TRích dẫn đề tài:
PHẦN I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH
I- KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TÀI SẢN CỐ ĐỊNH
1. Khái niệm và phân loại
1.1. Khái niệm
Tài sản cố định (TSCĐ) là cơ sở vật chất kỹ thuật của đơn vị. Nó phản ánh năng lực sản xuất hiện có và trình độ ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào hoạt động của đơn vị. TSCĐ là một trong những yếu tố quan trọng tạo khả năng tăng trưởng bền vững, tăng năng suất lao động từ đó có thể giảm chi phí và hạ giá thành sản phẩm.
Trong các doanh nghiệp thì TSCĐ là các tài sản dài hạn mà doanh nghiệp có quyền kiểm soát và sử dụng vào hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm đem lại lợi ích kinh tế lâu dài trong tương lai cho doanh nghiệp.
1.2. Phân loại
TSCĐ của một doanh nghiệp rất đa dạng, khác nhau về hình thái vật chất, về công dụng, về nguồn hình thành….Để hiểu rõ về TSCĐ sử dụng trong doanh nghiệp, thuận tiện cho công tác quản lý và kế toán, TSCĐ được phân loại theo các tiêu thức sau:
a. Theo hình thái biểu hiện:
Tài sản cố định hữu hình (TK 211): Là những tài sản có hình thái vật chất do doanh nghiệp nắm giữ để sử dụng cho hoạt động sản xuất, kinh doanh phù hợp với tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ hữu hình. Bao gồm:
Loại 1: Nhà cửa, vật kiến trúc
Loại 2: Máy móc, thiết bị
Loại 3: Phương tiện vận tải, thiết bị truyền dẫn
Loại 4: Thiết bị, dụng cụ quản lý
Loại 5: Vườn cây lâu năm, súc vật làm việc và/hoặc cho sản phẩm
Loại 6: Các loại TSCĐ khác: là toàn bộ các TSCĐ khác chưa liệt kê vào năm loại trên như tranh ảnh, tác phẩm nghệ thuật.
Tài sản cố định vô hình (TK 213): Là tài sản không có hình thái vật chất nhưng xác định được giá trị do doanh nghiệp nắm giữ, sử dụng trong sản xuất, kinh doanh, cung cấp dịch vụ hoặc cho các đối tượng khác thuê phù hợp với tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ vô hình.
Bao gồm: quyền sử dụng đất, quyền phát hành, bằng sáng chế phát minh, tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học, sản phẩm, kết quả của cuộc biểu diễn nghệ thuật, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hoá, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, bí mật kinh doanh, nhãn hiệu, tên thương mại và chỉ dẫn địa lý, giống cây trồng và vật liệu nhân giống.
b. Theo quyền sở hữu và quyền kiểm soát lâu dài:
Tài sản cố định của doanh nghiệp: là các TSCĐ hữu hình, vô hình được hình thành từ các nguồn vốn khác nhau: nguồn vốn XDCB, vốn vay, quỹ đầu tư phát triển…Các TSCĐ này thuộc sở hữu của doanh nghiệp nên giá trị của chúng được phản ánh lên: Bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp.
Tài sản cố định thuê ngoài: là những TSCĐ mà doanh nghiệp được chủ sở hữu của tài sản nhượng quyền sử dụng trong một khoảng thời gian nhất định theo quy định trên hợp đồng thuê. Xét theo quyền kiểm soát, quản lý và sử dụng đối với TSCĐ thuê, TSCĐ thuê ngoài phân thành:
- Tài sản cố định thuê tài chính (TK 212) : Là tài sản mà bên cho thuê có sự chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở hữu tài sản cho bên thuê. Một TSCĐ thuê được xem là thuê tài chính khi hợp đồng thuê thỏa mãn một trong các điều kiện sau:
(1) Bên cho thuê chuyển giao quyền sở hữu tài sản cho bên thuê khi hết thời hạn thuê.
(2) Tại thời điểm khởi đầu thuê tài sản bên thuê có quyền lựa chọn mua lại tài sản thuê với mức giá ước tính thấp hơn giá trị hợp lý của tài sản vào cuối thời hạn thuê.
(3) Thời hạn thuê tài sản tối thiểu phải chiếm phần lớn thời gian sử dụng kinh tế của tài sản cho dù không có sự chuyên giao quyền sở hữu.
(4) Tại thời điểm khởi đầu thuê tài sản giá trị hiện tại của khoản thanh toán tiền thuê tối thiểu chiếm phần lớn giá trị hợp lý của tài sản thuê.
(5) Tài sản thuê thuộc loại chuyên dùng mà chỉ có bên thuê có khả năng sử dụng không cần có sự thay đổi hay sửa chữa lớn nào.
(6) Ngoài ra còn một số điều kiện khác như: bên thuê phải chịu tổn thất do sự thay đổi giá trị hợp lý của tài sản thuê và bên thuê có khả năng tiếp tục thuê lại tài sản khi hết hạn hợp đồng với tiền thuê thấp hơn giá thuê trên thị trường.
- Tài sản cố định thuê hoạt động :Nội dung hợp đồng thuê không có sự chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở hữu tài sản thuê. Theo đó bên thuê chỉ có quyền sử dụng tài sản thuê trong thời gian ngắn và sẽ trả lại tài sản thuê cho bên cho thuê khi kết thúc hợp đồng thuê.
c. Theo mục đích và tình trạng sử dụng
Tài sản cố định dùng trong hoạt động kinh doanh: là những TSCĐ chính của doanh nghiệp bao gồm tất cả các TSCĐ hữu hình và vô hình do doanh nghiệp quản lý, sử dụng cho các mục đích kinh doanh của mình.
Tài sản cố định phục vụ các hoạt động phúc lợi: Là những TSCĐ được xây dựng mua sắm bằng quỹ phúc lợi hoặc nguồn kinh phí sự nghiệp để phục vụ cho các hoạt động phúc lợi. Giá trị hao mòn của nó phải ghi giảm trực tiếp nguồn hình thành nên TSCĐ đó, không được tính vào chi phí kinh doanh của doanh nghiệp.
2. Đặc điểm và tiêu chuẩn ghi nhận của TSCĐ
2.1 Đặc điểm
TSCĐ là cơ sở vật chất kỹ thuật chủ yếu, giúp cho doanh nghiệp đạt được các mục tiêu về hoạt động và tài chính trong quá trình sản xuất....more
slide:
Tài liệu bao gồm file word 70 trang và file silde
Liên hệ email: luanvan84@gmail.com