Đề tài:Các biện pháp đẩy mạnh chăn nuôi và xuất khẩu thịt lợn ở Tổng công ty chăn nuôi Việt Nam (57 trang) 60
MỤC LỤC
Mục lục 1
Lời nói đầu 3
Chương I. Lý luận về xuất khẩu 5
I. Lý luận về xuất khẩu. 5
I.1. Khái niệm về xuất khẩu. 5
I.2. Các hình thức xuất khẩu. 5
I.3. Vai trò của hoạt động xuất khẩu 9
I.4. Những biện pháp mở rộng xuất khẩu. 11
II. Vai trò của chăn nuôi và xuất khẩu thịt lợn ở Việt Nam. 19
Chương II Thực trạng tình hình chăn nuôi và xuất khẩu thịt lợn ở tổng công ty chăn nuôi Việt Nam 22
I. Giới thiệu về Tổng công ty chăn nuôi Việt Nam 22
I.1. Về cơ cấu tổ chức: 22
I.2. Về cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý văn phòng Tổng công ty chăn nuôi Việt Nam 23
I.3. Chức năng nhiệm vụ, ngành nghề kinh doanh chủ yếu của Tổng công ty Chăn nuôi VN: 25
II. Tình hình chăn nuôi lợn ở Tổng công ty chăn nuôi Việt Nam 29
II.1. Khó khăn 29
II.2. Tình hình chăn nuôi lợn ở Tổng công ty chăn nuôi Việt Nam. 29
III. Tình hình xuất khẩu thịt lợn ở Tổng công ty chăn nuôi Việt Nam 30
III.1. Tình hình xuất khẩu thịt lợn ở Tổng công ty chăn nuôi Việt Nam từ năm 1996 - 1999 30
III.2. Những khó khăn, hạn chế của việc xuất khẩu thịt lợn 33
Chương III. Những biện pháp đẩy mạnh chăn nuôi và xuất khẩu thịt lợn ở Tổng công ty chăn nuôi Việt Nam 37
I. Phương hướng phát triển của Tổng công ty chăn nuôi Việt Nam trong giai đoạn 2000 - 2005 37
I.1. Về chăn nuôi 37
I.2. Về xuất nhập khẩu 39
II. Những giải pháp đẩy mạnh chăn nuôi lợn giai đoạn 2000 - 2005 40
III. Những biện pháp đẩy mạnh xuất khẩu thịt lợn ở Tổng công ty chăn nuôi Việt Nam giai đoạn 2000 - 2005 44
III.1. Giải pháp về công nghệ chế biến. 44
III.2. Giải pháp về xuất khẩu 45
III.3. Giải pháp về vốn 47
III.4. Giải pháp về tổ chức xuất khẩu 48
III.5. Giải pháp về thú y: 49
III.6. Kiến nghị biện pháp đẩy mạnh chăn nuôi và xuất khẩu thịt lợn ở Tổng công ty chăn nuôi Việt Nam 49
Kết luận 52
Phụ lục 54
Tài liệu tham khảo 55
LỜI NÓI ĐẦU
Nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế nhiều thành phần nhưng vẫn lấy phát triển nông nghiệp làm cơ bản. Trong phát triển nông nghiệp thì ngành chăn nuôi có vai trò rất quan trọng.
Năm 1996, Tổng công ty chăn nuôi Việt Nam được thành lập theo quyết định số 862/NN-TCCB/QĐ ngày 21/6/1996 của Bộ trưởng Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn trên cơ sở sắp xếp lại 53 xí nghiệp và công ty.
Ban đầu thành lập Tổng công ty chăn nuôi Việt Nam gặp nhiều khó khăn vì trong số 53 doanh nghiệp thành viên, phần lớn đều gặp khó khăn về tài chính, có xí nghiệp đang đứng trên bờ của sự giải thể, có liên doanh đang ngấp nghé của sự phá sản.
Mặc dù vậy, ban lãnh đạo Tổng công ty chăn nuôi Việt Nam đã cùng với toàn thể cán bộ công nhân viên trong Tổng công ty đã đưa Tổng công ty tồn tại, dần dần đứng vững và có uy tín trong việc kinh doanh.
Mặt hàng chủ yếu của Tổng công ty chăn nuôi Việt Nam là chăn nuôi gà, lợn, bò, dê, cừu mà trọng tâm là chăn nuôi lợn để lấy thịt xuất khẩu. Thị trường xuất khẩu của Tổng công ty trước kia là Liên xô cũ hiện nay là thị trường Nga và tiến tới là thị trường Nhật, Tây Âu và Hồng Kông.
Trong những năm qua bên cạnh những thành tựu, hoạt động sản xuất, xuất khẩu của Tổng công ty còn có những mặt hạn chế. Để đẩy mạnh sản xuất và xuất khẩu trong thời gian tới, Tổng công ty còn phải đương đầu với những khó khăn và thách thức. Do vậy em đã chọn chuyên đề thực tập: “Các biện pháp đẩy mạnh chăn nuôi và xuất khẩu thịt lợn ở Tổng công ty chăn nuôi Việt Nam.”
Chuyên đề gồm 3 chương:
Chương I. Lý luận về xuất khẩu
Chương II. Thực trạng tình hình chăn nuôi và xuất khẩu thịt lợn ở tổng công ty chăn nuôi Việt Nam
Chương III. Những biện pháp đẩy mạnh chăn nuôi và xuất khẩu thịt lợn ở Tổng công ty chăn nuôi Việt Nam
CHƯƠNG I. LÝ LUẬN VỀ XUẤT KHẨU
I. LÝ LUẬN VỀ XUẤT KHẨU.
I.1. Khái niệm về xuất khẩu.
Xuất nhập khẩu là hoạt động kinh doanh buôn bán trên phạm vi quốc tế. Xuất khẩu là hoạt động bán hàng hoá ra nước ngoài, nó không phải là hành vi bán hàng riêng lẻ mà là hệ thống bán hàng có tổ chức cả bên trong lẫn bên ngoài nhằm mục tiêu lợi nhuận, thúc đẩy sản xuất hàng hóa phát triển, chuyển đổi cơ cấu kinh tế, ổn định và từng bước nâng cao mức sống của nhân dân.
Xuất khẩu là hoạt động kinh doanh dễ đem lại hiệu quả đột biến. Mở rộng xuất khẩu để tăng thu ngoại tệ, tạo điều kiện cho nhập khẩu và thúc đẩy các ngành kinh tế hướng theo xuất khẩu, khuyến khích các thành phần kinh tế mở rộng xuất khẩu để giải quyết công ăn việc làm và tăng thu ngoại tệ.
I.2. Các hình thức xuất khẩu.
Với chủ trương đa dạng hoá các loại hình xuất khẩu, hiện nay các doanh nghiệp xuất khẩu đang áp dụng nhiều hình thức xuất khẩu khác nhau. Dưới đây là những hình thức xuất khẩu chủ yếu:
I.2.1 Xuất khẩu trực tiếp
Đây là những hình thức đơn vị ngoại thương đặt mua sản phẩm của đơn vị sản xuất trong nước (mua đứt), sau đó xuất khẩu những sản phẩm đó ra nước ngoài với danh nghĩa là hàng của đơn vị mình. Các bước tiến hành như sau:
- Ký hợp đồng nội: Mua và trả tiền hàng cho các đơn vị sản xuất trong nước.
- Ký hợp đồng ngoại: Giao hàng và thanh toán tiền hàng với bên nước ngoài.
Hình thức này có đặc điểm là lợi nhuận kinh doanh xuất khẩu hàng hoá thu được thường cao hơn hình thức khác. Đơn vị ngoại thương đứng ra với vai trò là người bán trực tiếp, do đó nếu hàng có quy cách phẩm chất tốt sẽ nâng cao được uy tín đơn vị. Tuy vậy, trước hết nó đòi hỏi đơn vị xuất khẩu phải có vốn lớn, ứng trước để thu hàng nhất là những hợp đồng có giá trị lớn đồng thời mức rủi ro lớn như hàng kém chất lượng, sai quy cách phẩm chất, hàng bị khiếu nại, thanh toán chậm hoặc hàng nông sản do thiên tai mất mùa thất thường nên ký hợp đồng xong không có hàng để xuất khẩu, hoặc do trượt giá tiền, do lãi xuất ngân hàng tăng
I.2.2 Xuất khẩu uỷ thác
Trong hình thức xuất khẩu uỷ thác, đơn vị đứng ra với vai trò trung gian xuất khẩu, làm thay đơn vị sản xuất (bên có hàng) làm những thủ tục cần thiết để xuất khẩu hàng hoá và hưởng phần trăm phí uỷ thác theo giá trị hàng xuất khẩu. Các bước tiến hành như sau:
+ Ký hợp đồng uỷ thác xuất khẩu với các đơn vị trong nước.
+ Ký hợp đồng với bên nước ngoài, giao hàng và thanh toán
+ Nhận phí uỷ thác đơn vị sản xuất trong nước.
Ưu điểm chính của hình thức xuất khẩu này là mức độ rủi ro thấp, trách nhiệm ít, người đứng ra xuất khẩu không phải chịu trách nhiệm sau cùng. Đặc biệt không cần huy động vốn để mua hàng, tuy hưởng chi phí nhưng nhận tiền nhanh, cần ít thủ tục và tương đối tin cậy.
I.2.3 Xuất khẩu gia công uỷ thác.
Đơn vị ngoại thương đứng ra nhận hàng hoặc bán thành phẩm về cho xí nghiệp gia công sau đó thu hồi thành phẩm xuất lại cho bên ngoài. Đơn vị này hưởng phần trăm phí uỷ thác và gia công. Phí này được thoả thuận trước với xí nghiệp trong nước. Các bước tiến hành như sau:
+ Ký hợp đồng uỷ thác xuất khẩu với đơn vị sản xuất trong nước.
+ Ký hợp đồng gia công với bên nước ngoài và nhập nguyên liệu.
+ Giao nguyên liệu gia công (định mức kỹ thuật đã được thoả thuận gián tiếp giữa các đơn vị sản xuất trong nước với bên nước ngoài) .
+ Xuất khẩu thành phẩm cho bên nước ngoài.
+ Thanh toán phí gia công cho đơn vị sản xuất.
Hình thức này có ưu điểm là không cần bỏ vốn vào kinh doanh nhưng đạt hiệu quả kinh tế tương đối cao, rủi ro thấp, thanh toán khá bảo đảm vì đầu ra chắc chắn. Nhưng đòi hỏi làm những thủ tục sản xuất, cán bộ kinh doanh phải có nhiều kinh nghiêm trong nghiệp vụ này, kể cả trong việc giám sát công trình thi công.
I.2.4 Buôn bán đối lưu (hàng đổi hàng).
Đây là phương thức giao dịch mà trong đó xuất khẩu kết hợp chặt chẽ với nhập khẩu, người bán hàng đồng thời là người mua hàng, lượng hàng trao đổi có giá trị tương đương. Ơ đây mục đích xuất khẩu không phải nhăm hu về lượng ngoại tệ mà nhằm thu về một lượng hàng có giá trị xấp xỉ giá trị lô hàng xuất. Có nhiều loại hình buôn bán đối lưu: hàng đổi hàng (áp dụng phổ biến), trao đổi bù trừ (mua đối lưu, chuyển giao nghĩa vụ ..)
- Trong hình thức trao đổi hàng hoá, hai bên trao đổi trực tiếp những hàng hoá, dịch vụ có giá trị tương đối mà không dùng tiền làm trung gian. Ví dụ 12 tấn cà phê đổi một lấy 1 ô tô.
- Trong hình thức trao đổi bù trừ có thể là hình thức xuất khẩu liên kết ngay với nhập khẩu ngay trong hợp đồng có thể bù trừ trước hoặc bù trừ song song.
- Trong nghiệp vụ mua bán đối lưu, thường một bên giao thiết bị cho bên kia rồi mua lại thành phẩm hoặc bán thành phẩm.
I.2.5 Xuất khẩu theo nghị định thư.
Đây là hình thức xuất khẩu hàng hoá (thường là hàng trả nợ) được ký theo nghị đinh thư giữa hai chính phủ. Xuất theo hình thức này có những ưu điểm như: khả năng thanh toán chắc chắn (do Nhà nước trả cho đơn vị xuất khẩu), giá cả hàng hoá nhìn chung dễ chấp nhân.
Với các hình thức xuất khẩu như trên, việc áp dụng hình thức này còn tuỳ thuộc bản thân doanh nghiệp xuất khẩu (khả năng tài chính, hiệu quả kinh doanh) và phải đáp ứng được yêu cầu của cả hai bên sản xuất, gia công trong nước cũng như nước ngoài.
I.3. Vai trò của hoạt động xuất khẩu
Như đã biết, xuất khẩu là phương thức để thúc đẩy phát triển kinh tế, mở rộng xuất khẩu là để tăng thu thêm nguồn ngoại tệ, tạo điều kiện cho nhập khẩu và phát triển cơ sở hạ tầng.
I.3.1 Xuất khẩu tạo nguồn vốn chủ yếu cho nhập khẩu
Công nghiệp hoá, hiện đại hoá, đất nước đòi hỏi phải có số vốn lớn, rất lớn để nhập khẩu máy móc, thiết bị, kỹ thuật, vât tư và công nghệ tiên tiến. Nguồn vốn để nhập khẩu có thể được hình thành từ nhiều nguồn. Tuy nhiên, trong các nguồn vốn như đầu tư nước ngoài, vay nợ, nguồn viện trợ ... cũng phải trả bằng cách này hay cách khác. Để nhập khẩu, nguồn vốn quan trọng nhất là từ xuất khẩu. Xuất khẩu quyết định qui mô và tốc độ tăng của nhập khẩu.
I.3.2 Xuất khẩu góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế sang nền kinh tế hướng ngoại.
Thay đổi cơ cấu sản xuất và tiêu dùng một cách có lợi nhất, đó là thành quả của cuộc cách mạng khoa học công nghệ hiện đại. Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong quá trình công nghiệp hoá ở nước ta là phù hợp với xu hướng phát triển của nền kinh tế thế giới. Sự tác động của xuất khẩu với sản xuất và chuyển dich cơ cấu kinh tế có thể được nhìn nhận theo các hướng sau:
- Xuất khẩu những sản phẩm trong nước ra nước ngoài.
+ Xuất phát từ nhu cầu của thị trường thế giới để tổ chức sản xuất và xuất khẩu những sản phẩm mà các nước cần. Điều đó có tác động tích cực đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy sản xuất phát triển.
+ Xuất khẩu tạo điều kiện cho các ngành liên quan có cơ hội phát triển thuận lợi.
+ Xuất khẩu tạo ra những khả năng mở rộng thị trường tiêu thụ, cung cấp đầu vào cho sản xuất, khai thác tối đa sản xuất trong nước.
+ Xuất khẩu tạo ra những tiền đề kinh tế - kỹ thuật nhằm đổi mới thường xuyên năng lực sản xuất trong nước. Nói cách khác, xuất khẩu là cơ sở tạo thêm vốn và kỹ thuật, công nghệ tiên tiến từ thế giới bên ngoài vào Việt Nam nhằm hiện đại hoá nền kinh tế nước ta.
+ Thông qua xuất khẩu, hàng hoá của Việt Nam sẽ tham gia vào cuộc cạnh tranh trên thị trường thế giới về giá cả và chất lượng. Cuộc cạnh tranh này đòi hỏi phải tổ chức lại sản xuất cho phù hợp với nhu cầu của thị trường.
+ Xuất khẩu còn đỏi hỏi các doanh nghiệp phải luôn đổi mới và hoàn thiện công tác quản lý sản xuất, điều kiện, nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá thành.
.......................