Luận Văn Tốt Nghiệp - Báo cáo Chuyên đề Thực tập

Download luận văn tốt nghiệp, tiểu luận, báo cáo thực tập kế toán,kiểm toán..
 
Trang ChínhTrang Chính  Liên hệLiên hệ  Latest imagesLatest images  Tìm kiếmTìm kiếm  Đăng kýĐăng ký  Đăng Nhập  
Liên hệ luận văn
..::Liên hệ email::..
luanvan84@gmail.com
_______
Hỗ trợ YM:liên hệ
chat với tôi
Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 
Rechercher Advanced Search
Latest topics
Đăng Nhập
Tên truy cập:
Mật khẩu:
Đăng nhập tự động mỗi khi truy cập: 
:: Quên mật khẩu
Keywords
công dựng TÍCH TNHH toán trong măng xuất thiết quản phát tien hàng phần thanh trình thực doanh TÌNH kiểm nghiệp CHÍNH hoàn kinh luong Đông

Share
 

 Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng đối với kinh tế ngoài quốc doanh tại Ngân hàng công thương

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Tác giảThông điệp
LuanVan
Admin
Admin


Tổng số bài gửi : 801
Join date : 06/01/2012
Đến từ : Việt Nam

dựng - Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng đối với kinh tế ngoài quốc doanh tại Ngân hàng công thương Empty
Bài gửiTiêu đề: Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng đối với kinh tế ngoài quốc doanh tại Ngân hàng công thương   dựng - Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng đối với kinh tế ngoài quốc doanh tại Ngân hàng công thương Icon_minitime12/11/2012, 1:30 am

MỤC LỤC

đề tài: "Một số giải pháp hạn chế rủi ro an toàn tín dụng đối với kinh tế ngoài quốc doanh tại Ngân hàng công thương Đống Đa".
MS 00024
Số trang 89
Định dạng Word | Font Time new roman


Mục lục:
Lời nói đầu 4
Chương 1: Tín dụng và rủi ro an toàn kinh tế ngoài quốc doanh trong hoạt động tín dụng của Ngân hàng thương mại 6
I. Ngân hàng và tín dụng ngân hàng 6
1. Khái quát về ngân hàng thương mại 6
1.1. Khái niệm NHTM 6
1.2. Các chức năng chủ yếu của NHTM 7
2. Tín dụng ngân hàng 8
2.1. Khái niệm tín dụng ngân hàng 8
2.2. Vai trò của tín dụng ngân hàng đối với hoạt động của NHTM 8
II. Rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh của NHTM 10
1. Khái niệm rủi ro 11
2. Các loại rủi ro trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thương mại 11
2.1. Rủi ro tín dụng 11
2.2. Rủi ro lãi suất 12
2.3 Rủi ro nguồn vốn 12
2.4. Rủi ro hối đoái 13
2.5. Rủi ro trong thanh toán 14
2.6. Rủi ro thuần tuý 15
2.7. Rủi ro mất khả năng thanh toán 15
3. Rủi ro tín dụng 15
3.1. Các hình thức của rủi ro tín dụng 15
3.1.1. Không thu được lãi đúng hạn 15
3.1.2. Không thu được vốn đúng hạn 15
3.1.3. Không thu đủ lãi 16
3.1.4. Không thu đủ vốn 16
3.2. Các nguyên nhân dẫn đến rủi ro 16
3.2.1. Nguyên nhân từ môi trường kinh doanh 17
3.2.2. Nguyên nhân từ phía khách hàng 18
3.2.3. Nguyên nhân từ phía ngân hàng 19
3.3. Các dấu hiệu của rủi ro tín dụng 20
3.4. Tác động của rủi ro tín dụng 22
3.5. Các chỉ tiêu đo lường rủi ro tín dụng 24
4. Các phương thức quản lý giảm thiểu rủi ro tín dụng 25
Chương 2: Thực trạng cho vay an toàn và rủi ro tín dụng đối với kinh tế ngoài quốc doanh ở Ngân hàng Công thương Đống Đa Hà Nội 31
I. Tổng quan về Ngân hàng công thương Đống Đa 31
II. Tình hình huy động và sử dụng vốn tại NHCT Đống Đa 34
1. Tình hình huy động vốn 35
2. Tình hình sử dụng vốn 38
III. Rủi ro tín dụng ở NHCT Đống Đa 44
1. Thực trạng rủi ro tín dụng 44
1.1. Tình hình lãi treo 44
1.2. Thực trạng nợ quá hạn những năm gần đây tại NHCT Đống Đa 45
1.3. Tình hình nợ quá hạn phát sinh của NHCT Đống Đa năm 2004 51
2. Phân tích nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng tại NHCT Đống Đa 53
3. Công tác xử lý rủi ro tín dụng ở NHCT Đống Đa 60
4. Một số biện pháp NHCT Đống Đa đã và đang thực hiện nhằm hạn chế rủi ro tín dụng tại NHCT Đống Đa 62
Chương 3: Các giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng an toàn kinh tế ngoài quốc doanh ở Ngân hàng Công thương Đống Đa 67
I. Định hướng hoạt động tín dụng của NHCT Đống Đa trong thời gian tới 67
II. Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng ở NHCT Đống Đa 68
1. Công tác tổ chức, đào tạo cán bộ 68
2. Tăng cường công tác thu thập và xử lý thông tin 69
3. Linh hoạt, sáng tạo trong xử lý nghiệp vụ 70
4. Các giải pháp phân tán rủi ro tín dụng 71
5. Các biện pháp bảo đảm tiền vay 73
6. Các biện pháp xử lý nợ khó đòi 74
7. Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ 74
III. Một số kiến nghị với các cơ quan chức năng 75
1. Kiến nghị với NHCT Việt Nam 75
2. Kiến nghị với NHNN và các cấp, các ngành có liên quan 75
3. Kiến nghị với Chính phủ 76
Kết luận 79
Tài liệu tham khảo 80





LỜI NÓI ĐẦU

Việt Nam đang trong quá trình đổi mới nền kinh tế, để từng bước phát triển, hội nhập với nền kinh tế của các nước trong khu vực và trên thế giới. Trải qua nhiều khó khăn, thử thách nền kinh tế nước ta đã đạt được những thành tựu đáng khích lệ. Để đạt được điều đó có sự đóng góp không nhỏ của ngành Ngân hàng với vai trò là "đòn bảy kinh tế" thông qua hoạt động tín dụng.
Tín dụng ngân hàng là công cụ tài trợ vốn cho nền kinh tế, góp phần thúc đẩy sự phát triển cân đối của các ngành, các lĩnh vực khác theo định hướng của Nhà nước. Tín dụng ngân hàng đem lại nguồn thu nhập chủ yếu cho Ngân hàng thương mại. Tuy nhiên, hoạt động tín dụng ngân hàng lại là hoạt động chứa đựng nhiều rủi ro.
Rủi ro trong hoạt động tín dụng không chỉ tác động tới bản thân ngân hàng thương mại mà còn tác động tiêu cực tới nền kinh tế. Chính vì vậy, công tác hạn chế rủi ro tín dụng luôn được các Ngân hàng thương mại quan tâm.
Xuất phát từ tính cấp thiết của đề tài, sau thời gian thực tập tại Ngân hàng Công thương Đống Đa, tôi đã quyết định chọn đề tài: "Một số giải pháp hạn chế rủi ro an toàn tín dụng đối với kinh tế ngoài quốc doanh tại Ngân hàng công thương Đống Đa".
Mục đích nghiên cứu của chuyên đề này là:
- Nghiên cứu vấn đề rủi ro tín dụng trên phương diện lý thuyết: Bản chất của rủi ro tín dụng, các nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng cũng như tác động của nó tới bản thân Ngân hàng Thương mại và với nền kinh tế.
- Thông qua việc phân tích thực trạng hoạt động tín dụng của Ngân hàng công thương Đống Đa để đánh giá được tình hình rủi ro trong hoạt động tín dụng của Chi nhánh.
- Đưa ra một số ý kiến nhận xét và đề xuất các biện pháp nhằm hạn chế rủi ro trong hoạt động tín dụng của Chi nhánh Ngân hàng Công thương Đống Đa.
Để giải quyết từng vấn đề trên, chuyên đề được thiết kế làm 3 chương:
Chương 1: Tín dụng và rủi ro an toàn kinh tế ngoài quốc doanh trong hoạt động tín dụng của Ngân hàng Thương mại
Chương 2: Thực trạng rủi ro trong hoạt động tín dụng an toàn kinh tế ngoài quốc doanh tại Chi nhánh Ngân hàng Công thương Đống Đa.
Chương 3: Một số giải phá hạn chế rủi ro tín dụng an toàn kinh tế ngoài quốc doanh đối với Chi nhánh Ngân hàng Công thương Đống Đa.

CHƯƠNG 1
TÍN DỤNG VÀ RỦI RO AN TOÀN TÍN DỤNG KINH TẾ
NGOÀI QUỐC DOANH TRONG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG
CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

I. NGÂN HÀNG VÀ TÍN DỤNG NGÂN HÀNG
1. Khái quát về ngân hàng thương mại
1.1. Khái niệm Ngân hàng thương mại.
Khi nghiên cứu về Ngân hàng thương mại, các nhà kinh tế học đưa ra rất nhiều những quan niệm khác nhau về NHTM. Người thì cho rằng "NHTM là tổ chức tài chính nhận tiền gửi và cho vay tiền". Người khác lại nhận định: NHTM là trung gian tài chính có giấy phép kinh doanh của Chính phủ để cho vay tiền và mở tài khoản tiền gửi, kể cả các khoản tiền gửi có thể dùng séc…". Sở dĩ có tình trạng này là do hoạt động NHTM rất đa dạng, các thao tác trong từng nghiệp vụ Ngân hàng lại phức tạp và vấn đề này luôn biến động theo sự thay đổi chung của nền kinh tế. Mặt khác, do tập quán, luật pháp của mỗi quốc gia, mỗi vùng khác nhau đã dẫn đến những quan niệm về NHTM không đồng nhất giữa các nước trên thế giới.
Theo pháp lệnh: "Ngân hàng, hợp tác xã tín dụng và Công ty tài chính" ban hành ngày 24/5/1990:" NHTM là tổ chức kinh doanh tiền tệ mà hoạt động chủ yếu và thường xuyên là nhận tiền gửi của khách hàng với trách nhiệm hoàn trả và sử dụng số tiền đó để cho vay, thực hiện nghiệp vụ chiết khấu và làm phương tiện thanh toán".
Như vậy, NHTM là một doanh nghiệp kinh doanh trên lĩnh vực tiền tệ thông qua các nghiệp vụ huy động các nguồn vốn để cho vay, đầu tư và thực hiện các nghiệp vụ tài chính khác.
1.2. Các chức năng nghiệp vụ chủ yếu của Ngân hàng thương mại.
- Chức năng huy động vốn: Đây là chức năng cơ bản đầu tiên của NHTM. Nó quyết định quy mô cũng như hiệu quả các hoạt động khác của NHTM. NHTM có thể huy động vốn nhàn rỗi trong xã hội bằng cách nhận tiền gửi của các cá nhân, các tổ chức kinh tế qua các hình thức tiền gửi không kì hạn, tiền gửi có kì hạn, tiền gửi tiết kiệm và các hình thức khác. Ngoài ra, khi cần thêm vốn, NHTM có thể huy động vốn qua các biện pháp chủ động như phát hành kì phiếu ngân hàng, phát hành các chứng chỉ tiền gửi hay vay vốn của NHNN hoặc các tổ chức tín dụng khác.
Tuy nhiên, NHTM phải huy động vốn trên cơ sở vốn tự có như một rằng buộc về trách nhiệm nhằm hạn chế rủi ro trong các hoạt động của Ngân hàng. Theo quy định của Việt Nam, các NHTM không được phép huy động quá 20 lần số vốn tự có.
- Chức năng cung cấp tín dụng và đầu tư: Đây là hoạt động kinh doanh mang lại lợi nhuận chủ yếu cho NHTM. Thực hiện nghiệp vụ quan trọng là tạo tiền, trở thành nguồn tích luỹ vốn cho nền kinh tế tạo điều kiện làm tăng tổng sản phẩm xã hội, mở rộng vốn đầu tư góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế.
Có thể thấy hoạt động tín dụng làhoạt động quan trọng nhất của NHTM, nó liên quan đến tất cả các ngành các lĩnh vực của nền kinh tế. Tuy nhiên, hoạt động lại chứa đựng rủi ro tiềm ẩn từ tất cả các ngành các lĩnh vực đó. Chính vì vậy việc nghiên cứu rủi ro tín dụng là vấn đề cấp bách luôn được các NHTM quan tâm.
- Cung cấp các hoạt động dịch vụ:
Ngoài các chức năng cơ bản trên, NHTM còn tiến hành các hoạt động dịch vụ để đáp ứng mọi nhu cầu của khác hàng nhằm thu hút khách hàng đồng thời đem lại nguồn thu nhập đáng kể cho ngân hàng. Các hoạt động dịch vụ của NHTM gồm có:
+ Dịch vụ thanh toán và chuyển tiền
+ Dịch vụ mua bán và môi giới chứng khoán.
+ Dịch vụ tư vấn đầu tư
+ Dịch vụ quản lý tài sản và các chứng từ có giá.
Thông qua các hoạt động này, NHTM nhận được các khoản thu nhập dưới hình thức lệ phí hoặc hoa hồng.
Có thể nói, các chức năng của NHTM đều rất quan trọng và liên quan chặt chẽ với nhau. Chức năng huy động vốn là tiền đề tạo nguồn vốn tích luỹ cho các hoạt động nghiệp vụ. Hoạt động tín dụng và đầu tư đem lại nguồn thu nhập cho NHTM. Còn các hoạt động dịch vụ thu hút thêm khách hàng, tạo điều kiện cho việc mở rộng hoạt động huy động tiền gửi và kinh doanh của NHTM.
2. Tín dụng Ngân hàng
2.1. Khái niệm tín dụng Ngân hàng
Tín dụng là một quan hệ giao dịch giữa hai chủ thể trong đó một bên chuyển giao tiền hoặc tài sản cho bên kia sử dụng trong một thời gian nhất định, đồng thời bên nhận tiền cam kết hoàn trả theo điều kiện đã thoả thụân.
Tín dụng ngân hàng là quan hệ tín dụng giữa Ngân hàng với các tổ chức kinh tế và cá nhân thể hiện dưới hình thức nhận tiền gửi của khách hàng, cho khách hàng vay, tài trợ thuê mua, bảo hành hay chiết khấu…
Tuy nhiên, trong hoạt động tín dụng của NHTM thì hoạt động cho vay là hoạt động phức tạp nhất. Trong bài viết này tôi chỉ xin được đề cập đến khía cạnh cho vay của hoạt động tín dụng Ngân hàng.
2.2. Vai trò của tín dụng đối với hoạt động của NHTM
Thứ nhất, tín dụng Ngân hàng thúc đẩy sự ra đời và phát triển của các doanh nghiệp, không chỉ đối với các doanh nghiệp thuộc thành phần ktnn mà còn tác động đến cả các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác. Tín dụng thúc đẩy sự ra đời của các thành phần kinh tế theo mục tiêu phát triển của đất nước.
Tín dụng Ngân hàng tham gia vào toàn bộ quá trình sản xuất, lưu thông hàng hoá, ngay cả những hoạt động dịch vụ cũng không thể tách ly sự hỗ trợ của tín dụng ngân hàng.
Với các ngành sản xuất, chế biến, khai thác…để đảm bảo sản xuất ổn định cần thết phải có vốn để dự trữ nguyên vật liệu, thành phẩm bù đắp các chi phí sản xuất…Đồng thời để không ngừng nâng cao năng xuất lao động, chất lượng sản phẩm, tìm kiếm lợi thế trông cạnh tranh, các doanh nghiệp buộc phải thường xuyên cải tiến máy móc, thiết bị...
Về Đầu Trang Go down
https://luanvan.forumvi.com
 

Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng đối với kinh tế ngoài quốc doanh tại Ngân hàng công thương

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

 Similar topics

-
» Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại Chi nhánh Ngân hàng Công Thương khu vực Đống Đa
» Giải pháp phát triển hoạt động thanh toán quốc tế tại Chi nhánh Ngân hàng công thương Hoàn Kiếm
» Mở rộng hoạt động tín dụng đối với khu vực kinh tế tư nhân của ngân hàng ngoại thương
» Giải pháp hạn chế rủi ro trong phương thức thanh toán tín dụng chứng từ tại Ngân hàng Công thương
» MỘT SỐ BIỆN PHÁP CẢI THIỆN TÌNH HÌNH KINH DOANH NGOẠI HỐI CỦA NGÂN HÀNG TMCP

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Luận Văn Tốt Nghiệp - Báo cáo Chuyên đề Thực tập :: Luận Văn Kinh Tế :: Luận Văn Tài Chính - Ngân Hàng-
Luận Văn Kinh Tế