Đề tài: Hoàn thiện quy trình kiểm toán TSCĐ trong kiển toán BCTC do công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC thực hiện
Trích
PHẦN I:
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH
I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TÀI SẢN CỐ ĐỊNH
1. Đặc điểm và phân loại TSCĐ
Trong một doanh nghiệp, tài sản cố định (TSCĐ) là nguồn lực quan trọng có ảnh hưởng tới các hoạt động kinh doanh. TSCĐ là bộ phận chủ yếu của nhóm tài sản dài hạn – những tài sản của doanh nghiệp không thỏa mãn một trong các điều kiện phân loại tài sản ngắn hạn. TSCĐ là tài sản của doanh nghiệp (thỏa mãn các tiêu chuẩn ghi nhận của tài sản), có thời gian luân chuyển vốn dài, được sử dụng trong nhiều chu kỳ kinh doanh. Trong quá trình sử dụng tài sản, giá trị của TSCĐ được chuyển dần vào chi phí của bộ phận sử dụng. Ở những đơn vị sản xuất kinh doanh, giá trị của TSCĐ được chuyển dịch vào giá thành sản phẩm và doanh nghiệp trừ vào kết quả khi bán sản phẩm, hàng hóa hay cung cấp dịch vụ cho khách hàng. Do vai trò của TSCĐ, ảnh hưởng của loại tài sản này, doanh nghiệp cần có chế độ bảo quản và quản lý riêng nhằm sử dụng có hiệu quả, đồng thời có kế hoạch đổi mới khi tài sản hết giá trị sử dụng hoặc giá trị sử dụng thấp.
Về nguyên tắc, TSCĐ được phân loại theo nhiều cách khác nhau nhằm mục đích quản lý một cách tốt nhất. Căn cứ vào những tiêu thức nhất định, người ta chia TSCĐ ra nhiều nhóm để quản lý TSCĐ một cách có hiệu quả. Thông thường TSCĐ được chia theo hình thái vật chất kết hợp với tính chất sở hữu. Theo cách này, TSCĐ được chia thành ba loại cơ bản: Tài sản cố định hữu hình, Tài sản cố định vô hình, tài sản cố định thuê tài chính.
TSCĐ hữu hình:
TSCĐ (TSCĐ) hữu hình: là những tư liệu lao động chủ yếu có hình thái vật chất thoả mãn các tiêu chuẩn của tài sản cố định hữu hình, tham gia vào nhiều chu kỳ kinh doanh nhưng vẫn giữ nguyên hình thái vật chất ban đầu.Theo chuẩn mực kế toán Việt Nam- VAS số 03, các tài sản được ghi nhận làm TSCĐ hữu hình phải thoả mãn đồng thời bốn tiêu chuẩn sau:
- Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài sản đó.
- Nguyên giá tài sản phải được xác định một cách đáng tin cậy.
- Thời gian sử dụng ước tính trên một năm.
- Có đủ tiêu chuẩn giá trị theo quy định hiện hành. (từ 10.000.000 đồng trở lên – thông tư 203/2009TTĐ-BTC).
TSCĐ hữu hình bao gồm:
Loại 1: Nhà cửa, vật kiến trúc:
Loại 2: Máy móc, thiết bị
Loại 3: Phương tiện vận tải, thiết bị truyền dẫn:
Loại 4: Thiết bị, dụng cụ quản lý
Loại 5: Vườn cây lâu năm, súc vật làm việc và/hoặc cho sản phẩm
Loại 6: Các loại tài sản cố định khác: là toàn bộ các tài sản cố định khác chưa liệt kê vào năm loại trên như tranh ảnh, tác phẩm nghệ thuật.
TSCĐ vô hình:
Theo chuẩn mực kế toán Việt Nam số bốn, TSCĐ vô hình là. Tài sản không có hình thái vật chất nhưng xác định được giá trị và do doanh nghiệp nắm giữ; Sử dụng trong sản xuất, kinh doanh, cung cấp dịch vụ hoặc cho các đối tượng khác thuê; Phù hợp với tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ vô hình (đó là tính có thể xác định được; khả năng kiểm soát nguồn lực; tính chắc chắn của lợi ích kinh tế trong tương lai và bốn tiêu chuẩn để được ghi nhận là TSCĐ).
TSCĐ vô hình bao gồm:
Quyền sử dụng đất; quyền phát hành; bản quyền, bằng sáng chế; nhãn hiệu hàng hóa; phần mềm máy vi tính; giấy phép và giấy phép nhượng quyền; TSCĐ vô hình khác.
Tài sản cố định thuê tài chính:
TSCĐ thuê tài chính là những TSCĐ đã được bên cho thuê chuyển giao phần lớn lợi ích và rủi ro gắn với quyền sở hữu của tài sản cho bên thuê. Dù thuộc quyền sở hữu của bên cho thuê nhưng các chi phí và lợi ích phát sinh đều thuộc về bên đi thuê.
Thuê tài chính sẽ làm phát sinh CPKH tài sản và chi phí tài chính cho mỗi kỳ kế toán. Vì thế, chính sách khấu hao tài sản thuê tài chính phải nhất quán với chính sách khấu hao tài sản cùng loại thuộc sở hữu của doanh nghiệp đi thuê. Nếu không chắc chắn là bên thuê sẽ có quyền sở hữu tài sản khi hết hạn hợp đồng thuê thì tài sản thuê tài chính sẽ được khấu hao theo thời gian ngắn hơn giữa thời hạn thuê hoặc thời gian sử dụng hữu ích của nó.
TSCĐ có thể được tính riêng biệt từng tài sản hoặc gộp chung một nhóm tài sản đồng bộ gọi là đơn vị TSCĐ. Việc tính riêng hay gộp chung là tùy đặc tính của TSCĐ và yêu cầu quản lý tài sản của từng hoạt động. Chẳng hạn, trong một đơn vị sản xuất hay thương mại thì nhà cửa ( nhà xưởng, nhà làm việc, nhà kho…) và máy móc thiết bị … được tính riêng. Trong khi đó, trong kinh doanh khách sạn, một phòng ngủ được tính chung với các thiết bị nội thất...v..v..
TSCĐ là cơ sở vật chất chủ yếu giúp cho doanh nghiệp đạt được các mục tiêu về hoạt động và tài chính trong quá trình sản xuất kinh doanh. Nhiệm vụ đạt ra đối với mỗi doanh nghiệp là phải tăng cường công tác quản lý TSCĐ nhằm đạt hiệu quả cao. Đồng thời nhờ việc quản lý tốt TSCĐ, doanh nghiệp sẽ phát triển sản xuất, tạo ra nhiều sản phẩm, hạ giá thành, tăng vòng quay vốn và đỏi mới trang thiết bị, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của thị trường. Một đặc điểm riêng có của TSCĐ là trong quá trình sản xuất kinh doanh, TSCĐ vẫn giữ nguyên hình thái vật chất ban đầu nhưng giá trị của nó giảm dần sau mỗi chu kỳ sản xuất kinh doanh. Vì vậy trong công tác quản lý TSCĐ, các doanh nghiệp cần theo dõi cả về mặt hiện vật và mặt giá trị của TSCĐ..
Quản lý về mặt hiện vật: bao gồm cả quản lý về số lượng và chất lượng của TSCĐ. Về mặt số lượng, bộ phận quản lý phải bảo đảm cung cấp đầy đủ về công suất, đáp ứng yêu cầu sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Về mặt chất lượng, công tác bảo quản phải bảo đảm tránh được hỏng hóc, mất mát các bộ phận chi tiết làm giảm giá trị TSCĐ.
Quản lý về mặt giá trị: là xác định đúng nguyên giá và giá trị còn lại của TSCĐ đầu tư, mua sắm, điều chuyển. Đơn vị phải tính toán chính xác và đầy đủ chi phí khấu hao TSCĐ và phân bổ chi phí khấu hao vào giá thành sản phẩm. Đồng thời, đơn vị phải theo dõi chặt chẽ tình hình tăng giảm TSCĐ khi tiến hành sửa chữa, tháo dỡ, nâng cấp, cải tiến TSCĐ và đánh giá lại TSCĐ. Trên cơ sở quản lý về mặt giá trị TSCĐ, đơn vị sẽ có kế hoạch điều chỉnh TSCĐ (tăng, giảm TSCĐ) theo loại tài sản phù hợp với yêu cầu hoạt động của đơn vị.
TSCĐ là cơ sở vật chất kỹ thuật của đơn vị. Trên bảng cân đối kế toán, khoản mục TSCĐ thường chiếm tỷ trọng lớn so với tổng tài sản. Tuy nhiên, tỷ trọng này lại khác nhau trong các doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực kinh doanh khác nhau. Mặc dù vậy thì TSCĐ trong các doanh nghiệp đều có đặc điểm chung là nó phản ánh năng lực sản xuất hiện có và trình độ ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào hoạt động của đơn vị. TSCĐ là một trong các yếu tố quan trọng tạo khả năng tăng trưởng bền vững, tăng năng suất lao động, từ đó giảm chi phí và hạ giá thành sản phẩm dịch vụ. Trong điều kiện hiện nay, để chế tạo ra những sản phẩm tốt đáp ứng nhu cầu tiêu dùng, doanh nghiệp cần phải đầu tư thiết bị, công nghệ hiện đại, đồng thời cần quản lý và sử dụng TSCĐ tốt
Với các doanh nghiệp sản xuất, hoạt động kinh doanh đang phát triển mạnh mẽ cả về chiều rộng và chiều sâu, đòi hỏi phải có một lượng TSCĐ thích hợp cho kinh doanh. Do đó, vấn đề quản lý TSCĐ càng trở nên phức tạp. Thông qua kiểm toán, kiểm toán viên có thể xem xét, đánh giá việc đầu tư, quản lý, sử dụng TSCĐ và đưa ra kiến nghị giúp cho doanh nghiệp cải tiến nhằm nâng cao chất lượng công tác quản lý TSCĐ.
2. Một số sai sót, gian lận thường xảy ra đối với TSCĐ:
2.1 Sai sót: Là những lỗi không cố ý, thường được hiểu là sự nhầm lẫn, bỏ sót hoặc do yếu kém về năng lực gây nên các sai phạm. Những sai sót có thể xảy ra đối với các nghiệp vụ liên quan đến TSCĐ là:
- Sai sót do kế toán định khoản sai nghiệp vụ đưa vào tài khoản không phù hợp với nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Đặc biệt kiểm toán viên phải chú ý các trường hợp sửa chữa TSCĐ. Khi doanh nghiệp tiến hành sửa chữa thường xuyên TSCĐ thì chi phí sửa chữa phải hạch toán vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ bằng cách ghi Nợ tài khoản chi phí sản xuất chung (Tài khoản 627), Chi phí bán hàng (Tài khoản 641), Chi phí quản lý doanh nghiệp(Tài khoản 642) … trong khi kế toán lại ghi vào bên Nợ tài khoản TSCĐ (Tài khoản 211) làm tăng giá trị khoản mục TSCĐ trên Bảng cân đối kế toán.
- Sai sót do quên không ghi một nghiệp vụ kế toán. Chẳng hạn doanh nghiệp mua một TSCĐ bằng quỹ đầu tư phát triển hay nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản, kế toán chỉ ghi tăng TSCĐ như trường hợp mua bằng nguồn vốn kinh doanh mà không ghi nghiệp vụ kết chuyển nguồn vốn.
- Sai sót trong quá trình ghi sổ và chuyển sổ. Đây là dạng sai sót khá phổ biến của kế toán mà kiểm toán TSCĐ phải quan tâm. Trong việc ghi sổ, kế toán có thể sơ ý ghi số tiền sai lệch, lộn số so với số tiền ghi trong chứng từ. Kế toán cũng có thể nhầm lẫn trong khi chuyển số liệu từ Nhật ký sang Sổ cái.
- Sai sót do trùng lặp. Sai sót này xảy ra do ghi nhiều lần một nghiệp vụ phát sinh do tổ chức sổ chưa tốt nên đã ghi một nghiệp vụ phát sinh vào các sổ khác nhau. Ví dụ: doanh nghiệp sử dụng hình thức kế toán Nhật ký chung để hạch toán các nghiệp vụ sản xuất kinh doanh trong kỳ. Khi có nghiệp vụ thanh lý TSCĐ phát sinh, kế toán vừa ghi sổ Nhật ký thu tiền, vừa ghi sổ Nhật ký chung số tiền thu được trong quá trình thanh lý.
- Sai sót do trình độ yếu kém của nhân viên kế toán dẫn tới ghi sai các nghiệp vụ phát sinh vào sổ hoặc khi có chế độ mới ban hành kế toán chưa nắm hết được nội dung hoặc áp dụng chưa đúng chế độ ban hành.
2.2 Gian lận: là hành vi có chủ ý lừa dối, có liên quan đến việc tham ô tài sản hoặc xuyên tạc các thông tin và che dấu nghiệp vụ với mục đích tư lợi. Những gian lận có thể xảy ra là:
- Làm giả tài liệu, sửa chứng từ nhằm tham ô, biển thủ công quỹ. Gian lận này thường là lập hoá đơn giả, ghi tăng giá mua của TSCĐ so với thực tế, hoặc ghi tăng chi phí mua làm tăng nguyên giá TSCĐ, cố tình ghi tăng chi phí sửa chữa TSCĐ so với chi phí thực tế phát sinh để biển thủ số tiền chênh lệch.
- Cố tình che dấu hồ sơ tài liệu, không ghi kết quả các nghiệp vụ nhằm đạt lợi ích riêng. Chẳng hạn, kế toán TSCĐ cố tình không ghi số tiền thu được do thanh lý TSCĐ đã khấu hao hết để chiếm đoạt phần thu này.
- Ghi chép các nghiệp vụ không có thật. Đây là trường hợp rất hay xảy ra. Ví dụ: cố tình ghi chép các nghiệp vụ không có thật liên quan đến chi phí mua sắm, lắp đặt, chạy thử để biển thủ công quỹ. Đặc biệt doanh nghiệp có thể dễ dàng ghi chép các nghiệp vụ không có thật liên quan đến TSCĐ vô hình - một đối tượng rất khó kiểm tra và đánh giá.
- Cố tình áp dụng sai chế độ kế toán và các văn bản khác của Nhà nước. Ví dụ: một công ty nhận một TSCĐ của một đơn vị phụ thuộc khác trong tổng công ty. Chi phí liên quan đến việc điều chuyển TSCĐ theo chế độ phải hạch toán vào chi phí kinh doanh trong kỳ nhưng doanh nghiệp lại cố tình hạch toán tăng nguyên giá TSCĐ. TSCĐ mua về đợi lắp đặt đưa vào sử dụng nhưng doanh nghiệp đã ghi tăng nguyên giá TSCĐ và tính khấu hao trước.
- Ngoài ra, một số đơn vị cũng cố tình trích khấu hao đối với những TSCĐ đã khấu hao hết giá trị....
...........
Đề tài gồm 83 trang word+ phụ lục 17 trang phụ lục. email: luanvan84@gmail.comBích ngọc 33k