết quả tiêu thụ. Lợi nhuận là chỉ tiêu quan trọng nhất của toàn bộ kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, là nguồn bổ sung vốn tự có trong kinh doanh và là nguồn hình thành các quỹ ở doanh nghiệp.
Để đảm bảo kinh doanh được liên tục phát triển đòi hỏi các doanh nghiệp phải thường xuyên phân thích tình hình tiêu thụ, giúp cho các doanh nghiệp phát hiện ưu điểm và những tồn đọng của công tác này, nhằm khắc phục mặt yếu còn tồn tại, khai thác tiềm năng sẵn có, giúp cho công tác tiêu thụ ngày càng hoàn thiện và tiến bộ hơn.
Nhiệm vụ của phân tích tình hình tiêu thụ
Từ các ý đã phân tích trên, nhiệm vụ của phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm hàng hóa là:
- Đánh giá đúng đắn tình hình tiêu thụ sản phẩm hàng hóa về mặt số lượng, chất lượng, mặt hàng, nhóm hàng và tính kịp thời của tình hình tiêu thụ. Tìm nguyên nhân và xác định các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả tiêu thụ.
- Phân tích các mô hình kiểm soát hàng tồn kho, xác định thời điểm đặt hàng thích hợp và mức tồn kho an toàn, trên cơ sở đó xác định khối lượng sản phẩm hàng hóa cần thiết để đáp ứng kịp thời cho tiêu thụ.
- Trên cơ sở phân tích đánh giá trên đề ra các biện pháp cụ thể, tích cực ph ù hợp với điều kiện thực tế, nhằm khai thác và động viên mọi tiềm năng sẵn có để không ngừng tăng thêm khối lượng tiêu thụ và nâng cao doanh lợi cho doanh nghiệp.
Phân tích tình hình tiêu thụ
Phân tích khái quát
Tình hình thực hiện kế hoạch tiêu thụ theo hai mặt số lượng và giá trị.
- Phân tích mặt giá trị để đánh giá tổng quát tình hình hoạt động, mức độ hoàn thành chung về kế hoạch tiêu thụ.
- Phân tích mặt số lượng để xem xét chi tiết từng mặt hàng và sự ảnh hưởng của các nhân tố nội tại và các nhân tố khách quan.
Chỉ tiêu tồn kho cũng là yếu tố để xem xét tình hình tiêu thụ. Tồn đầu kỳ biến động là do tình hình tiêu thụ ở kỳ trước, trong khi đó, tồn cuối kỳ chịu ảnh hưởng của tình hình tiêu thụ ở kỳ này.
Phân tích theo hình thức số lượng và chỉ tiêu tồn kho giúp các doanh nghiệp đánh giá một cách liên tục nhiều kỳ cho từng mặt hàng và có quyết định quản trị phù hợp.
2.1.3.1. Phân tích bộ phận
Dựa vào tài liệu phân tích: các hợp đồng mua bán; tình hình và kết quả thực hiện để phân tích toàn diện xuyên suốt quá trình kinh doanh. Phân tích bộ phận bao gồm:
- Phân tích các yếu tố đầu vào: nguồn cung cấp hàng hóa, nhóm nguồn cung cấp hàng, phương thức thu mua.
- Phân tích tình hình tiêu thụ theo nhóm hàng, mặt hàng chủ yếu.
- Phân tích tình hình tiêu thụ theo nhóm phương thức bán hàng, hình thức thanh toán, tỉ trọng của từng loại.
- Phân tích tình hình tiêu thụ theo thị trường, nhóm thị trường, thị trường chủ yếu, thị trường mới, thị trường có hạn ngạch và thị trường tự do.
Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tiêu thụ
Vòng quay hàng tồn kho
.....