Luận văn tốt nghiệp đề tài: Đầu tư phát triển khu công nghiệp trên địa bàn Hà Nội
Mã đề tài: GDQT0009
Số trang 71
Định dạng Word | Font Times new roman
Trích nội dung:
Đầu tư nước ngoài và trong nước vào các KCN tập trung và khu (cụm) công nghiệp vừa và nhỏ của Hà Nội là một trong những giải pháp quan trọng nhằm giải quyết các yêu cầu đẩy mạnh phát triển công nghiệp thành phố trong GDP của Hà Nội. Việc thu hồi đầu tư vào các KCN của Hà Nội mà chủ yếu là nguồn vốn đầu tư nước ngoài sẽ góp phần thực hiện những mục tiêu của thành phố đề ra. Do đó cần có sự nghiên cứu phân tích để rút ra những bài học thành công và thất bại trong quá trình đầu tư. Phát triển các KCN Hà Nội, từ đó đưa ra những giải pháp cần thực hiện trong giai đoạn tới. Thấy được tầm quan trọng của vấn đề em đã lựa chọn đề tài: “Đầu tư phát triển khu công nghiệp trên địa bàn Hà Nội”.
Chuyên đề gồm có ba phần chính:
Chương 1: Lý luận chung về đầu tư và KCN.
Chương 2: Thực trạng đầu tư phát triển KCN trên địa bàn Hà Nội.
Chương 3: Một số giải pháp nhằm thúc đẩy đầu tư phát triển KCN ở Hà Nội.
Trong khuôn khổ của một chuyên đề thực tập tốt nghiệp, với hạn chế về kiến thức cũng như hiểu biết thực tiễn, chuyên đề này không tránh khỏi những thiếu sót. Bởi vậy, em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thày cô giáo bộ môn và các cô chú trong ban quản lý các KCN và CX Hà Nội.
NỘI DUNG
CHƯƠNG 1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐẦU TƯ VÀ KHU CÔNG NGHIỆP
1.1. Lý luận về đầu tư, đầu tư phát triển
1.1.1. Khái niệm:
Đầu tư (ĐT) theo nghĩa chung nhất, đầu tư được hiểu là sự bỏ ra, sự hy sinh các nguồn lực ở hiện tại, để tiến hành các hoạt động nhằm đạt được các kết quả, thực hiện được các mục tiêu nhất định trong tương lai.
Đầu tư phát triển (ĐTPT) là hoạt động sử dụng các nguồn lực tài chính vật chất, nguồn lực lao động và trí tuệ nhằm duy trì tiềm lực hoạt động của các cơ sở đang tồn tại và tạo ra tiềm lực mới cho nền kinh tế xã hội tạo việc làm và nâng cao đời songs của mọi thành viên trong xã hội.
1.1.2. Đặc điểm hoạt động ĐTPT.
Hoạt động ĐTPT có đặc điểm khác biệt với các loại hình đầu tư là:
- Hoạt động ĐTPT đòi hỏi một số vốn lớn nằm để khê đọng trong suốt quá trình thực hiện đầu tư. Đây là cái giá phải khá lớn cho ĐTPT.
- Thời gian để tiến hành một công cuộc đầu tư cho đến khi các thành quả của nó phát huy tác dụng thường đòi hỏi nhiều năm tháng với nhiều biến động xảy ra.
- Thời gian cần hoạt động để có thề thu hồi đủ vốn đã bỏ ra đối với các cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ sản xuất kinh doanh thường đòi hỏi nhiều năm tháng và do đó không tránh khỏi sự tác động hai mặt tích cực và tiêu cực của các yếu tố không ổn định về tự nhiên, xã hội, chính trị, kinh tế...
- Các thành quả của hoạt động ĐTPT có giá trị sử dụng lâu dài nhiều năm tháng, có khi đến hàng trăm năm, hàng nghìn năm, thậm chí là vĩnh cửu như các công trình nổi tiếng thế giới (Nhà thờ La Mã ở Rome, Vạn lý Trường thành ở Trung Quốc, Kim tự Tháp ở Ai Cập...). Điều này nói lên giá trị lớn lao của các thành quả ĐTPT.
- Các thành quả của ĐTPT là các công trình xây dựng sẽ hoạt động ở ngay nơi mà nó được tạo dựng lên. Do đó, các điều kiện về địa hình tại đó sẽ ảnh hưởng lớn đến quá trình thực hiện đầu tư cũng như tác dụng sau này của các kết quả đầu tư.
- Mọi thành quả và hậu quả của quá trình thực hiện đầu tư chịu ảnh hưởng nhiều của các yếu tố không ổn định theo thời gian và điều kiện địa lý của không gian.
Để đảm bảo cho công cuộc đầu tư đem lại hiệu quả kinh tế xã hội cao đòi hỏi phải làm tốt công tác chuẩn bị.
1.1.3. Vai trò của đầu tư.
1.1.3.1. Đầu tư vừa có tác động đến tổng cung vừa có tác động đến tổng cầu.
Tổng cung là toàn bộ khối lượng sản phẩm mà đơn vị sẽ sản xuất và bán ra trong một thời kỳ nhất định.
Tổng cầu là khối lượng hàng hoá hoặc dịch vụ mà đơn vị trong nền kinh tế sẽ sử dụng tương ứng với một mức giá nhất định.
Đầu tư là một yếu tố chiếm tỷ trọng lớn trong tổng cầu. Theo WB đầu tư thường chiếm 24% - 28% trong tổng cầu của tất cả các nước trên thế giới. Tác động của đầu tư đến tổng cầu là ngắn hạn, do đầu tư có độ trễ nên khi vốn đầu tư, máy móc thiết bị, lao động bỏ ra để hình thành đầu tư nhưng chưa tạo ra thành quả thì tổng cung chưa kịp thay đổi còn tổng cầu lức đó tăng lên.
Về mặt cung: đầu tư sẽ tác động đến tổng cung dài hạn (khi thành quả của đầu tư phát huy tác dụng và năng lực mới đi vào hoạt động). Khi đó sản phẩm, hàng hoá tạo ra cho nền kinh tế tăng lên, sản xuất phát triển là nguồn gốc cơ bản để tăng tích luỹ, tăng thu nhập, nâng cao đời sống của mọi thành viên trong xã hội.
1.1.3.2. Đầu tư có tác động hai mặt đến sự ổn định kinh tế.
Sự tác động đồng thời về mặt thời gian của đầu tư đối với tổng cung và tổng cầu của nền kinh tế làm cho mỗi sự thay đổi của hoạt động đầu tư dù là tăng hay giảm dèu cùng một lức vừa là yếu tố duy trì sự ổn định, vừa là yếu tố phá vỡ sự ổn định kinh tế của mỗi quốc gia.
Chẳng hạn, khi đầu tư tăng, cầu của các yếu tố đầu tư tăng làm cho giá hàng hoá có liên quan tăng đến mức nào đó thì dẫn đến lạm phát sẽ làm cho sản xuất bị đình trệ, thâm hút ngân sách, đời sống người lao động gặp nhiều khó khăn... Mặt khác, tăng đầu tư làm cho cầu của các yếu tố có liên quan tăng, sản xuất của các ngành này phát triển thu hút thêm lao động giảm thất nghiệp, giảm tệ nạn xã hội. Tương tự như vậy khi đầu tư giảm cũng gây tác động hai mặt (theo chiều hướng ngược lại với tác động trên). Vì vậy các nhà chính sách cần thấy hết tác động hai mặt này để đưa ra các chính sách phù hợp nhằm hạn chế tác động xấu và phát huy các tác động tích cực duy trì sự ổn định của toàn bộ nền kinh tế.
1.1.3.3. Đầu tư tác động đến tốc độ tăng trưởng và phát triển kinh tế.
Kết quả nghiên cứu của các nhà kinh tế cho thấy: Muốn giữ tốc độ tăng trưởng mức trung bình thì tỷ lệ đầu tư phải đạt được từ 15 - 25% so với GD tuỳ thuộc vào hệ số ICOR của mỗi nước.
IC0R = vốn đầu tư . Mức tăng GDP.
Từ đó suy ra:
Mức tăng GDP = Vốn ĐT/ICOR
Nếu hệ số ICOR không đổi thì mức tăng GDP hoàn toàn phụ thuộc vào vốn đầu tư. Chỉ tiêu ICOR của mỗi quốc gia phụ thuộc vào nhiều yếu tố, thay đổi theo trình độ phát triển và cơ chế chính sách của mỗi quốc gia. ở Việt Nam hệ số ICOR trong thời gian qua như sau:
.......
..........
MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU
NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐẦU TƯ VÀ KHU CÔNG NGHIỆP
1.1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐẦU TƯ, ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN
1.1.1. Khái niệm
1.1.2. Đặc điểm hoạt động đầu tư phát triển
1.1.3. Vai trò của đầu tư
1.1.3.1. Đầu tư vừa tác động đến tổng cung, vừa có tác động đến tổng cầu
1.1.3.2. Đầu tư có tác động hai mặt đến sự ổn định kinh tế
1.1.3.3. Đầu tư tác động đến tốc độ tăng trưởng và phát triển kinh tế
1.1.3.4. Đầu tư góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế
1.1.3.5. Đầu tư với việc tăng cường khả năng khoa học công nghệ của đất nước
1.2. LÝ LUẬN CHUNG VỀ KCN
1.2.1. Định nghĩa về KCN
1.2.2. Khái niệm đầu tư KCN
1.2.3. Mục tiêu và đặc điểm của KCN
1.2.3.1. Mục tiêu
1.2.3.1.1. Mục tiêu của Nhà đầu tư nước ngoài
1.2.3.1.2. Mục tiêu của nước thành lập
1.2.3.2. Đặc điểm
1.2.4. Sự hình thành và phát triển KCN
1.2.4.1. Điều kiện hình thành KCN
1.2.4.2. Một số yếu tố tác động tới sự hình thành và phát triển các KCN
1.2.5. Vai trò và sự cần thiết của các KCN đối với sự phát triển kinh tế
1.2.5.1. Vai trò của KCN đối với nền kinh tế
1.2.5.1.1. Tăng cường khả năng thu hút đầu tư, góp phần thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế
1.2.5.1.2. Các KCN sẽ có tác động ngược trở lại nền kinh tế
1.2.5.1.3. KCN là cơ sở để tiếp cận với kỹ thuật và công nghệ hiện đại, học hỏi phương thức quản lý mới, nâng cao trình độ tay nghề của người lao động
1.2.5.1.4. KCN tạo thêm việc làm cho người lao động
1.2.5.2. Tính tất yếu khách quan của việc thành lập các KCN
1.3. QUÁ TRÌNH ĐẦU TƯ VÀO KCN
1.3.1. Xây dựng hạ tầng kỹ thuật trong hàng rào
1.3.2. Xây dựng hạ tầng kỹ thuật ngoài hàng rào
1.3.3. Thu hút lao động và phát triểnhạ tầng xã hội phục vụ sự phát triển KCN
1.3.4. Nguồn vốn dành cho đầu tư phát triển KCN
1.3.5. Một số chỉ tiêu đánh giá, phân tích hoạt động đầu tư phát triển KCN
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN KCN TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI
2.1. THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI
2.1.1. Khái quát chung về Hà Nội
2.1.2. Hoạt động đầu tư tại Hà Nội
2.1.2.1. Hoạt động đầu tư trong một số năm gần đây
2.1.2.2. Xu hướng đầu tư trong một số năm tới
2.2. THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN CÁC KCN TẠI HÀ NỘI
2.2.1. Những nét khái quát
2.2.1.1. Các KCN hình thành trước thời kỳ đổi mới
2.2.1.2. Các KCN hình htành sau thời kỳ đổi mới
2.2.2. Tình hình cụ thể tại một số KCN tiêu biểu ở Hà Nội
2.2.2.1. Tình hình cụ thể tại các KCN tập trung ở Hà Nội
2.2.2.1.1. KCN Nội Bài
2.2.2.1.2. KCN HM - Đài Tư
2.2.2.1.3. KCN Sài Đồng B
2.2.2.1.4. KCN Sài Đồng A
2.2.2.1.5. KCN Thăng Long
2.2.2.2. Tình hình cụ thể tại các Khu (cụm) công nghiệp vừa và nhỏ
2.2.2.2.1. Khu công nghiệp Vĩnh Tuy - Thanh Trì
2.2.2.2.2. Khu công nghiệp vừa và nhỏ Phú Thị - Gia Lâm
2.2.2.2.3. Cụm công nghiệp vừa và nhỏ Từ Liêm
2.2.2.2.4. Cụm công nghiệp vừa và nhỏ Cầu Giấy
2.2.2.2.5. Cụm công nghiệp vừa và nhỏ Hai Bà Trưng
2.2.2.2.6. Cụm công nghiệp vừa và nhỏ Nguyên Khê - Đông Anh
2.2.2.2.7. Các khu (cụm) công nghiệp đang chuẩn bị đầu tư
2.2.2.2.7.1. Cụm công nghiệp Ngọc Hồi - Thanh Trì
2.2.2.2.7.2. Cụm công nghiệp Toàn Thắng, Lệ Chi - Gia Lâm
2.2.2.2.7.3. Cụm công nghiệp Phú Minh - Từ Liêm
2.2.2.2.7.4. Cụm công nghiệp Ninh Hiệp - Gia Lâm
2.3. ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH ĐẦ TƯ PHÁT TRIỂN VÀO CÁC KCN CỦA HÀ NỘI TRONG THỜI GIAN QUA
2.3.1. Các kết quả đạt được và nguyên nhân
2.3.1.1. Các kết quả đạt được
2.3.1.2. Nguyên nhân của kết quả đạt được
2.3.2. Đánh giá tác dộng của các KCN Hà Nội đến sự phát triển của đất nước nói chung và của Hà Nội nói riêng
2.3.2.1. Góp phần tăng trưởng kinh tế
2.3.2.2. Góp phần phát triển mặt hàng, mở rộng thị trường, thúc đẩy phát triển kinh tế
2.3.2.3. Góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế khu vực nông thôn, giải quyết việc làm cho người lao động
2.3.2.4. Hình thành các ngành kinh tế mũi nhọn, tăng cường chuyển giao công nghệ, góp phần công nghiệp hóa - hiện đại hóa thủ đô
2.3.2.5. Góp phần hạn chế ô nhiễm môi trường tạo cơ sở cho phát triển bền vững
2.3.3. Hạn chế và nguyên nhân ảnh hưởng đến việc đầu tư phát triển các KCN ở Hà Nội
2.3.3.1. Hạn chế trong quá trình đầu tư phát triển các KCN ở Hà Nội
2.3.3.2. Nguyên nhân ảnh hưởng đến việc đầu tư phát triển KCN ở Hà Nội
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM THÚC ĐẨY ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN KCN Ở HÀ NỘI
3.1. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN KCN GIAI ĐOẠN 2000-2010
3.2. GIẢI PHÁP NHẰM THÚC ĐẨY ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN CÁC KCN Ở HÀ NỘI
3.2.1. Các giải pháp vĩ mô
3.2.1.1. Thống nhất quan điểm về KCN
3.2.1.2. Thể chế pháp luật và môi trường đầu tư
3.2.1.3. Quy hoạch
3.2.1.4. Đền bù giải phóng mặt bằng
3.2.1.5. Đầu tư phát triển hạ tầng
3.2.1.6. Đa dạng hóa các hình thức huy động vốn để phát triển KCN
3.2.1.7. Giải pháp về cung ứng lao động
3.2.1.8. Bảo vệ môi trường
3.2.1.9. Các biện pháp khác
3.2.2. Các giải pháp vi mô
3.2.2.1. Giải pháp xúc tiến đầu tư vào KCN
3.2.2.2. Không ngừng hoàn thiện Bộ máy của Ban quản lý các KCN & CX Hà Nội
3.2.2.3. Chủ động tạo nguồn lao động cho các doanh nghiệp hoạt động trong các KCN
3.2.2.4. Hình thức đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng
3.2.2.5. Phát triển công nghệ thông tin
KẾT LUẬN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO