Luận Văn Tốt Nghiệp - Báo cáo Chuyên đề Thực tập

Download luận văn tốt nghiệp, tiểu luận, báo cáo thực tập kế toán,kiểm toán..
 
Trang ChínhTrang Chính  Liên hệLiên hệ  Latest imagesLatest images  Tìm kiếmTìm kiếm  Đăng kýĐăng ký  Đăng Nhập  
Liên hệ luận văn
..::Liên hệ email::..
luanvan84@gmail.com
_______
Hỗ trợ YM:liên hệ
chat với tôi
Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 
Rechercher Advanced Search
Latest topics
Đăng Nhập
Tên truy cập:
Mật khẩu:
Đăng nhập tự động mỗi khi truy cập: 
:: Quên mật khẩu
Keywords
doanh hoàn xuất ĐÁNH phần TÍCH thiết kiểm TNHH phát măng TÌNH công CHÍNH hàng nghiệp thực thanh Đông kinh trình dựng toán trong tien luong

Share
 

 Luận văn: Đánh giá lòng trung thành của khách hàng đối với dịch vụ taxi của Công ty TNHH MTV Mai Linh Hà Tĩnh

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Tác giảThông điệp
LuanVan
Admin
Admin


Tổng số bài gửi : 801
Join date : 06/01/2012
Đến từ : Việt Nam

Luận văn: Đánh giá lòng trung thành của khách hàng đối với dịch vụ taxi của Công ty TNHH MTV Mai Linh Hà Tĩnh Empty
Bài gửiTiêu đề: Luận văn: Đánh giá lòng trung thành của khách hàng đối với dịch vụ taxi của Công ty TNHH MTV Mai Linh Hà Tĩnh   Luận văn: Đánh giá lòng trung thành của khách hàng đối với dịch vụ taxi của Công ty TNHH MTV Mai Linh Hà Tĩnh Icon_minitime1/12/2012, 4:47 am

đề tài “Đánh giá lòng trung thành của khách hàng đối với dịch vụ taxi của Công ty TNHH MTV Mai Linh Hà Tĩnh”
Số trang 70. Định dạng word. File số liệu, phụ lục đầy đủ
Mã số: BEt802

Trích nội dung đề tài:

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1. Lý do chọn đề tài
Trong môi trường cạnh tranh hiện nay, khách hàng là nhân tố quyết định đến sự tồn tại của doanh nghiệp. Doanh nghiệp nào dành được mối quan tâm và sự trung thành của khách hàng, doanh nghiệp đó sẽ thắng lợi và phát triển. Chiến lược kinh doanh hướng đến khách hàng đang trở thành chiến lược quan trọng hàng đầu của các doanh nghiệp. Thực tế cho thấy, nếu lòng trung thành của khách hàng tăng thêm 5% có thể làm lợi nhuận của doanh nghiệp tăng 25% - 85%.
Việt Nam hiện nay là một trong những quốc gia có nền kinh tế năng động, ngày càng hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới. Tốc độ tăng trưởng kinh tế cao trong nhiều năm đã làm cho mức sống của đại bộ phận dân cư tăng lên, nhu cầu đi lại bằng taxi vì thế cũng tăng cao. Nhận biết được nhu cầu đó, nhiều hãng taxi đã ra đời và mở rộng quy mô. Tuy nhiên, chất lượng dịch vụ taxi của một số doanh nghiệp vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của khách hàng. Vì vậy, yêu cầu đặt ra là phải nâng cao chất lượng dịch vụ taxi để phục vụ khách hàng tốt hơn, thõa mãn được khách hàng và làm cho khách hàng trung thành với dịch vụ của doanh nghiệp.
Hà Tĩnh là một tỉnh đang phát triển nhanh, môi trường đầu tư ngày càng được cải thiện nên có rất nhiều dự án đã và đang đầu tư vào đây. Nhu cầu đi lại bằng taxi tăng cao đã làm xuất hiện khá nhiều hãng taxi. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh, có khá nhiều hãng taxi như Mai Linh, taxi Rồng Việt, taxi Lam Hồng, taxi Hà Tĩnh … Sự cạnh tranh ngày càng gay gắt của các hãng taxi đã đặt ra cho các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ taxi phải không ngừng đầu tư trang thiết bi, đào tạo, nâng cao trình độ của cán bộ nhân viên để có thể giữ chân và thu hút thêm những khách hàng mới. Taxi Mai Linh Hà Tĩnh là hãng taxi được khách hàng đánh giá cao, có văn hóa doanh nghiệp rõ rệt với phong cách phục vụ nhiệt tình, nhanh chóng mang nét riêng của doanh nghiệp. Tuy nhiên, với áp lực cạnh tranh ngày càng cao thì taxi Mai Linh Hà Tĩnh có nguy cơ bị thu hẹp thị phần tại thị trường Hà Tĩnh. Do vậy, việc đo lường lòng trung thành của khách hàng đối với dịch vụ taxi Mai Linh Hà Tĩnh là rất cần thiết.
Làm sao để biết được những đánh giá của khách hàng về chất lượng dịch vụ taxi Mai Linh Hà Tĩnh và mức độ trung thành của khách hàng về dịch vụ taxi Mai Linh ra sao? Làm sao để có thể nâng cao chất lượng dịch vụ taxi để đáp ứng nhu cầu đi lại của khách hàng, giúp cho dịch vụ taxi luôn được khách hàng đón nhận và sử dụng thường xuyên hơn, tạo cho khách hàng luôn có cảm giác thoải mái, tiện lợi và hưởng thụ một chất lượng dịch vụ tốt hơn. Để trả lời được những câu hỏi trên thì phải tiến hành các cuộc nghiên cứu, điều tra khách hàng.
Xuất phát từ những lý do trên, trong quá trình thực tập, tôi chọn đề tài “Đánh giá lòng trung thành của khách hàng đối với dịch vụ taxi của Công ty TNHH MTV Mai Linh Hà Tĩnh” làm khóa luận tốt nghiệp của mình.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
* Mục tiêu tổng quát: Trên cơ sở phân tích lòng trung thành của khách hàng đề xuất giải pháp củng cố và tạo dựng lòng trung thành của khách hàng đối với dịch vụ taxi Mai Linh Hà Tĩnh.
* Mục tiêu cụ thể:
- Hệ thống hoá những vấn đề lý luận và thực tiễn về dịch vụ, chất lượng dịch vụ, lòng trung thành…
- Đánh giá lòng trung thành của khách hàng về dịch vụ taxi của Công ty TNHH MTV Mai Linh Hà Tĩnh.
- Phân tích các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến lòng trung thành của khách hàng khi sử dụng dịch vụ taxi Mai Linh Hà Tĩnh.
- Đề xuất các giải pháp mang tính khả thi nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ và duy trì lòng trung thành của khách hàng về dịch vụ taxi của Công ty TNHH MTV Mai Linh Hà Tĩnh.
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Những khách hàng đã sử dụng dịch vụ taxi Mai Linh Hà Tĩnh.
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Phạm vi nội dung: Đề tài chỉ tập trung phân tích, giải quyết những vấn đề lý luận và thực tiễn về lòng trung thành của khách hàng đối với dịch vụ taxi của Công ty TNHH MTV Mai Linh Hà Tĩnh.
+ Phạm vi thời gian:
Số liệu sơ cấp: từ tháng 1/2011 đến tháng 4/2011.
Số liệu thứ cấp: 3 năm (từ 2008 đến 2010)
+ Pham vi không gian: tại Công ty TNHH MTV Mai Linh Hà Tĩnh và địa bàn Thành phố Hà Tĩnh.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thu thập số liệu
+ Số liệu thứ cấp:
Thu thập từ phòng kế toán tài chính, phòng nhân sự, phòng kinh doanh và tiếp thị của Công ty TNHH MTV Mai Linh Hà Tĩnh.
Thu thập từ các bài báo và khóa luận tốt nghiệp tại Trung tâm Thông tin - Thư viện Đại học Kinh tế - Đại học Huế.
Thu thập từ các website mailinh.vn, vnexpress.net, google.com.vn…
+ Số liệu sơ cấp: thu thập bằng cách phỏng vấn trực tiếp những khách hàng đã sử dụng dịch vụ taxi Mai Linh Hà Tĩnh dưới hình thức bảng hỏi.
- Phương pháp chọn mẫu: sử dụng phương pháp chọn mẫu thuận tiện
+ Số lượng mẫu điều tra: 120 phiếu.
- Phương pháp phỏng vấn: Phỏng vấn cá nhân trực tiếp.
- Phương pháp phân tích, xử lý số liệu thống kê: dùng phần mềm SPSS 16.0.
+ Kiểm định giả thuyết về trị trung bình của tổng thể (One Sample T Test)
+ Phương pháp kiểm định độ tin cậy của thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha
+ Phương pháp phân tích nhân tố khám phá
+ Phương pháp hồi quy tuyến tính bội




PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Chương 1. TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1. Lý luận về dịch vụ, và chất lượng dịch vụ
1.1.1.1. Khái niệm và đặc điểm của dịch vụ
* Khái niệm dịch vụ
Trong từ điển Oxford dịch vụ được định nghĩa là: “cung cấp dịch vụ, không phải hàng hóa” hay “ cung cấp thứ gì đó vô hình dạng”.
Theo TS. Phan Văn Sâm: “dịch vụ là những hoạt động tạo ra các sản phẩm không tồn tại dưới hình thái vật thể nhằm thỏa mãn kịp thời các nhu cầu sản xuất và đời sống sinh hoạt của con người”. (Doanh nghiệp dịch vụ - nguyên lý điều hành, NXB lao động xã hội, 2007).
Theo Philip Kotler: “Dịch vụ là mọi biện pháp hay lợi ích mà một bên có thể cung cấp cho bên kia và chủ yếu là không sờ thấy được và không dẫn đến sự chiếm đoạt một cái gì đó. Việc thực hiện dịch vụ có thể có hoặc có thể không liên quan đến hàng hóa dưới dạng vật chất của nó”. (Marketing căn bản – Nguyên lý và tiếp thị, NXB TP.Hồ Chí Minh, 1995).
* Đặc điểm của dịch vụ taxi
- Tính không hiện hữu (tính vô hình)
Dịch vụ taxi mang tính chất vô hình. Có nghĩa là không thể nhìn thấy, ngửi thấy, nghe thấy, cảm thấy, sờ thấy.
Để giảm bớt mức độ không chắc chắn, khách hàng thường căn cứ vào những dấu hiệu có thể nhận biết được từ dịch vụ như: loại xe, hình thức bề ngoài của xe, nội thất xe, phong cách, thái độ phục vụ và trang phục của tài xế, thương hiệu của hãng taxi, v.v...
- Tính không tách rời (tính liên tục)
Quá trình cung ứng và tiêu dùng dịch vụ diễn ra đồng thời với nhau. Các chuyến xe chạy liên tục hàng ngày trên hầu khắp các tuyến đường trong thành phố và đi các tỉnh thành lân cận. Do vậy bất kể khi nào khách hàng có nhu cầu đi lại bằng taxi thì có thể gọi điện đến tổng đài hoặc bắt xe trên đường. Khách hàng cũng tham gia vào hoạt động sản xuất cung cấp dịch vụ cho chính mình.
- Tính không ổn định (tính không đồng nhất)
Chất lượng dịch vụ nói chung rất không ổn định, không tiêu chuẩn hóa được. Vì nó phụ thuộc vào người cung ứng, thời gian và địa điểm tiến hành cung ứng, phụ thuộc vào khách hàng và đối với dịch vụ taxi cũng như vậy.
- Tính không lưu giữ
Cũng giống như các dịch vụ khác, dịch vụ taxi cũng không thể tồn kho, không thể di chuyển từ nơi này đến nơi khác được. Đặc điểm này xuất phát từ tính liên tục hay không tách rời của dịch vụ. Cũng từ đặc điểm này mà dẫn tới sự mất cân đối trong quan hệ cung - cầu cục bộ giữa các thời điểm khác nhau trong ngày, trong tuần, trong tháng hoặc trong năm, điều này tạo tính thời vụ trong kinh doanh dịch vụ.
1.1.1.2. Chất lượng dịch vụ
Chất lượng dịch vụ là những gì khách hàng cảm nhận được. Chất lượng dịch vụ được xác định dựa vào nhận thức hay cảm nhận của khách hàng liên quan đến nhu cầu cá nhân của họ. Theo Parasuraman, Zeithaml và Berry (1985) thì chất lượng dịch vụ là khi cảm nhận của khách hàng về một dịch vụ đã tạo giao ngang xứng với kỳ vọng trước đó của họ. Cũng theo Parasuraman thì kỳ vọng trong chất lượng dịch vụ là những mong muốn của khách hàng, nghĩa là họ cảm nhận thấy nhà cung cấp phải thực hiện chứ không phải sẽ thực hiện các yêu cầu về dịch vụ.
Theo Hurbert (1995) thì trước khi sử dụng dịch vụ, khách hàng đã hình thành một “kịch bản” về dịch vụ đó. Khi kịch bản của khách hàng và nhà cung cấp không giống nhau, khách hàng sẽ không cảm thấy không hài lòng.
Crolin và Tailor (1992) cho rằng sự hài lòng của khách hàng nên đánh giá trong thời gian ngắn, còn chất lượng dịch vụ nên đánh giá theo thái độ của khách hàng về dịch vụ đó trong khoảng thời gian dài.
1.1.1.3. Mô hình 5 khoảng cách chất lượng dịch vụ SERVQUAL
Mô hình Servqual (Parasuraman, 1988) là mô hình nghiên cứu chất lượng dịch vụ phổ biến và được áp dụng nhiều nhất trong các nghiêu cứu marketing. Theo Parasuraman, chất lượng dịch vụ không thể xác định chung chung mà phụ thuộc vào cảm nhận của khách hàng đối với dịch vụ đó và sự cảm nhận này được xem xét trên nhiều yếu tố. Mô hình Servqual được xây dựng dựa trên quan điểm chất lượng dịch vụ cảm nhận là sự so sánh giữa các giá trị kỳ vọng, mong đợi (expectation) và các giá trị khách hàng cảm nhận được (perception). Servqual xem xét hai khía cạnh chủ yếu của chất lượng dịch vụ là kết quả dịch vụ (outcome) và cung cấp dịch vụ (process) được nghiên cứu thông qua hai mươi hai thang đo của năm tiêu chí: sự tin cậy (reliability), hiệu quả phục vụ (responsiveness), sự hữu hình (tangibles), sự đảm bảo (assurance) và sự cảm thông (empathy).
- Sự tin cậy: sự tin cậy nói lên khả năng cung ứng dịch vụ chính xác, đúng giờ và uy tín. Điều này đòi hỏi sự nhất quán trong việc thực hiện dịch vụ và tôn trọng các cam kết cũng như giữ lời hứa với khách hàng.
- Hiệu quả phục vụ: Đây là tiêu chí đo lường khả năng giải quyết vấn đề nhanh chóng, xử lý hiệu quả các khiếu nại, sẵn sàng giúp đỡ khách hàng và đáp ứng các yêu cầu của khách hàng. Nói cách khác, hiệu quả phục vụ là sự phản hồi từ phía nhà cung cấp dịch vụ đối với những gì mà khách hàng mong muốn.
- Sự hữu hình: chính là hình ảnh bên ngoài của cơ sở vật chất, thiết bị, máy móc, phong thái của đội ngũ nhân viên. Nói một cách tổng quát, tất cả những gì mà khách hàng nhìn thấy trực tiếp được bằng mắt và các giác quan thì đều có thể tác động đến yếu tố này.
- Sự đảm bảo: Đây là yếu tố tạo nên sự tín nhiệm, tin tưởng cho khách hàng được cảm nhận thông qua sự phục vụ chuyên nghiệp, kiến thức chuyên môn giỏi, phong thái lịch thiệp và khả năng giao tiếp tốt, nhờ đó, khách hàng cảm thấy yên tâm mỗi khi sử dụng dịch vụ.
- Sự cảm thông: Chính là sự quan tâm, chăm sóc khách hàng ân cần, dành cho khách hàng sự đối xử chu đáo tốt nhất có thể giúp cho khách hàng cảm thấy mình là “thượng khách” của doanh nghiệp và luôn được đón tiếp nồng hậu mọi lúc, mọi nơi. Yếu tố con người là phần cốt lõi tạo nên sự thành công này và sự quan tâm của doanh nghiệp đối với khách hàng càng nhiều thì sự cảm thông sẽ càng tăng.

1.1.2. Lý luận về lòng trung thành của khách hàng
1.1.2.1. Khái niệm về lòng trung thành của khách hàng
Lòng trung thành của khách hàng đối với thương hiệu là một vòng tròn phát triển lặp lại hành vi mua thương hiệu của sản phẩm đó sau khi có sự thõa mãn về sản phẩm và dẫn đến thói quen tiêu dùng với thương hiệu của sản phẩm đó vì sản phẩm đã an toàn và thân thuộc với người tiêu dùng. Khi khách hàng mua hàng hoặc sử dụng dịch vụ của công ty một lần, hai lần và nhiều lần sau nữa, rồi nói với những người khác rằng hàng hóa, dịch vụ đó có chất lượng rất tốt, khuyên những người này nên sử dụng, thì họ đang chứng tỏ lòng trung thành đối với công ty mặc dù đôi khi họ không ý thức được điều này.
Lòng trung thành của người tiêu dùng đối với một thương hiệu nói lên xu hướng của người tiêu dùng mua và sử dụng một thương hiệu nào đó trong một họ sản phẩm và lặp lại hành vi này (Chaudhurin, 1999). Lòng trung thành đối với thương hiệu đóng vai trò hết sức quan trọng trong sự thành công của thương hiệu. Thực tế cho thấy rằng để thu hút khách hàng mới thường tốn kém hơn so với việc giữ chân khách hàng cũ. Các công ty thường có ảo tưởng là luôn tìm cách đi tìm thị trường mới mà quên đi thị trường hiện có, trong khi đó lợi nhuận đem lại cho công ty từ thị trường hiện có thường cao hơn rất nhiều so với thị trường mới do chi phí tiếp thị ít tốn kém hơn (Kotler, 2003). Có thể nói, thương hiệu nào tạo được lòng trung thành của người tiêu dùng càng cao thì lợi nhuận đem lại cho công ty càng lớn, nghĩa là thương hiệu này có giá trị cao.
Lòng trung thành đối với thương hiệu là “thành lũy” kiên cố đối với sự tấn công của các đối thủ cạnh tranh. Các đối thủ cạnh tranh sẽ nản lòng khi phải tiêu tốn nhiều chi phí để lôi kéo khách hàng trung thành của thương hiệu.
1.1.2.2. Các cấp độ về lòng trung thành của khách hàng
Theo quyển “Quản trị tài sản thương hiệu” của tác giả Dương Hữu Hạnh, có thể nói có 5 cấp bậc hay mức độ trung thành của khác hàng đối với sản phẩm và dịch vụ được gọi là “tháp trung thành”. Mỗi cấp bậc có các thách thức khác nhau về khía cạnh Marketing riêng, cách thức quản trị và khai thác riêng. Trong thực tế, không có ranh giới rõ ràng, phân biệt giữa 5 cấp bậc của tháp trung thành này.
- Cấp thấp nhất: là khách hàng qua đường hay người mua đột ngột (switcher) tức là những người thờ ơ, không lưu ý đến bất cứ thương hiệu nào. Thương hiệu nào có sẵn tại tiệm thì mua.
- Cấp thứ hai, đó là người mua quen thuộc (habitual buyer), tức là những người hài lòng, hay ít ra cũng không ghét bỏ thương hiệu sản phẩm đến nỗi phải từ bỏ để chuyển sang mua thương hiệu khác.


;;;

MỤC LỤC

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1
1.1. Lý do chọn đề tài 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu 2
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2
1.4. Phương pháp nghiên cứu 3
PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 4
Chương 1. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 4
1.1. Cơ sở lý luận 4
1.1.1. Lý luận về dịch vụ, và chất lượng dịch vụ 4
1.1.1.1. Khái niệm và đặc điểm của dịch vụ 4
1.1.1.2. Chất lượng dịch vụ 5
1.1.1.3. Mô hình 5 khoảng cách chất lượng dịch vụ SERVQUAL 6
1.1.2. Lý luận về lòng trung thành của khách hàng 7
1.1.2.1. Khái niệm về lòng trung thành của khách hàng 7
1.1.2.2. Các cấp độ về lòng trung thành của khách hàng 8
1.1.2.3. Các chỉ tiêu đo lường lòng trung thành của khách hàng 9
1.1.2.4. Các nhân tố cấu thành lòng trung thành đối với thương hiệu 10
1.1.2.5. Các nguyên tắc cơ bản để xây dựng và duy trì lòng trung thành 11
1.1.2.6. Mô hình nghiên cứu lòng trung thành của khách hàng 12
1.2. Cơ sở thực tiễn 15
1.2.1. Khái quát về thị trường taxi Việt Nam 15
1.2.2. Khái quát về tình hình thị trường taxi Hà Tĩnh. 16
1.2.3. Ý nghĩa của việc nghiên cứu lòng trung thành của khách hàng 16
Chương 2. ĐÁNH GIÁ LÒNG TRUNG THÀNH CỦA KHÁCH HÀNG ĐỐI VỚI DỊCH VỤ TAXI CỦA CÔNG TY TNHH MTV MAI LINH HÀ TĨNH 18
2.1. Tổng quan về Công ty cổ phần tập đoàn Mai Linh và Công ty TNHH MTV Mai Linh Hà Tĩnh 18
2.1.1. Công ty cổ phần tập đoàn Mai Linh 18
2.1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Mai Linh Group 18
2.1.1.2. Lĩnh vực kinh doanh chính 18
2.1.1.3. Ý nghĩa của tên gọi, Logo, Slogan của Tập đoàn Mai Linh 19
2.1.2. Công ty TNHH MTV Mai Linh Hà Tĩnh 21
2.1.2.1. Quá trình hình thành và phát triển 21
2.1.2.2. Cơ cấu tổ chức 22
2.1.2.3. Tình hình nguồn lực của Công ty 25
2.2. Đánh giá lòng trung thành của khách hàng đối với dịch vụ taxi của Công ty TNHH MTV Mai Linh Hà Tĩnh 27
2.2.1. Thông tin chung về đối tượng điều tra 27
2.2.2. Đánh giá mức độ thường xuyên sử dung dịch vụ taxi 29
2.2.3. Đánh giá mức độ tiếp cận dịch vụ taxi Mai Linh Hà Tĩnh 30
2.2.4. Mục đích khách hàng sử dụng taxi 32
2.2.5. Đánh giá thang đo Likert bằng hệ số cronbach alpha 32
2.2.6. Đánh giá lòng trung thành của khách hàng đối với dịch vụ taxi Mai Linh 35
2.2.6.1. Đánh giá của khách hàng về phương tiện phục vụ 35
2.2.6.2. Đánh giá của khách hàng về nhân viên 37
2.2.6.3. Đánh giá sự tin cậy của khách hàng đối với dịch vụ taxi Mai Linh 40
2.2.6.4. Đánh giá về khả năng đáp ứng dịch vụ của Mai Linh 43
2.2.6.5. Đánh giá của khách hàng về giá cả dịch vụ 45
2.2.6.6. Đánh giá của khách hàng về rào cản chuyển đổi dịch vụ 47
2.2.6.7. Đánh giá lòng trung thành của khách hàng 49
2.2.7. Phân tích nhân tố khám phá (EFA) 52
2.2.7.1. Phân tích nhân tố thang đo các yếu tố ảnh hưởng đến lòng trung thành 52
2.2.7.2. Phân tích nhân tố thang đo lòng trung thành của khách hàng 55
2.2.8. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lòng trung thành của khách hàng 56
Chương 3. ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO LÒNG TRUNG THÀNH CỦA KHÁCH HÀNG ĐỐI VỚI DỊCH VỤ TAXI CỦA CÔNG TY TNHH MTV MAI LINH HÀ TĨNH 58
3.1. Một số quan điểm và định hướng 58
3.1.1. Quan điểm phát triển của MLG 58
3.1.2. Định hướng của công ty TNHH MTV Mai Linh Hà Tĩnh 59
3.1.3. Phân tích ma trận SWOT 59
3.1.4. Những giải pháp dựa trên ma trận SWOT 61
3.2. Giải pháp 62
3.2.1. Giáp pháp về nhân lực 62
3.2.2. Giải pháp về sản phẩm dịch vụ 63
3.2.3. Giải pháp về thương hiệu 64
3.2.4. Xây dựng và phát huy yếu tố văn hoá doanh nghiệp 64
PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 66
3.1. Kết luận 66
3.2. Kiến nghị 67
3.2.1. Đối với các cấp chính quyền 67
3.2.2. Đối với công ty 67
Về Đầu Trang Go down
https://luanvan.forumvi.com
 

Luận văn: Đánh giá lòng trung thành của khách hàng đối với dịch vụ taxi của Công ty TNHH MTV Mai Linh Hà Tĩnh

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

 Similar topics

-
» Đề tài: HOÀN THIỆN CÔNG TÁC ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ ĐƠN VỊ KHÁCH HÀNG TRONG QUY TRÌNH KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ TƯ VẤN THUẾ ATAX
» Hoàn thiện kế toán nghiệp vụ tiêu thụ hàng hoá và thành phẩm tại công ty TNHH Sao Thuỷ Tinh
» kế toán thành phẩm, bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại công ty Cổ Phần SX-TM Thiên Long
» Luận văn kiểm toán: HOÀN THIỆN QUY TRÌNH KIỂM TOÁN HÀNG TỒN KHO TẠI CHI NHÁNH CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ DỊCH VỤ TIN HỌC TPHCM TẠI ĐÀ NẮNG
» Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần May Thăng Long

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Luận Văn Tốt Nghiệp - Báo cáo Chuyên đề Thực tập :: Luận Văn Kinh Tế :: Luận Văn Quản trị kinh doanh-
Luận Văn Kinh Tế