Luận Văn Tốt Nghiệp - Báo cáo Chuyên đề Thực tập

Download luận văn tốt nghiệp, tiểu luận, báo cáo thực tập kế toán,kiểm toán..
 
Trang ChínhTrang Chính  Liên hệLiên hệ  Latest imagesLatest images  Tìm kiếmTìm kiếm  Đăng kýĐăng ký  Đăng Nhập  
Liên hệ luận văn
..::Liên hệ email::..
luanvan84@gmail.com
_______
Hỗ trợ YM:liên hệ
chat với tôi
Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 
Rechercher Advanced Search
Latest topics
Đăng Nhập
Tên truy cập:
Mật khẩu:
Đăng nhập tự động mỗi khi truy cập: 
:: Quên mật khẩu
Keywords
trình toán công dựng TÍCH CHÍNH nghiệp xuất phát thực thiết Đông doanh TNHH TÌNH măng tien luong kiểm kinh phần hàng thanh quản hoàn trong

Share
 

 HƯỚNG DẪN THỰC TẬP VÀ VIẾT ĐỀ TÀI TỐT NGHIỆP NGHÀNH KẾ TOÁN, KIỂM TOÁN ( DUE - TẢI FILE PDF)

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Tác giảThông điệp
LuanVan
Admin
Admin


Tổng số bài gửi : 801
Join date : 06/01/2012
Đến từ : Việt Nam

HƯỚNG DẪN THỰC TẬP VÀ VIẾT ĐỀ TÀI TỐT NGHIỆP  NGHÀNH KẾ TOÁN, KIỂM TOÁN ( DUE - TẢI FILE PDF) Empty
Bài gửiTiêu đề: HƯỚNG DẪN THỰC TẬP VÀ VIẾT ĐỀ TÀI TỐT NGHIỆP NGHÀNH KẾ TOÁN, KIỂM TOÁN ( DUE - TẢI FILE PDF)   HƯỚNG DẪN THỰC TẬP VÀ VIẾT ĐỀ TÀI TỐT NGHIỆP  NGHÀNH KẾ TOÁN, KIỂM TOÁN ( DUE - TẢI FILE PDF) Icon_minitime26/2/2012, 3:11 pm

HƯỚNG DẪN THỰC TẬP VÀ VIẾT ĐỀ TÀI TỐT NGHIỆP
Link tải về : http://www.mediafire.com/view/?arcgc7rb2am1gn4
(Dành cho sinh viên bậc đại học chuyên ngành kế toán thuộc các hệđào tạo)

1. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU CỦA CÔNG TÁC THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
1.1. Mục đích

• Giúp sinh viên củng cố kiến thức và vận dụng những lý thuyết đã được
trang bị trong lĩnh vực kế toán vào tiễn công tác kế toán tại các doanh nghiệp.
• Giúp sinh viên tự rèn luyện năng lực thực hành công tác kế toán trong các
doanh nghiệp. Cụ thể gồm các mặt sau:
+ Năng lực tổ chức công tác kế toán tài chính trong các doanh nghiệp phù hợp
với đặc điểm tổ chức kinh doanh và quản lý của doanh nghiệp.
+ Năng lực triển khai thực hành tất cả các phần hành kế toán của doanh nghiệp,
như kế toán TSCĐ, kế toán vật tư, kế toán bán hàng, kế toán thanh toán.....
+ Năng lực phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp
+ Từng bước triển khai công tác kế toán quản trị và công tác kiểm soát nội bộ
phù hợp với yêu cầu đổi mới cơ chế tài chính hiện nay ở các doanh nghiệp.
• Giúp sinh viên khái quát hóa và trình bày kết quả nghiên cứu qua chuyên đề
tốt nghiệp.

1.2. Yêu cầu

• Sinh viên đi thực tập tại một doanh nghiệp, tổ chức tài chính, hay đơn vị sự
nghiệp có thu. Thời gian thực tập tùy theo hệ đào tạo theo qui định chung của nhà
trường.
• Tìm hiểu toàn diện về hoạt động SXKD, công tác quản lý, công tác kế toán,
hệ thống kiểm soát nội bộ và những vấn đề có liên quan.
• Mỗi sinh viên phải hoàn thành một chuyên đề hay luận văn tốt nghiệp, có
nhận xét và dấu của đơn vị thực tập

2. QUY TRÌNH VIẾT CHUYÊN ĐỀ/ LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

Bước 1: Viết báo cáo thực tập và đề cương sơ bộ
Bước 2: Viết đề cương chi tiết
Bước 3: Viết bản thảo
Bước 4: Hoàn thành bản chính, bảo vệ chuyên đề, luận văn tốt nghiệp
2.1. VIẾT BÁO CÁO THỰC TẬP

Yêu cầu chung: phần báo cáo này khoảng 10 trang
Phần báo cáo thực tập nhằm giúp sinh viên hiểu một sốđặc điểm về hoạt động
của doanh nghiệp và những vấn đề có liên quan đến công tác kế toán, qua đó chọn đề
tài cho phù hợp. Tùy thuộc vào định hướng đề tài sẽ chọn mà nội dung báo cáo thực
tập khác nhau, nhưng có thể trình bày những nội dung chính sau:
1. Giới thiệu về doanh nghiệp
- Quá trình thành lập và phát triển
- Chức năng hoạt động theo giấy phép thành lập doanh nghiệp
- Một số thông tin về kết quả hoạt động của đơn vị, như: doanh thu, vốn, lợi
nhuận, lao động…
2. Đặc điểm tổ chức quản lý tại doanh nghiệp
- Bộ máy quản lý tại doanh nghiệp: chức năng và nhiệm vụ
- Công tác phân cấp quản lý tại doanh nghiệp, nhất là phân cấp về tài chính nếu
doanh nghiệp có qui mô lớn
- Tìm hiểu sự phối hợp giữa phòng kế toán với phòng chức năng trong các giao
dịch kinh tế. Qua đó, đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ. (Ví dụ: quá trình mua
hàng và kiểm nhận hàng nhập k ho: bộ phận nào mua, duyệt giá, kiểm nhận
chất lượng, thanh toán…)
3. Đặc điểm hoạt động của doanh nghiệp
Nội dung phần này tùy thuộc vào từng đề tài mà sinh viên lựa chọn. Thông qua
đặc điểm hoạt động của doanh nghiệp, sinh viên có thể tìm hiểu mối liên hệ giữa một
hoạt động cụ thể của doanh nghiệp với công tác kế toán. Ví dụ:
- Mảng đề tài kế toán tiêu thụ trong các doanh nghiệp cần đề cập đến:
o Đặc điểm sản phẩm, dịch vụ kinh doanh
o Đặc điểm hệ thống phân phối
o Chính sách bán hàng
o Các vấn đề khác có liên quan đến tiêu thụ
- Mảng đề tài về kế toán chi phí và giá thành cần đề cập đến:
o Đặc điểm sản phẩm
o Đặc điểm qui trình công nghệ sản xuất
o Đặc điểm tổ chức sản xuất

Nhìn chung, phần viết vềđặc điểm hoạt động là cơ sởđể sinh viên có thể hiểu
sâu sắc hơn các vấn đề về kế toán, kiểm toán, phân tích có liên quan đến đề tài đã
chọn
4. Tổ chức công tác kế toán
- Tổ chức bộ máy kế toán: làm rõ nhiệm vụ của từng kế toán viên
- Hình thức sổ kế toán: khái quát hóa qui trình ghi chép theo hình thức kế toán
của doanh nghiệp.
Đối với sinh viên hệ chính qui : ngoài các nội dung trên, báo cáo thực tập còn
phải khái quát công việc của một phần hành kế toán cụ thểở doanh nghiệp. Để thực
hiện nội dung này, sinh viên phải làm rõ:
a. Qui trình lưu chuyển chứng từ theo phần hành kế toán đã chọn nghiên cứu
b. Trình tự ghi chép vào sổ sách kế toán từ chứng từ gốc theo hình thức kế toán
đang áp dụng tại doanh nghiệp (Cả kế toán tổng hợp và kế toán chi tiết). Trường
hợp doanh nghiệp có sử dụng phần mềm kế toán thì cần làm rõ việc phân công nhiệm
vụ ghi chép và kiểm soát giữa các kế toán viên.
c. Báo cáo kế toán theo phần hành kế toán (nếu có)

2.2. ĐỀ CƯƠNG SƠ BỘ

Đề cương sơ bộ viết khoảng 2 trang, trên một mặt giấy của khố giấy A4. Ở cấp
bậc đại học, đề cương về cơ bản tối thiểu được chia thành 3 phần.

Phần 1. Cơ sở lý luận vềđề tài đã chọn
Phần 2. Thực tế về công tác kế toán (p hân tích) …tại doanh nghiệp ABC
Phần 3. Tổng hợp, đánh giá và một số ý kiến …. tại doanh nghiệp ABC

Tùy thuộc vào đặc điểm từng đề tài mà chuyên đề hay luận văn có thể thiết kế
từ 3-4 phần. Sinh viên phải viết rõ các đề mục trong từng phần (dàn bài) để giáo viên
duyệt và triển khai thực hiện đề cương chi tiết.

2.3. ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT

Mục đích của phần đề cương chi tiết là giúp sinh viên triển khai rõ ràng hơn các
nội dung cốt lõi đã được giáo viên hướng dẫn phê duyệt tại đề cương sơ bộ; trước khi
viết bản thảo chuyên đề. Với các đề tài về kế toán, trong đề cương chi tiết cần làm rõ
các nội dung, như: chứng từ kế toán, chính sách kế toán, các loại sổ sách chi tiết và
tổng hợp, quy trình kế toán của chủđềđã chọn,…cần minh họa. Với các đề tài thuộc
mảng phân tích, cần làm rõ số liệu dự tính thu thập, phương pháp xử lý số liệu, chỉ tiêu
phân tích theo từng nội dung phân tích của đề cương sơ bộ.

Về mặt lượng, tùy theo dạng đề tài mà số lượng trang cho đề cương chi tiết là
khác nhau. Nói chung đề cương chi tiết viết khoảng 10 đến 15 trang của khố giấy A4.

2.4. VIẾT BẢN THẢO

Bản thảo là bản viết của chuyên đề (luận văn) tốt nghiệp. Bản thảo cần chứa
đựng đầy đủ các nội dung phải có của một đề tài về hình thức và nội dung trình bày.
Sau khi có ý kiến của giáo viên hướng dẫn, sinh viên phải tiến hành chỉnh sửa, bổ
sung, … để hoàn thành bản chính thức của chuyên để (luận văn). Bản thảo nên hoàn
thành trước khi kết thúc thực tập 3 tuần để sinh viên có thời gian chỉnh sửa, in ấn bản
chính thức, gửi đơn vị thực tập nhận xét, đóng dấu và nộp cho Khoa. Để chuyên đề có
chất lượng thì phần nội dung tìm hiểu về thực tế tại đơn vị và khả năng tổng hợp các
vấn đề qua tìm hiểu là một khâu hết sức quan trọng. Các nội dung cần trình bày có
tính logic, gắn kết, và khái quát hóa qua minh họa qua các sơđồ, bảng biểu.

2.5. BẢO VỆ CHUYÊN ĐỀ, LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

Bảo vệ chuyên đề tốt nghiệp: sinh viên phải chuẩn bị nội dung tóm tắt của
chuyên đề (phần 2, 3) và trình bày trước giáo viên phản biện trong thời gian 5-7 phút.
Giáo viên đặt câu hỏi và sinh viên trả lời ngay các câu hỏi của giáo viên.

Bảo vệ luận văn: sinh viên chuẩn bị slides và trình bày đề tài trước Hội đồng
trong thời gian không quá 15 phút. Sinh viên phải trả lời các cầu hỏi của các thành
viên hội đồng bảo vệ luận văn tốt nghiệp.
Tiêu chí đánh giá khâu bảo vệ chuyên đề, luận văn được áp dụng theo qui định
hiện hành của Khoa.

3. KẾT CẤU CHUNG CỦA CHUYÊN ĐỀ, LUẬN VĂN

Chuyên đề, luận văn tốt nghiệp có thể chia thành 3 đến 4 phần tùy theo từng đề
tài nhưng kết cấu và hình thức tổng quát như sau:

Trang bìa (Xem mẫu trang bìa)

Lời mởđầu (1 trang)

(Giới thiệu tầm quan trọng và lý do chọn đề tài)

Phần 1. Cơ sở lý luận về..... (khoảng 15 trang)

Phần 2. Tình hình thực tế ….tại doanh nghiệp ABC (25-30 trang)

A. Đặc điểm tình hình chung của doanh nghiệp (5- 8 trang)

B. Thực tế về công tác kế toán/ phân tích…. (20 -25 trang)

Phần 3. Đánh giá và một số ý kiến hoàn thiện ….(5-15 trang)

1.3. Đánh giá tổng hợp về nội dung đã nghiên cứu

1.4. Một số ý kiến …..

Kết luận ( 1 trang)

(Viết kết luận vềđề tài thực tập)

Danh mục tài liệu tham khảo (theo qui định hiện hành của ĐHĐN)
Phần phụ lục (không giới hạn)

Mục lục

Nhận xét của đơn vị thực tập (có nhận xét và con dấu)

Nhận xét của giáo viên hướng dẫn

Nhận xét của giáo viên phản biện

Những điểm cần chú ý :

Độ dài: Độ dài của chuyên đề chỉ tính đối với phần nội dung chính thức, không
kể phần phụ lục, lời mở đầu và phần kết luận. Đối với chuyên đề tốt nghiệp, phần
chính thức của đề tài khoảng từ 40 đến 50 trang. Đối với luận văn tốt nghiệp, phần
chính thức của đề tài khoảng từ 50 đến 60 trang . Những bảng biểu, sơđồ không cần
thiết thì nên chuyển vào phần phụ lục.

Hình thức: toàn bộ chuyên đề được đánh máy trên khổ giấy A4, mã
UNICODE, font chữ tiêu chuẩn Times New Roman hoặc kiểu chữ tương đương, cở
chữ 13, chếđộ giãn dòng là single,canh lề các bên không lớn hơn 3 cm. Toàn bộ bảng
biểu, sơđồ cần đánh số thứ tựđể người đọc dễ theo dõi.

4. HƯỚNG DẪN CÁCH VIẾT CÁC NỘI DUNG CỦA ĐỀ TÀI
4.1. Trang bìa

Trang bìa được trình bày như sau :
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
KHOA KẾ TOÁN


CHUYÊN ĐỀ (LUẬN VĂN)
TỐT NGHIỆP

(Tên chuyên đề)

Sinh viên thực hiện:
Lớp:
Giáo viên hướng dẫn:

Năm ….

-6-
4.2. Lời nói đầu
Cần đề cập ba ý chính sau trong lời nói đầu:
- Lý do chọn đề tài (hay mục đích nghiên cứu)
- Đóng góp của đề tài (đề tài đã nghiên cứu được cái gì, bổ sung, hoàn chỉnh những
nội dung gì,…)
- Kết cấu của đề tài: giới thiệu đề tài gồm mấy phần, tiêu đề của mỗi phần
Lưu ý: Để trình bày các nội dung trên, lời nói đầu được viết khi đã hoàn thành các nội
dung của đề tài

4.3. Mục lục
Liệt kê các mục chính của đề tài, có ghi chú số trang của từng mục. Đề mục được
đánh liệt kê ba cấp. Ví dụ:
Trang

1. (tên đề mục)...............................................................................................................1

1.1. (tên đề mục)..........................................................................................................5

1.1.1. (tên đề mục)

1.2. (tên đề mục)

2. (tên đề mục)

4.4. Nội dung phần I
Phần này viết tóm lược lý thuyết về chủđềđã chọn. Cần chú ý mấy điểm sau:
- Không sao chép lại lý thuyết mà cần phải chọn lọc những nội dung chính để
viết vì số trang giới hạn là 15 trang.
- Các nội dung chính được trình bày trong phần này có gắn kết với các nội dung
của phần II và III, tránh trường hợp phần I có đưa ra một nội dung nào đó
nhưng trong phần II và III hoàn toàn không có đề cập đến.
- Đối với các đề tài kế toán tài chính, khi trình bày nội dung hạch toán (ghi Nợ,
ghi Có), nên trình bày tổng hợp các nội dung hạch toán trên sơđồ.
- Đối với các đề tài khác (phân tích, kế toán quản trị,…), các công thức, các bảng
tổng hợp cần trình bày hợp lý, sung tích.
- Cuối cùng, khi trình bày các nội dung của phần I, luôn chú ý đến giới hạn số
trang : không được vượt quá 15 trang.

4.5. Nội dung phần II
Về mặt kết cấu, phần II chia thành hai phần nhỏ : Phần giới thiệu những đặc điểm
chung về doanh nghiệp và phần thực tế vềđề tài tại doanh nghiệp.
- Phần A : giới thiệu những đặc thù chung về doanh nghiệp : Phần này viết
không được quá 7 trang. Các ý chính cần đề cập trong nội dung này thường
bao gồm :
o Tên, vị trị địa lý, qui mô của doanh nghiệp (về vốn, về lao động, về
doanh thu,…) của doanh nghiệp.
o Đặc điểm hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp : cần trình bày lĩnh
vực hoạt động, mặt hàng sản xuất kinh doanh, thị trường, …Chú ý: nội
dung cần trình bày có liên quan đến dạng đề tài (xem hướng dẫn viết
Báo cáo thực tập ở trên)
o Đặc điểm tổ chức quản lý : Giới thiệu tổ chức quản lý ở doanh nghiệp
(có sơđồ tổ chức quản lý). Xem hướng dẫn viết Báo cáo thực tập ở trên.
o Đặc điểm tổ chức kế toán: giới thiệu về bộ máy kế toán và hình thức sổ
kế toán áp dụng tại doanh nghiệp.
- Phần B : trình bày thực trạng về đề tài tại doanh nghiệp : Phần này tùy theo
dạng đề tài để viết cho thích hợp. Điều cốt lõi của phần này là phải làm rõ thực
trạng của đề tài ở doanh nghiệp. Một sốđiểm cần chú ý:
o Có thể vừa mô tả thực trạng, vừa đưa ra ý kiến nhận xét về thực tếđó ở
doanh nghiệp (hợp lý hay chưa ?). Để đưa ra ý kiến nhận xét, cần đối
chiếu với lý thuyết hay qui định của chếđộ có liên quan.
o Với một qui trình nào đó, ví dụ qui trình hạch toán bán hàng, cần khái
quát trước qui trình (có thể trên sơđồ), sau đó mới đi vào trình bày chi
tiết các ý, minh họa bằng số liệu, sổ sách, …
o Nên chọn lựa các bảng, sổđiển hình để minh họa ý đã viết. Chú ý tránh
liệt kê sổ, bảng; điều quan trọng là phải làm rõ thực trạng vềđề tài.
o Cuối phần II, nếu cần, có thểđưa ra ý kiến đánh giá tổng hợp (ưu, hạn
chế) về các nội dung đã trình bày. Tuy nhiên, mục đánh giá tổng hợp có
thểđược trình bày trong Phần III (xem nội dung 4.6).

4.6. Nội dung phần III
Dựa trên cơ sở phần thực trạng (phần II) và phần cơ sở lý thuyết (phần I) để
đưa ra một số hướng giải quyết hợp lý hơn khi vận dụng đề tài ở doanh nghiệp thực
tập nói riêng và ở các doanh nghiệp khác nói chung. Trước khi đưa ra giải pháp, cần
đánh giá những mặt còn tồn tại. Cụ thể nội dung phần này bao gồm hai phần nhỏ sau :
- A. Đánh giá tổng hợp những mặt ưu điểm, hạn chế liên quan đến chủ đề
nghiên cứu ở doanh nghiệp : Đánh giá này được đúc kết từ những nhận xét nằm
rải rác ở các nội dung đã trình bày ở phần II (xem ở trên). Chú ý:
o đánh giá nên tập trung vào c hủ đề nghiên cứu, không đánh giá chung
chung, tránh lạc đề.
o tránh trường hợp đưa ra đánh giá ưu, hạn chế nhưng các đặc điểm này
không thấy đề cập ở phần thực trạng (p hần II).
- B. Ý kiến hay giải pháp …. :
o Các ý kiến hay giải pháp phải được xây dựng dựa trên đánh giá những
mặt còn tồn tại. Tránh trường hợp không đưa ra đánh giá, nhận xét
nhưng lại đưa ra ý kiến, giải pháp.
o Một ý kiến hay giải pháp đưa ra phải bao gồm :
Cơ sở lý thuyết của ý kiến hay giải pháp ;
Khả năng vận dụng ý kiến hay giải pháp ở Doanh nghiệp ;
Nội dung của ý kiến hay giải pháp ;
Tác động của ý kiến hay giải pháp : định lượng nó nếu có thể (ví
dụ giải pháp sẽ góp phần tăng doanh thu bao nhiêu). Nếu không
thì định tính (ví dụ hoàn chỉnh một qui trình hạch toán).

4.7. Kết luận
Các nội dung cần trình bày trong kết luận:
- Tổng hợp lại các nội dung chính đã trình bày trong đề tài
- Những kết quảđạt được, những nội dung chưa hoàn chỉnh (giải thích tại sao
chưa làm được).
- Gợi mở hướng nghiên cứu trong tương lai (chủ yếu dựa vào những nội dung
chưa làm được)

4.8. Tài liệu tham khảo
Liệt kê các tài liệu tham khảo theo trật tự sau:
- Trường hợp tài liệu tham khảo là sách : Tên tác giả - tên sách – lần tải bản (nếu
có) - nhà xuất bản - nơi xuất bản- năm xuất bản.
Chú ý tên tài liệu in nghiêng; Ví dụ : Nguyễn Văn A, Kế toán tài chính, Tái bản
lần thứ 2, Nhà xuất bản giáo dục, Hà nội, 1999
- Trường hợp tài liệu là bài báo trong các tạp chí: Tên tác giả - tên bài báo - tên
tạp chí - số báo - năm xuất bản.
Chú ý : Tên bài báo để trong ngoặc kép, tên tạp chí in nghiêng; Ví dụ : Nguyễn
Văn A, « Chi phí mục tiêu », Tạp chí k ế toán, số 98, 1999.

5. PHƯƠNG PHÁP TÌM HIỂU, THU THẬP TÀI LIỆU

5.1. Xác định mục tiêu nghiên cứu của đề tài

Mục tiêu nghiên cứu gắn liên với tên đề tài đã chọn. Sinh viên phải bám sát
mục tiêu này trong quá trình làm đề tài

5.2. Xác định các câu hỏi nghiên cứu của đề tài
o tránh trường hợp đưa ra đánh giá ưu, hạn chế nhưng các đặc điểm này
không thấy đề cập ở phần thực trạng (p hần II).
- B. Ý kiến hay giải pháp …. :
o Các ý kiến hay giải pháp phải được xây dựng dựa trên đánh giá những
mặt còn tồn tại. Tránh trường hợp không đưa ra đánh giá, nhận xét
nhưng lại đưa ra ý kiến, giải pháp.
o Một ý kiến hay giải pháp đưa ra phải bao gồm :
Cơ sở lý thuyết của ý kiến hay giải pháp ;
Khả năng vận dụng ý kiến hay giải pháp ở Doanh nghiệp ;
Nội dung của ý kiến hay giải pháp ;
Tác động của ý kiến hay giải pháp : định lượng nó nếu có thể (ví
dụ giải pháp sẽ góp phần tăng doanh thu bao nhiêu). Nếu không
thì định tính (ví dụ hoàn chỉnh một qui trình hạch toán).

4.7. Kết luận
Các nội dung cần trình bày trong kết luận:
- Tổng hợp lại các nội dung chính đã trình bày trong đề tài
- Những kết quảđạt được, những nội dung chưa hoàn chỉnh (giải thích tại sao
chưa làm được).
- Gợi mở hướng nghiên cứu trong tương lai (chủ yếu dựa vào những nội dung
chưa làm được)

4.8. Tài liệu tham khảo
Liệt kê các tài liệu tham khảo theo trật tự sau:
- Trường hợp tài liệu tham khảo là sách : Tên tác giả - tên sách – lần tải bản (nếu
có) - nhà xuất bản - nơi xuất bản- năm xuất bản.
Chú ý tên tài liệu in nghiêng; Ví dụ : Nguyễn Văn A, Kế toán tài chính, Tái bản
lần thứ 2, Nhà xuất bản giáo dục, Hà nội, 1999
- Trường hợp tài liệu là bài báo trong các tạp chí: Tên tác giả - tên bài báo - tên
tạp chí - số báo - năm xuất bản.
Chú ý : Tên bài báo để trong ngoặc kép, tên tạp chí in nghiêng; Ví dụ : Nguyễn
Văn A, « Chi phí mục tiêu », Tạp chí k ế toán, số 98, 1999.

5. PHƯƠNG PHÁP TÌM HIỂU, THU THẬP TÀI LIỆU

5.1. Xác định mục tiêu nghiên cứu của đề tài

Mục tiêu nghiên cứu gắn liên với tên đề tài đã chọn. Sinh viên phải bám sát
mục tiêu này trong quá trình làm đề tài

5.2. Xác định các câu hỏi nghiên cứu của đề tài
Câu hỏi nghiên cứu là những vấn đề triển khai từ mục tiêu nghiên cứu và nội
dung báo cáo thực tập. Sinh viên cần liệt kê những câu hỏi, thắc mắc, những vấn đề có
liên quan trong một đề tài kế toán, kiểm toán, phân tích để chủđộng sắp xếp kế hoạch
thu thập số liệu. Câu hỏi nghiên cứu cũng có thể là những vấn đề mà lý luận còn chưa
rõ ràng, cần phải thay đổi, hay những vấn đề cần vận dụng trong thực tiễn ở nước ta

5.3. Xây dựng lộ trình để giải quyết các câu hỏi nghiên cứu đặt ra

+ Thu thập các thông tin có liên quan đến nội dung đề tài
+ Phỏng vấn những cá nhân có liên quan (chuẩn bị sẵn câu hỏi thắc mắc) để
làm rõ hơn các thông tin đã thu thập
+ Mô tả khái quát và đánh giá các vấn đề trên
Gợi ý:
(1) Mảng đề tài kế toán tài chính : cần tìm hiểu mẫu biểu chứng từ, qui trình lưu
chuyển chứng từ, sổ sách kế toán chi tiết, sổ kế toán tổng hợp, các chính sách kế toán
và đo lường đối tượng kế toán, hệ thống báo cáo kế toán theo phần hành đã chọn. Qua
đó, đối chiếu với các chuẩn mực kế toán, qui định hiện hành…và đánh giá vai trò của
phần hành kế toán đó đối với công tác quản lý tại đơn vị

(2) Mảng đề tài phân tích : cần thu thập Báo cáo tài chính, các báo cáo chi tiết, tổng
hợp có liên quan. Thu thập các thông tin định tính có liên quan đến đề tài. Qua đó,
thuyết minh, giải thích số liệu qua các chỉ tiêu phân tích đánh giá hoạt động của doanh
nghiệp.

(3) Mảng đề tài kế toán quản trị: xem xét mức độ vận dụng kế toán quản trị theo đề tài
đã chọn, phân cấp quản lý, cách ứng xử chi phí, hệ thống báo cáo kiểm soát…

Trên đây chỉ là những gợi ý có tính nguyên tắc. Sinh viên cần trình bày các số
liệu, bảng biểu có liên quan đến đề tài, tránh trình bày trùng lắp. Các mẫu biểu, chứng
từ cần sắp xếp cho logic trong một chuyên đề (luận văn) tốt nghiệp.

Tài liệu sử dụng cho đề tài cần có tính logic, gần thời điểm thực tập nh ất. Với
đề tài phân tích, nguồn dữ liệu gốc (ví dụ: Báo cáo tài chính) phải trình bày ở phần phụ
lục của chuyên đề (luận văn) tốt nghiệp và có xác nhận của đơn vị thực tập.

5.4. So sánh, đối chiếu, bình luận

Một trong những khó khăn lớn nhất đối với người viết là tổng hợp và đánh giá
các vấn đềđã khảo sát tại đơn vị. Tùy thuộc vào từng đề tài, cách viết của mỗi sinh
viên mà công việc này có thể trình bày ở phần 2 hoặc đầu phần 3 của chuyên đề (luận
văn). Gợi ý là sinh viên đối chiếu với lý thuyết (chuẩn mực, chếđộ kế toán…) hay tính
hợp lý… trong các công việc có liên quan đến đề tài thì có thể đưa ra các kết luận
riêng của mình. Các kết luận có thể là mặt mạnh hay mặt còn tồn tại. Đây là giai đoạn
nhận thức của mỗi sinh viên sau quá trình thực tập. Tùy thuộc vào sinh viên theo hệ
đào tạo (chính qui hay vừa học, vừa làm) mà yêu cầu đánh giá ở nội dung này khác
nhau.

6. NHỮNG VẤN ĐỀ CẦN CHÚ Ý KHÁC

6.1. Chép chuyên đề, luận văn

Sinh viên nghiêm cấm chép chuyên đề, luận văn của sinh viên khóa trước.
Mọi trường hợp chép đều không được công nhận kết quả (điểm 0). Để thực hiện điều
này cần chú ý một số vấn đề sau:
Đối với phần lý luận: cần chọn lọc những nội dung có liên quan đến đề tài với
cách diễn đạt của mình thì sẽ tránh hiện tượng chép vì phần lý luận chỉ giới hạn
khoảng 15 trang. Riêng việc sao chép nội dung, công dụng và kết cầu của các tài
khoản thì được phép chấp nhận.
Đối với phần 2 – Giới thiệu tình hình chung về doanh nghiệp. Để tránh tình
trạng giống nhau giữa các sinh viên thực tập tại cùng một doanh nghiệp, những sơđồ
về tổ chức bộ máy quản lý, bộ máy kế toán, hình thức kế toán … cần giống nhau;
nhưng cách diễn đạt thì khác.

6.2. Trích dẫn tài liệu tham khảo

Sinh viên cần chú ý cách trích dẫn để tránh bị xem xét là chép đề tài. Nội dung
trích dẫn thường liên quan đến phần lý luận hoặc các nguồn số liệu gốc sử dụng trong
phần 2 của một chuyên đề tốt nghiệp. Có thể có một số gợi ý sau:
(1) Không nên chép nguyên 2 trang trở lên của giáo trình những phần không cần
thiết.
(2) Nếu chép các định nghĩa gốc cần chú thích cuối trang: tên tác giả, tên sách (bài
báo), tên Nhà xuất bản, năm xuất bản, số trang
(3) Các bảng số liệu gốc ở doanh nghiệp nên ghi rõ (Nguồn: trích từ Bảng… tại
doanh nghiệp)
6.3. Đánh sốđề mục

Các đề mục được đánh số thứ tự như sau:

1. Tên đề mục

1.1. Tên đề mục

1.1.1. Tên đề mục

1.1.1.1. Tên đề mục

a) Tên đề mục

1.2. Tên đề mục
2. Tên đề mục

Chú ý :

- Đặt dấu chấm ngay sau sốđề mục, sau đó cách ra một khoảng trống, rồi mới viết tên
đề mục

- Không để bất kỳ dấu nào (chấm, hai chấm, …) cuối đề mục

KHOA KẾ TOÁN





Link tải pdf : http://www.mediafire.com/view/?arcgc7rb2am1gn4
Về Đầu Trang Go down
https://luanvan.forumvi.com
 

HƯỚNG DẪN THỰC TẬP VÀ VIẾT ĐỀ TÀI TỐT NGHIỆP NGHÀNH KẾ TOÁN, KIỂM TOÁN ( DUE - TẢI FILE PDF)

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

 Similar topics

-
» Đề tài tốt nghiệp luận văn kiểm toán: VẬN DỤNG THỦ TỤC PHÂN TÍCH TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO CÔNG TY KIỂM TOÁN VÀ KẾ TOÁN AAC THỰC HIỆN
» Hoàn thiện kiểm toán chu trình hàng tồn kho trong kiểm toán Báo cáo tài chính do Công ty Kiểm toán tư vấn xây dựng Việt Nam thực hiện
» Thực trạng kiểm toán khoản mục TSCĐ trong kiểm toán báo cáo tài chính do công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn tài chính quốc tế (IFC) thực hiện
» Kiểm toán khoản mục doanh thu và nợ phải thu khách hàng trong kiểm toán báo cáo tài chính do công ty TNHH kiểm toán và kế toán AAC thực hiện
» Hoàn thiện kiểm toán chu trình hàng tồn kho trong kiểm toán Báo cáo tài chính do Công ty kế toán và kiểm toán AAC thực hiện

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Luận Văn Tốt Nghiệp - Báo cáo Chuyên đề Thực tập :: Tài liệu - Phần mềm - Tin tức :: Tài liệu-
Luận Văn Kinh Tế