Luận Văn Tốt Nghiệp - Báo cáo Chuyên đề Thực tập

Download luận văn tốt nghiệp, tiểu luận, báo cáo thực tập kế toán,kiểm toán..
 
Trang ChínhTrang Chính  Liên hệLiên hệ  Latest imagesLatest images  Tìm kiếmTìm kiếm  Đăng kýĐăng ký  Đăng Nhập  
Liên hệ luận văn
..::Liên hệ email::..
luanvan84@gmail.com
_______
Hỗ trợ YM:liên hệ
chat với tôi
Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 
Rechercher Advanced Search
Latest topics
Đăng Nhập
Tên truy cập:
Mật khẩu:
Đăng nhập tự động mỗi khi truy cập: 
:: Quên mật khẩu
Keywords
trong kinh TÌNH hàng trình kiểm nghiệp thanh xuất luong dựng quản toán phần thực hoàn thiết TÍCH công Đông tien doanh TNHH măng CHÍNH phát

Share
 

 Mở rộng hoạt động tín dụng đối với khu vực kinh tế tư nhân của ngân hàng ngoại thương

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Tác giảThông điệp
LuanVan
Admin
Admin


Tổng số bài gửi : 801
Join date : 06/01/2012
Đến từ : Việt Nam

Mở rộng hoạt động tín dụng đối với khu vực kinh tế tư nhân của ngân hàng ngoại thương Empty
Bài gửiTiêu đề: Mở rộng hoạt động tín dụng đối với khu vực kinh tế tư nhân của ngân hàng ngoại thương   Mở rộng hoạt động tín dụng đối với khu vực kinh tế tư nhân của ngân hàng ngoại thương Icon_minitime12/11/2012, 3:45 pm

đề tài: "Mở rộng hoạt động tín dụng đối với khu vực kinh tế tư nhân của ngân hàng ngoại thương nội chi nhánh _ Ba Đình"
MS 0050
Số trang 68
Định dạng Word | Font Times new roman
LỜI MỞ ĐẦU
Trong hầu hết sự phát triển về kinh tế của các quốc gia trên thế giới hiện nay và trong tương lai đều có sự tham gia của các khu vực kinh tế thuộc Nhà nước, Tư nhân, và nước ngoài. và mỗi khu vực này này đều có những đóng góp nhất định đối với mỗi nền kinh tế cụ thể, tuy nhiên theo kinh nghiệm của các quốc gia phát triển trên thế giới thì khu vực kinh tế tư nhân là khu vực có đóng góp quan trong trong thúc đẩy qua trình phát triển của họ, mà khu vực kinh tế tư nhân thường là những doanh nghiệp vừa và nhỏ. Ngay cả Mỹ một nước có nền kinh tế hàng đầu thế giới, có các công ty xuyên quốc gia khổng lồ, thì việc đóng góp cho nền kinh tế chủ yếu là các doanh nghiệp vừa và nhỏ của khu vực tư nhân. Đối với việt nam thì khu vực kinh tế tư nhân đã có những đóng góp to lớn những cho kinh tế nước nhà. Nhưng khu vực kinh tế này vẫn có những khó khăn trong đó khó khăn về vốn là vấn đề nan giải hiện nay. Hiện nay tôi đang thực tập tại VIETCOMBANK _Ba Đình, nên tôi chọn đề tài: "Mở rộng hoạt động tín dụng đối với khu vực kinh tế tư nhân của ngân hàng ngoại thương nội chi nhánh _ Ba Đình", với dung gồm:
Chương I : Tổng quan về tín dụng và khu vực kinh tế tư nhân.
Chương II : Thực trạng hoạt động tín dụng của NHNT- CN Ba Đình đối với khu vực kinh tế tư nhân.
Chương III : Một số ý kiến để mở rộng hoạt động tín dụng đối với khu vực kinh tế tư nhân.


CHƯƠNG I
TỔNG QUAN VỀ TÍN DỤNG
VÀ KHU VỰC KINH TẾ TƯ NHÂN

I.1 HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1.1 Khái niệm về tín dụng
Tín dụng là danh từ để chỉ một số hành vi như bán chịu hàng hoá, cho vay, chiết khấu thương phiếu, kí thác, phát hành giấy bạ.
Ngày nay khi nói tới tín dụng người ta nghĩ ngay tới ngân hàng, tín dụng là quan hệ vay mượn, gồm cả đi vay và cho vay.Tuy nhiên khi nói tới ngân hàng người ta chỉ nghĩ là ngân hàng cho vay.
Theo luật các tổ choc tín dụng của nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa việt nam điều 49 thì : tín dụng được thể hiện dưới các hình thức cho vay, bảo lãnh, cho thuê tài chính và các hình thức khác theo quy định của ngân hàng nhà nước.
1.1.2.Tính chất pháp lý của các nghiệp vụ tín dụng.
xét về tính chất phát lý thì tín dụng được chia làm 3 loại như: cho vay tiền, cho vay, cho vay dựa trên việc chuyển nhượng trái quyền và tín dụng qua chữa kí.
Là nghiệp vụ tín dụng trong đó người cho vay cam kết hoàn trả một khoản tiền và người đi vay cam kết trả một khoản tiền lớn hơn khoản ban đầu. Khoản chênh lệch này gọi là lãi. lãi phụ thuộc vào thời gian và số lượng khoản vay.
Cho vay dựa trên phương án sản xuất kinh doanh của người đi vay và khoản vay còn được bảo dảm bằng tài sản của người đi vay. Đây là loại hình tín dụng gặp rủi ro cao. Do khách hàng có thể sử dụng tiền đúng mục đích như khế ước vay. Ngân hàng có thể chuyển một lần hay nhiều lần.
Loại cho vay này dựa trên ba nguyên tắc cơ bản sau:
+ Tiền vay phải được hoàn trả đúng hạn cả gốc lẫn lãi: đây là nguyên tắc quan trọng nhất vì vốn của ngân hàng phần lớn là vốn huy động. Ngân hàng phải tri trả khi khách hàng đến rút tiền. Nếu khoản tín dụng không được hoàn trả đúng hạn điều này có thể làm cho ngân hàng rơi vào tình trạng rủi ro thanh khoản.
để tránh điều nay ngân hàng phải quy định kỳ hạn nợ, khi đến hạn thì khác hàng phải trả nếu không thì ngân hàng có thể tự động trích số dư tài khoản tiền gửi của người đi vay hay phát mại tài sản đảm bảo.
+ Vốn vay phải được sử dụng đúng mục đích: vì khi cho khách hàng vay thì ngân hàng còn phải thẩm định phương án sản xuất từ đó mới có phương án giải ngân. Nếu trong quá trình nếu phát hiện có vấn đề trong việc sử dụng tiền thì ngân hàng có quyền thu hồi nợ trước thời hạn trong hợp đồng tín dụng, nếu thu không đủ khoản tiền đã cấp thì khoản tiền còn lại chưa thu được sẽ được chuyển thành nợ quá hạn. nguyên tắc này rất quan trọng, khi ngân hàng cung ứng tín dụng cho nền kinh tế phải hướng đến mục tiêu và yêu cầu của nền kinh tế trong những giai đoạn cụ thể. Còn khi cung ứng cho các đơn vị sản xuất kinh doanh thì phải đáp ứng các mụch đích trong sản xuất kinh doanh để thúc đẩy các đơn vị hoàn thành các mục tiêu của mình.
+ Vốn vay phải có tài sản đảm bảo: trong nền kinh tế thị trường các hoạt động nói chung và các hoạt động kinh tế nói riêng diễn ra vô cùng đa dạng và phức tạp, không có nhà quản trị ngân hàng nào có thể đự đoán chính xác những diễn biến có thễ xảy ra trên thị trường, do đó rủi ro là không thể tránh khỏi, để giảm thiểu rủi ro thì các ngân hàng càng tao ra được nhiều khoản thu càng tốt cho các khoản cho vay của mình và đảm bảo chình là nguồn thu thứ hai sau nguồn thu thứ nhất như: vốn lưu động, khấu hao, lợi nhuận, thu nhập …
Đảm bảo tín dụng như là một phương tiện cho người chủ ngân hàng có thêm một nguồn thu khác để thu hồi nợ nếu mục đích cho vay bị phá sản, tài sản đảm bảo có thể tồn tại dưới hình thức sau:
- Tài sản đảm bảo hình thành từ vốn vay của ngân hàng
- Tài sản đảm bảo là tài sản của người đi vay
- Tài sản đảm bảo là tín chấp hay bảo lãnh của người thứ ba
Các loại đảm bảo tín dụng:
*Đảm bảo đối vật:
- Thế chấp tài sản: là việc bên vay vốn dùng tài sản là bất động sản thuộc sở hữu của mình của mình để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ trả nợ đối với bên cho vay, bên đi vay vẫn được quyền sử dụng tài sản thế chấp và chỉ phải giao giấy chủ quyển tài sản đó cho bên cho vay.
- Cầm cố tài sản: là việc bên đi vay có nghĩa vụ phải giao tài sản là động sản thuộc quyền sở hữu của mình cho bên cho vay để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ trả nợ của mình.
* Đảm bảo đối nhân:
-Là sự cam kết của một người hay nhiều người về việc phải trả nợ cho ngân hàng nếu một khách hàng vay không trả được nợ cho ngân hàng, trong trường hợp này thì những người bảo lảnh phải có được uy tín hay phải có khả năng về tài chính đủ mạnh đảm bảo được sự tin tưởng của ngân hàng.
1.1.2.2. Cho vay dựa trên chuyển nhượng trái quyền.
Cho vay dựa trên chuyển nhượng trái quyền là hình thức cho vay dựa trên cơ sở mua bán các cộng cụ tài chính như mua bán các hối phiếu lệnh phiếu … từ đó tạo ra nghiệp vụ chiết khấu thương phiếu của ngân hàng, tức là mua nợ dựa trên khoảng thời gian còn lại của cho đến lúc đáo hạn của thương phiếu.
Về mặt pháp lý ngân hàng không cho vay mà là mua một trái quyền, ngân hàng bỏ tiền ra ứng trước giá trị của một thương phiếu chưa đến hạn thanh toán đổi lại ngân hàng được nắm quyền sở hữu và có quyền truy đòi khi đến hạn thanh toán, thủ tục chiết khấu cũng khác thủ tục vay va không có hợp đồng tín dụng.
+ Chiết khấu thương phiếu: Là một nghiệp vụ tín dụng, vì nó, vì nó đem lại ngay cho khách hàng một số tiền bình thường mà chỉ được chi trả khi nó đến hạn thanh toán trong thương phiếu.
Nhưng về mặt pháp lỳ thì không phải là một khoản cho vay, vì ngân hàng không cho khách hàng vay số tiền mà khách hàng sẽ phải trả cho ngân hàng, mà ở đây ngân hàng ứng trước giá trị của một thương phiếu chưa đến hạn đổi lại ngân hàng nắm quyền sở hữu thương phiếu đó, vì vậy ngân hàng sẽ được đòi lại khoản ứng trước đây bằng cách truy đòi trái phiếu khi đến hạn.
Như vậy chiết khấu là việc ngân hàng ứng trước cho giá trị một thương phiếu đổi lấy việc chuyển giao quyền sở hữu thương phiếu.
+ Mua uỷ nhiệm thu hay bao thanh toán hay còn gọi là cho vay uỷ nhiêm thu: Đây là trường hợp ngân hàng mua đứt các chứng quyền để đi đòi nợ, bao thanh toán có thể được xác định là một hợp đồng, mà trong đó các ngân hàng mua đứt các trái quyền của người bán đối với người mua là khách hàng của ngân hàng.
1.1.2.3. Tín dụng qua chữ ký.
Tín dụng qua chữ ký có thể là kết quả của chữ ký của ngân hàng, trong hình thức này ngân hàng không phải bỏ tiền ra ngay mà ngân hàng cam kết sẽ trả một khoản nợ của khách hàng của mình khi mà khách hàng của mình không thực hiện đúng cam kết trả nợ như đã thoả thuận trước, do bảo lãnh bằng uy tín của mình nên bảo lãnh của ngân hàng còn gọi là bảo lãnh qua chữa ký.
Về tính pháp lý thì loại tín dụng này dựa vào luật bảo lãnh cũng như các cam kết bảo lãnh và tái bảo lãnh,
Bảo lãnh là đưa ra những cam kết dưới hình thức cấp chứng thư và hạch toán theo tài khoản ngoại bảng, các ngân hàng chỉ đưa vào tài khoản nội bẳng khi mà ngân hàng thực hiện chi trả cho khách hàng của mình ,bảo lãnh gồm:
..
MỤC LỤC
Lời mở đầu 1
Chương I: Tổng quan về tín dụng và khu vực kinh tế tư nhân 2
I.1 Hoạt động tín dụng của Ngân hàng thương mại 2
1.1.1 Khái niệm về tín dụng 2
1.1.2.Tính chất pháp lý của các nghiệp vụ tín dụng. 2
1.1.2.2. Cho vay dựa trên chuyển nhượng trái quyền. 4
1.1.2.3. Tín dụng qua chữ ký. 5
1.1.3. Phân loại tín dụng trong các ngân hàng thương mại. 6
1.1.3.1. Phân loại tín dụng chung. 6
1.1.3.2.Tín dụng ngân quỹ. 7
1.1.1.3. Tín dụng thuê mua. 8
1.1.3.4.Tín dụng tài trợ cho ngoại thương. 9
1.2. Khu vực kinh tế tư nhân: 12
1.2.1. Chủ trương của Đảng về kinh tế tư nhân. 12
1.2.2. Thực trạng phát triển kinh tế tư nhân ở Việt Nam. 13
1.2.2.1. Phát triển về số lượng. 13
1.2.2.2. Phát triển về quy mô vốn, lao động, lĩnh vực và địa bàn. 15
1.2.3. Đóng góp của khu vực kinh tế tư nhân. 16
1.2.3.1. tạo công ăn việc làm. 16
1.2.3.2. Đóng góp vào GDP và thúc đẩy phát triển kinh tế. 17
1.2.3.3. Về xuất khẩu. 18
1.2.3.4. Đóng góp vào ngân sách. 18
1.2.3.5.Thu hút nguồn vốn đầu tư xã hội. 19
1.2.3.6. Tạo môi trường kinh doanh. 20
1.2.4. Hạn chế của khu vực kinh tế tư nhân. 20
1.2.4.1. Quy mô vốn. 20
1.2.4.2. Về chất lượng lao động. 21
1.2.4.3. Trình độ khoa học công nghệ. 22
1.2.4.4. Trình độ quản lý. 23
Chương II: Thực trạng hoạt động tín dụng của NHNT_CN Ba Đình đối với khu vực kinh tế tư nhân 24
2.1. Khái quát về chi nhánh Ba Đình. 24
2.1.1. Quá trình hình thành. 24
2.1.2. Cơ cấu tổ chức. 25
2.1.3.Nhiệm vụ và phương hướng phát triển. 27
2.2. Khu vực kinh tế tư nhân Hà Nội. 27
2.2.1. Những đóng góp. 27
2.2.1.1. Vào GDP. 27
2.2.1.2.phát triển công nghiệp. 27
2.2.1.3. Phát triển nông nghiệp. 27
2.2.1.4.Phát triển các ngành dịch vụ. 27
2.2.1.5. Hoạt động xuất khẩu. 27
2.2.1.6. Giải quyết việc làm. 27
2.2.2. Khó khăn về vốn. 27
2.2.3. Phương hướng mực tiêu phát triển kinh tế tư nhân hà nội đến năm 2010. 27
2.2.4. Vài nét về tình hình khu vực Ba Đình. 27
2.3. Hoạt động tín dụng của NHNT Ba Đình. 27
2.3.1. Các hoạt động tín dụng. 27
2.3.2. Hoạt động tín dụng đới với khu vực kinh tế tư nhân. 27
Chương III: Một số ý kiến để mở rộng hoạt động tín 27
đối với khu vực tư nhân 27
3.1.xây dựng chiến lược cho vay. 27
3.2. Hình thành bộ phận chuyên cho vay. 27
3.3. Xây dựng quy trình thủ tục cho vay. 27
3.4. Sử dụng phương pháp tính điển tín dụng trong cho vay. 27
3.5. Mở rông nghiệp vụ cho thuê tài chính và bảo lãnh. 27
3.6. Phát triển mạnh dịch vụ đi kèm. 27
3.7. Khuyến khích doanh nghiệp mở tài khoản tại ngân hàng. 27
3.8. Nâng cao trình độ và tầm nhận thức của cán bộ tín dụng. 27
3.9. Tao dựng mối qua hệ 3 bên. 27
Kết luận 27

Về Đầu Trang Go down
https://luanvan.forumvi.com
 

Mở rộng hoạt động tín dụng đối với khu vực kinh tế tư nhân của ngân hàng ngoại thương

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

 Similar topics

-
» PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG VÀ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN THƯƠNG TÍN- CHI NHÁNH AN GIANG
» PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN THƯƠNG TÍN CHI NHÁNH AN GIANG
» Phát triển hoạt động thanh toán thẻ tại Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội
» Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng đối với kinh tế ngoài quốc doanh tại Ngân hàng công thương
» Giải pháp nhằm mở rộng hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu tại ngân hàng TMCP XNK

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Luận Văn Tốt Nghiệp - Báo cáo Chuyên đề Thực tập :: Luận Văn Kinh Tế :: Luận Văn Tài Chính - Ngân Hàng-
Luận Văn Kinh Tế