Luận Văn Tốt Nghiệp - Báo cáo Chuyên đề Thực tập

Download luận văn tốt nghiệp, tiểu luận, báo cáo thực tập kế toán,kiểm toán..
 
Trang ChínhTrang Chính  Liên hệLiên hệ  Latest imagesLatest images  Tìm kiếmTìm kiếm  Đăng kýĐăng ký  Đăng Nhập  
Liên hệ luận văn
..::Liên hệ email::..
luanvan84@gmail.com
_______
Hỗ trợ YM:liên hệ
chat với tôi
Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 
Rechercher Advanced Search
Latest topics
Đăng Nhập
Tên truy cập:
Mật khẩu:
Đăng nhập tự động mỗi khi truy cập: 
:: Quên mật khẩu
Keywords
thiết tien trình phát TÍCH doanh luong toán kiểm nghiệp phần quản trong thanh hàng dựng thực Đông kinh CHÍNH TÌNH công hoàn xuất TNHH măng

Share
 

 Mở rộng tín dụng xuất nhập khẩu tại NHNT Hà Nội

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Tác giảThông điệp
LuanVan
Admin
Admin


Tổng số bài gửi : 801
Join date : 06/01/2012
Đến từ : Việt Nam

dựng - Mở rộng tín dụng xuất nhập khẩu tại NHNT Hà Nội Empty
Bài gửiTiêu đề: Mở rộng tín dụng xuất nhập khẩu tại NHNT Hà Nội   dựng - Mở rộng tín dụng xuất nhập khẩu tại NHNT Hà Nội Icon_minitime13/4/2012, 1:58 am

Đề tài tốt nghiệp: mở rộng tín dụng xuất nhập khẩu tại ngân hàng ngoại thương Hà Nội ( 78 trang) 13

LỜI MỞ ĐẦU


Lý luận cũng như thực tiễn phát triển kinh tế thế giới đã cho thấy hoạt động xuất nhập khẩu là một trong những lĩnh vực trung tâm quan trọng nhất trong toàn bộ các hoạt động kinh tế của nhiều quốc gia. Hoạt động xuất nhập khẩu đã góp phần đáng kể vào việc tăng nguồn thu ngân sách, đặc biệt là thu ngoại tệ, cải thiện cán cân thanh toán giải quyết công ăn việc làm cho người dân, thúc đẩy nhanh quá trình tăng trưởng và phát triển kinh tế, nâng cao vị thế của đất nước trong nền kinh tế toàn cầu.
Việt Nam từ nền kinh tế lạc hậu và kém phát triển chuyển sang xây dựng nền kinh tế thị trường thì việc mở rộng buôn bán, quan hệ với nước ngoài là hết sức cần thiết. Sau khi nhận thức được những sai lầm trong đường lối kinh tế, Đảng và Nhà nước ta quyết tâm thực hiện công cuộc đổi mới theo hướng "mở cửa" nền kinh tế hướng mạnh về xuất khẩu, không ngừng mở rộng quan hệ hợp tác toàn diện với các nước trên thế giới, phát triển nền kinh tế nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước. Nhờ vậy, hoạt động ngoại thương nói chung và hoạt động XNK nói riêng của Việt Nam trong thời gian qua đã đạt được những thành tựu đáng kể và ngày càng khẳng định vị trí của mình trong toàn bộ nền kinh tế.
Để đẩy mạnh hoạt động kinh doanh XNK cần phải nâng cao chất lượng và đa dạng hoá các mặt hàng, muốn vậy phải có sự đầu tư thích đáng cho quá trình sản xuất, kinh doanh như đổi mới công nghệ, máy móc, trang thiết bị. Nhưng trên thực tế, vốn của các doanh nghiệp Việt Nam hoạt động trên lĩnh vực này còn ít ỏi, không thể giúp cho các doanh nghiệp tự đổi mới công nghệ nâng cao chất lượng. Xuất phát từ thực tế này và để đạt được mục tiêu của Đảng và Nhà nước đề ra thì cần có sự đầu tư của NHTM, đặc biệt là NHNT với tư cách là trung tâm cung ứng vốn, hỗ trợ đắc lực cho lĩnh vực XNK của nền kinh tế.
Hoạt động tín dụng tài trợ XNK là một hoạt động hết sức phức tạp, chứa đựng nhiều rủi ro. Nó không chỉ chịu tác động của chính sách kinh tế trong nước mà còn chịu sự điều chỉnh của nhiều quy phạm, nguồn luật khác nhau và bị ảnh hưởng mạnh theo sự biến động của thị trường quốc tế. Do đó, hoạt động kinh doanh của NHNT trong việc tài trợ tín dụng đối với các doanh nghiệp XNK ngày càng trở nên phong phú và đòi hỏi phải được nghiên cứu hoàn thiện cả về nội dung lẫn hình thức.
Qua một thời gian ngắn đi thực tế tại NHNT Hà Nội một Chi nhánh đóng vai trò rất quan trọng trong hoạt động kinh doanh của hệ thống NHNT Việt Nam em nhận thấy việc nghiên cứu một cách có hệ thống nội dung và biện pháp nhằm tháo gỡ những vướng mắc, tồn tại của công tác tín dụng tài trợ XNK, tiến tới mở rộng và phát triển công tác này cho phù hợp với yêu cầu mới của nền kinh tế thị trường là vấn đề bức xúc có ý nghĩa thực tiễn đối với quá trình phát triển kinh tế nước nhà.
Từ nhận thức đó cùng với kiến thức được trang bị qua 4 năm học ở trường Đại học Kinh tế Quốc dân, đặc biệt được sự hướng dẫn nhiệt tình của cô giáo Phạm Hồng Vân và các thầy cô trong trường cũng như sự chỉ bảo tận tình của anh chị phòng Tín dụng Chi nhánh NHNT Hà Nội, em xin mạnh dạn chọn đề tài: "Giải pháp mở rộng hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu tại Ngân hàng ngoại thương Hà Nội".
Về hình thức, bài viết này được trình bày theo kết cấu sau:
Chương I: Một số vấn đề cơ bản về tín dụng xuất nhập khẩu của ngân hàng thương mại
Chương II: Thực trạng hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu tại NHNT Hà Nội
Chương III: Giải pháp và kiến nghị nhằm mở rộng tín dụng xuất nhập khẩu tại NHNT Hà Nội
CHƯƠNG I
MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ TÀI TRỢ CHO XUẤT NHẬP KHẨU CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI.
1. Một số vấn đề cơ bản về hoạt động xuất nhập khẩu
1. 1. Sự cần thiết của hoạt động xuất nhập khẩu.
Bất cứ một quốc gia nào muốn phát triển kinh tế không thể chỉ dựa vào nền sản xuất trong nước mà còn phải quan hệ với các nước bên ngoài. Do có sự khác nhau về điều kiện tự nhiên như tài nguyên, khí hậu... mà mỗi quốc gia có thế mạnh trong việc sản xuất một số mặt hàng nhất định.
Để đạt được hiệu quả kinh tế đồng thời đáp ứng được nhu cầu ngày càng đa dạng ở trong nước, các quốc gia đều mong muốn có được những sản phẩm chất lượng cao với giá rẻ hơn từ các nước khác đồng thời mở rộng được thị trường tiêu thụ đối với các sản phẩm thế mạnh của mình. Chính từ mong muốn đó đã làm nảy sinh hoạt động thương mại quốc tế.
Hoạt động thương mại quốc tế thông qua mối quan hệ rộng rãi vượt ra ngoài biên giới quốc gia sẽ là cầu nối giữa nền kinh tế trong nước với nền kinh tế bên ngoài, đồng thời tạo ra động lực thúc đẩy quá trình hội nhập kinh tế ở mỗi khu vực và trên toàn thế giới.
Thương mại quốc tế được cấu thành bởi hai bộ phận cơ bản xuất khẩu và nhập khẩu. Do vậy, xác định được vai trò quan trọng cũng như có sự quan tâm thích đáng đến hoạt động XNK là nhiệm vụ hàng đầu của hoạt động thương mại quốc tế.
Đối với Việt Nam, ngoài những đặc điểm nêu trên chúng ta còn có những nét đặc thù riêng đó là nền kinh tế có xuất phát điểm thấp, cơ sở hạ tầng kĩ thuật lạc hậu, công nghệ thủ công... đang rất cần được đổi mới, bên cạnh đó tiềm lực xuất khẩu lại lớn nhưng chưa được khai thác hiệu quả. Tất cả những điều này cho thấy hoạt động XNK đối với nước ta càng quan trọng hơn.
Vai trò của XNK đối với sự phát triển kinh tế được thể hiện qua một số khía cạnh cơ bản sau:
* Xuất khẩu
- Xuất khẩu đem lại nguồn thu ngoại tệ chủ yếu cho đất nước tạo điều kiện đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá- hiện đại hoá đất nước.
- Xuất khẩu góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy sản xuất phát triển. Thông qua việc đẩy mạnh xuất khẩu, Nhà nước sẽ khuyến khích các ngành, nghề phát triển bởi họ phần nào có được thị trường tiêu thụ ổn định và mở rộng hơn. Đồng thời, sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường quốc tế sẽ tạo cho các nhà sản xuất sự năng động và sáng tạo trong kinh doanh, sự quan tâm đúng đắn đến việc nâng cao hiệu quả quản lí, đổi mới công nghệ cũng như nâng cao chất lượng của sản phẩm.
- Xuất khẩu tạo điều kiện cho việc nhập khẩu có thể diễn ra thuận lợi hơn nhờ nguồn ngoại tệ thu được và mối quan hệ quốc tế mà nó tạo ra.
* Nhập khẩu
Song song với hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu cũng đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong nền kinh tế. Cụ thể:
- Nhập khẩu tạo ra hàng hoá bổ sung cho hàng hoá thiếu hụt trong nước và thay thế những sản phẩm trong nước không sản xuất được hay sản xuất với chi phí cao hơn để đáp ứng nhu cầu sản xuất tiêu dùng nội địa một cách tốt nhất, từ đó tạo sự ổn định về cung-cầu trong nước và cao hơn là sự ổn định kinh tế vĩ mô.
- Nhập khẩu có tác động đẩy nhanh quá trình xây dựng cơ sở hạ tầng kĩ thuật, đổi mới công nghệ tạo tiền đề thuận lợi cho sản xuất.
- Ngoài ra, nhập khẩu còn có vai trò thúc đẩy xuất khẩu thông qua việc cung cấp các nguyên vật liệu, máy móc thiết bị đầu vào cho xuất khẩu cũng như góp phần định hướng sản phẩm, định hướng thị trường cho xuất khẩu.
Cuối cùng, một vai trò hết sức quan trọng của cả xuất và nhập khẩu đối với sự phát triển kinh tế-xã hội đó là tạo công ăn việc làm, cải thiện đời sống nhân dân và mở rộng hợp tác quốc tế.
1. 2. Nhu cầu tài trợ xuất nhập khẩu.
Như đã nói trên, trong nền kinh tế mở các doanh nghiệp luôn phải đối đầu với sự cạnh tranh gay gắt. Họ không chỉ phải cạnh tranh với các nhà sản xuất trong nước mà còn phải cạnh tranh với các đối thủ nước ngoài. Để chiến thắng trong cạnh tranh, ngoài việc cần thiết phải có sự hỗ trợ của Nhà nước như sự ưu đãi về thuế, sự điều chỉnh tỉ giá hối đoái phù hợp... các doanh nghiệp còn cần phải có một tiềm lực tài chính mạnh để thực hiện các hoạt động như đổi mới dây chuyền công nghệ, mua sắm máy móc hiện đại, mua sắm nguyên vật liệu, cải tiến nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá thành... Song trên thực tế do khả năng tài chính có hạn nên hầu hết các doanh nghiệp đều cần có sự hỗ trợ từ bên ngoài.
Nhu cầu tài trợ cho hoạt động XNK nảy sinh từ những đòi hỏi đó và nó gắn liền với các giai đoạn của hoạt động này.
Do hoạt động thương mại quốc tế hiện nay là rất đa dạng và vì thế cũng hết sức phức tạp (nó bao gồm nhiều mối quan hệ như: thương mại giữa các nước phát triển, thương mại giữa các nước đang phát triển, thương mại giữa các nước phát triển và đang phát triển... ) nên để phù hợp với điều kiện Việt Nam cũng như với đề tài nghiên cứu, ở đây tôi chỉ xin đề cập đến hoạt động thương mại quốc tế giữa các nước phát triển và đang phát triển.
- Xuất khẩu hàng hoá từ các nước phát triển sang các nước đang phát triển chủ yếu là hàng hoá tư liệu sản xuất như máy móc thiết bị, kỹ thuật, công nghệ. Đây là những hàng hoá mà để hoàn thành hoạt động xuất khẩu cần phải trải qua nhiều giai đoạn khác nhau từ phân tích nhu cầu, kí kết hợp đồng, sản xuất cung ứng, lắp ráp chạy thử... đến thanh toán tiền hàng. Nhu cầu tài trợ thường để đáp ứng các chi phí cho quảng cáo, thiết kế mẫu mã, sản xuất và cung cấp công trình.
- Xuất khẩu hàng hoá từ các nước đang phát triển sang các nước phát triển chủ yếu là các mặt như nông, lâm, thuỷ hải sản, hàng thô hay mới qua sơ chế... Và nhu cầu tài trợ thường là để thu mua chế biến xuất khẩu, đáp ứng nhu cầu vốn tạm thời.
Để có cái nhìn tổng quát về nhu cầu tài trợ nảy sinh trong hoạt động XNK ta sẽ xem xét nhu cầu tài trợ của các nhà xuất khẩu và nhập khẩu hình thành trong cùng một hoạt động XNK hàng hoá máy móc, thiết bị kĩ thuật, công nghệ.
* Nhu cầu tài trợ cho xuất khẩu
Việc thực hiện hoạt động xuất khẩu hàng hoá máy móc thiết bị thường kéo dài từ nhiều tháng cho tới vài năm, do đó thông thường nhu cầu tài trợ thường nảy sinh ở nhiều giai đoạn khác nhau. Cụ thể:
+- Giai đoạn phân tích nhu cầu, thiết kế, tìm kiếm khách hàng, đại diện tại các hội chợ, đàm phán sơ bộ, lập kế hoạch: Để hoàn thành tốt giai đoạn này các chuyên gia phải thực hiện các chuyến đi dài ngày và tiến hành nhiều cuộc đàm phán, phải làm ra hàng mẫu và mô hình để trưng bày, giới thiệu. Sau đó họ còn phải hoàn tất các tài liệu thiết kế và tính toán chính xác cho đàm phán hợp đồng. Chi phí cho những hoạt động này không phải nhỏ, đặc biệt với các cơ sở kinh doanh tiềm lực tài chính còn hạn hẹp.
- Giai đoạn ký kết hợp đồng: Trong trường hợp nhà xuất khẩu chưa có uy tín cao ở nước ngoài, đối tác có thể yêu cầu một bảo đảm giao hàng hoặc bảo đảm hoàn thành công trình. Đảm bảo này sẽ có hiệu lực nếu việc giao hàng hoặc hoàn thành công trình không đúng như thoả thuận.
Trường hợp khác, nếu nhà xuất khẩu cần tiền đặt cọc mà nhà nhập khẩu là người nước ngoài đang gặp khó khăn về tài chính, nhà xuất khẩu có thể đề nghị ngân hàng của mình cung cấp tín dụng tương đương với số tiền đặt cọc và nhà nhập khẩu có nghĩa vụ chi trả cho khoản tín dụng đó
- Giai đoạn chuẩn bị sản xuất: Sau khi đã kí hợp đồng, nhà xuất khẩu sẽ tiến hành chuẩn bị sản xuất. Nhất là việc xây dựng các công trình lớn như, nhà máy, xí nghiệp... việc này thường đi kèm với chi phí lớn vượt quá mức đặt cọc.
- Giai đoạn sản xuất: Mặc dù đã có những thoả thuận về việc thanh toán tiếp theo của người mua, trong thời gian này thường nảy sinh các nhu cầu tài chính cao về vật tư và chi phí liên quan khác vượt qua các khoản thanh toán giữa chừng.
- Giai đoạn cung ứng: Ngay cả trong giai đoạn cung ứng cũng có thể nảy sinh các chi phí cần được tài trợ như chi phí vận tải, bảo hiểm... tuỳ theo điều kiện cung ứng.
- Giai đoạn lắp ráp, chạy thử, bàn giao công trình: Sau khi hàng hoá được giao tới địa điểm qui định, nhà xuất khẩu còn cần chi phí cho lắp ráp chạy thử cho tới khi được người mua thu nhận và chấp nhận thanh toán.
- Giai đoạn bảo hành: Trong giai đoạn này người mua có quyền yêu cầu được bảo hành ở ngân hàng của nhà xuất khẩu trước khi thanh toán.
- Giai đoạn thanh toán: Hiện nay, để việc cung cấp hàng hoá xuất khẩu được thuận lợi người xuất khẩu thường phải dành cho người mua một ưu đãi thanh toán trong nhiều năm mà người xuất khẩu và ngân hàng của họ có thể chấp nhận được. Trong thời gian chờ được thanh toán nhà xuất khẩu thường có nhu cầu được tài trợ để đảm bảo vốn cho quá trình tái sản xuất tiếp theo.
* Nhu cầu tài trợ nhập khẩu
Với hoạt động nhập khẩu, nếu như nhà xuất khẩu có nhu cầu tài trợ để đẩy mạnh hoạt động bán hàng thì các nhà nhập khẩu cũng nảy sinh nhu cầu tài trợ để mua hàng khi khả năng tài chính không đáp ứng được. Vì vậy về phía nhà nhập khẩu cũng hình thành nhu cầu tài trợ trên nhiều mặt.
- Giai đoạn trước khi kí kết hợp đồng: Ở giai đoạn này các...
Về Đầu Trang Go down
https://luanvan.forumvi.com
 

Mở rộng tín dụng xuất nhập khẩu tại NHNT Hà Nội

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

 Similar topics

-
» Giải pháp mở rộng tín dụng xuất nhập khẩu tại NHNT Hà Nội
» Một số giải pháp nhằm mở rộng hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu
» Giải pháp nhằm mở rộng hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu tại ngân hàng TMCP XNK
» Hoàn thiện nội dung phân tích tình hình và hiệu quả xuất khẩu tại công ty xuất nhập khẩu Hà Nội
» Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh nhập khẩu hàng hoá tại Công ty Sản xuất Kinh doanh xuất nhập khẩu (PROSIMEX) – Bộ Thương mại

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Luận Văn Tốt Nghiệp - Báo cáo Chuyên đề Thực tập :: Luận Văn Kinh Tế :: Luận Văn Tài Chính - Ngân Hàng-
Luận Văn Kinh Tế