Đề tài: Một số giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ tại công ty Xuất nhập khẩu Mỹ nghệ Thăng Long (47 trang) 75 Mục lục
Chương I: Khái quát về công ty
Xuất nhập khẩu Mỹ nghệ thăng long (ARTEX Thăng Long) 1
I. Quá trình hình thành và phát triển công ty ARTEX Thăng Long. 1
II. Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Công ty. 3
1. Chức năng, nhiệm vụ của Công ty. 3
2. Quyền hạn của Công ty. 4
III. Cơ cấu tổ chức bộ máy Công ty. 5
1. Sơ đồ bộ máy công ty. 5
2. Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban. 6
IV. Đặc điểm mặt hàng thủ công mỹ nghệ. 7
Chương 2. Thực trạng
xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ (TCMN) tại Công ty ARTEX Thăng Long 9
I. Tình hình
xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ (TCMN) của Việt Nam trong những năm gần đây. 9
1. Thực trạng hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam. 9
2. Tình hình
xuất khẩu hàng TCMN của Việt Nam: 10
II. Thực trạng
xuất khẩu hàng TCMN tại Công ty. 12
1. Kết quả hoạt động sản
xuất và
xuất khẩu của Công ty trong những năm qua. 12
2. Kim ngạch
xuất khẩu hàng TCMN của ARTEX Thăng Long. 15
3. Công tác thị trường. 21
III. Đánh giá chung về hoạt động
xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ tại Công ty. 23
1. Những thành tựu Công ty đã đạt được. 23
2. Những hạn chế của Công ty. 24
Chương 3: Một số giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động
xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ tại Công ty ARTEX Thăng Long. 26
I. Định hướng phát triển của ARTEX Thăng Long trong giai đoạn 2003-2005. 26
1. Định hướng phát triển. 26
2. Định hướng
xuất khẩu hàng TCMN. 27
II. Các giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động
xuất khẩu hàng TCMN tại Công ty ARTEX Thăng Long. 28
1. Tăng cường công tác nghiên cứu và xây dựng chiến lược thị trường toàn diện. 28
2. Hoàn thiện hệ thống thu thập và xử lý thông tin. 30
3. Tăng cường hoạt động giao tiếp, khuếch trương và quảng bá sản phẩm. 31
4. Nâng cao chất lượng tay nghề công nhân. 34
5. Hoàn thiện công tác lãnh đạo và tổ chức nhân sự. 34
III. Một số kiến nghị đối với Nhà nước. 35
1. Chính sách hỗ trợ và xúc tiến thương mại. 35
2. Đơn giản hoá thủ tục
xuất khẩu. 37
3. Chính sách phát triển làng nghề thủ công mỹ nghệ truyền thống. 37
Kết luận
Tài liệu tham khảo
LỜI NÓI ĐẦU
Hiện nay, hoạt động ngoại thương nói chung và hoạt động
xuất khẩu nói riêng đóng vai trò hết sức quan trọng đối với sự phát triển kinh tế của mỗi nước đặc biệt là đối với các nước đang phát triển như Việt Nam.
Hàng thủ công mỹ nghệ đang là một trong mười ngành có giá trị
xuất khẩu lớn nhất ở Việt Nam.
Xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ hàng năm mang lại giá trị ngoại tệ lớn cho nền kinh tế quốc gia đồng thời cũng góp phần tạo công ăn việc làm cho một lượng lớn người nông dân trong thời gian nông nhàn. Nhận thức được tầm quan trọng của hoat động
xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ, sau quá trình thực tập tại Công ty
xuất nhập khẩu thủ mỹ nghệ Thăng Long, em đã chọn đề tài: “Một số giải pháp thúc đẩy
xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ tại công ty
Xuất nhập khẩu Mỹ nghệ Thăng Long” để viết bản thu hoạch thực tập tốt nghiệp.
Nội dung của bản thu hoạch này gồm có 3 phần:
Chương 1. Khái quát về công ty
Xuất nhập khẩu Mỹ nghệ Thăng Long (ARTEX Thăng Long)
Chương 2. Thực trạng
xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ (TCMN) tại Công ty ARTEX Thăng Long.
Chương 3. Một số giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động
xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ tại Công ty ARTEX Thăng Long.
Mục tiêu nghiên cứu của bản thu hoạch này là nhằm đánh giá thực trạng
xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Công ty và từ đó tìm ra các giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động
xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ tại Công ty.
Trong quá trình thực hiện tôi đã sử dụng phương pháp phân tích tổng hợp, thống kê và phương pháp tư duy logic kết hợp với thực tiễn để nghiên cứu hoàn thành bản thu hoạch này.
Do trình độ, kinh nghiệm thực tế và thời gian còn hạn chế nên bản thu hoạch này không tránh khỏi còn có những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự góp ý của các cô chú, anh chị, các thầy cô và các bạn.
Em xin chân thành cảm ơn.
Chương I: Khái quát về công ty
Xuất nhập khẩu Mỹ nghệ thăng long (ARTEX Thăng Long)
I. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG TY ARTEX THĂNG LONG.
Tên gọi chính: Công ty
Xuất nhập khẩu Mỹ nghệ Thăng Long.
Tên giao dịch: ARTEX Thăng Long.
Trụ sở chính: 164 Tôn Đức Thắng – Hà Nội.
E-mail:
artexthanglong@fpt.vnTài khoản tiền gửi USD: 011.100.001.14539 – Ngân hàng Công thương Việt Nam, 23 Phan Chu Trinh, Hà Nội
Tài khoản tiền gửi VNĐ: 011370078802 – Ngân hàng Công thương Việt Nam, 23 Phan Chu Trinh, Hà Nội.
Công ty
Xuất nhập khẩu Mỹ nghệ Thăng Long là một doanh nghiệp Nhà nước thuộc Bộ Thương mại và tính cho tới nay công ty đã hoạt động được gần 15 năm. Nếu xét về qui mô thì công ty thuộc loại qui mô nhỏ, ra đời với chức năng
xuất nhập khẩu đồ thủ công mỹ nghệ và một số mặt hàng phục vụ sản
xuất kinh doanh trong nước.
Kể từ khi ra đời tới nay, công ty đã trải qua 3 lần thay đổi tên gọi gắn liền với 3 thời kỳ và sự kiện khác nhau.
Tiền thân của công ty là xí nghiệp thủ công mỹ nghệ
xuất nhập khẩu và dịch vụ, ra đời ngày 04/07/1989 theo quyết định số 382/KTĐN – TCCB cuả Bộ trưởng Bộ kinh tế đối ngoại (Tên viết tắt là ARTEXSEN). Theo phân cấp quản lý lúc đó thì ARTEXSEN trực thuộc tổng công ty
Xuất nhập khẩu Mỹ nghệ ARTEXPORT.
Ngày 01/04/1990, theo quyết định số 899/KTĐN – TCCB cuả Bộ trưởng Bộ kinh tế đối ngoại, ARTEXSEN được tách khỏi ARTEXPORT, trở thành một xí nghiệp sản
xuất kinh doanh độc lập và trực thuộc Bộ Thương mại, mang tên mới là: Xí nghiệp
Xuất nhập khẩu Mỹ nghệ Thăng Long.
Do tình hình hoạt động kinh doanh quốc tế có nhiều thay đổi, cơ chế kinh doanh khác biệt, môi trường kinh doanh ngày càng khó khăn nên để có thể đáp ứng và phù hợp với điều kiện đó, đồng thời để tiện lợi cho giao dịch với các đối tác nước ngoài, ngày 29/03/1993, Bộ Thương mại cho phép xí nghiệp đổi tên là: Công ty
Xuất nhập khẩu Mỹ nghệ Thăng Long – tên giao dịch là ARTEX Thăng Long.
Quá trình phát triển công ty có thể chia thành 3 giai đoạn chính:
1. Giai đoạn 1991-1995.
Đây là thời kỳ gặp nhiều khó khăn của công ty. Sự biến động chính ở các quốc gia Đông Âu đã khiến công ty bị mất thị trường
xuất khẩu chính dẫn đến khủng hoảng đầu ra, bạn hàng không có, hoạt động kinh doanh bị ngưng trệ. Đây cũng là thời kỳ xoá bỏ cơ chế bao cấp khiến cho một số xưởng sản
xuất trong công ty không còn đủ sức tồn tại như : xưởng sơn mài mạ bạc, dệt thảm len, dép đi trong nhà, thảm ngô và may mặc.
Công ty đã bỏ một số vốn lớn đầu tư liên doanh với nước ngoài thành lập 2 công ty HIPC & ARK SUN nhưng liên doanh làm ăn chưa có hiệu quả. Từ đó Công ty mất và thiếu vốn trầm trọng, buộc phải vay Ngân hàng đảo nợ, vay vốn cổ phần…làm tăng chi phí lãi. Tính đến cuối năm 1995, lỗ luỹ kế của Công ty là 13 tỷ đồng, khoanh nợ 18 tỷ đồng, phải thu khó đòi là 16 tỷ đồng.
2. Giai đoạn 1996-1999
Những năm 1996-1997, ngoài khoản lỗ 18 tỷ đồng, Công ty còn gặp phải một số thương vụ gây thiệt hại về tài chính. Mặc dù kim ngạch
xuất nhập khẩu hàng năm vẫn tăng nhưng chi phí quá lớn nên Công ty vẫn tiếp tục lỗ. Trước tình hình đó, Bộ Thương mại đã cho phép Công ty thay đổi Ban lãnh đạo, sắp xếp lại tổ chức kinh doanh để tìm cách tháo gỡ khó khăn:
Thứ nhất là tiếp tục ổn định sản
xuất kinh doanh, thúc đẩy, nâng cao hiệu quả kinh doanh thông qua Quy chế quản lý kinh doanh
xuất nhập khẩu và Quy chế quản lý lao động tiền lương.
....