Luận Văn Tốt Nghiệp - Báo cáo Chuyên đề Thực tập

Download luận văn tốt nghiệp, tiểu luận, báo cáo thực tập kế toán,kiểm toán..
 
Trang ChínhTrang Chính  Liên hệLiên hệ  Latest imagesLatest images  Tìm kiếmTìm kiếm  Đăng kýĐăng ký  Đăng Nhập  
Liên hệ luận văn
..::Liên hệ email::..
luanvan84@gmail.com
_______
Hỗ trợ YM:liên hệ
chat với tôi
Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 
Rechercher Advanced Search
Latest topics
Đăng Nhập
Tên truy cập:
Mật khẩu:
Đăng nhập tự động mỗi khi truy cập: 
:: Quên mật khẩu
Keywords
thanh phát trong TÍCH thiết nghiệp kinh TÌNH hoàn phần doanh xuất quản Đông dựng CHÍNH tien luong măng thực TNHH trình kiểm công toán hàng

Share
 

 Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may của Công ty Xuất nhập khẩu dệt may sang thị trường Mỹ

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Tác giảThông điệp
LuanVan
Admin
Admin


Tổng số bài gửi : 801
Join date : 06/01/2012
Đến từ : Việt Nam

Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may của Công ty Xuất nhập khẩu dệt may sang thị trường Mỹ  Empty
Bài gửiTiêu đề: Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may của Công ty Xuất nhập khẩu dệt may sang thị trường Mỹ    Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may của Công ty Xuất nhập khẩu dệt may sang thị trường Mỹ  Icon_minitime8/4/2012, 4:20 am

Đề tài:Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may của Công ty Xuất nhập khẩu dệt may sang thị trường Mỹ ( 85 trang) 56

Danh mục các bảng

Trang
Bảng 2.1: Cơ cấu thị trường xuất khẩu của Công ty XNK dệt may 34
Bảng 2.2: KNXK theo mặt hàng của Công ty XNK dệt may 36
Bảng 2.3: KNXK hàng dệt may của Công ty sang thị trường Mỹ 49
Bảng 2.3: KNXK hàng dệt may của Công ty sang thị trường Mỹ 49
Bảng 2.5: KNXK hàng dệt may của Công ty sang thị trrường Mỹ theo phương thức xuất khẩu 52


Danh mục các hình

Trang
Hình 2.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy của công ty 30
Hình 2.2: KNXK hàng dệt may của Công ty XNK dệt may 33
Hình 2.3: KNXK hàng dệt may của Việt Nam sang Mỹ. 48


Mở đầu
1. Lý do chọn đề tài.
Ngành dệt may là ngành công nghiệp xuất khẩu mũi nhọn của nước ta nhằm xây dựng nền kinh tế hướng ra xuất khẩu. Và thị trường Mỹ là thị trường xuất khẩu hàng dệt may lớn nhất của Việt Nam. Hơn nữa, từ đầu năm nay Mỹ đã xoá bỏ hạn ngạch dệt may cho 150 quốc gia là thành viên của WTO, Hiệp định dệt may Việt Mỹ đã hết hiệu lực đã tạo ra những thách thức mới cho ngành dệt may Việt Nam.
Thêm vào đó, trong quá trình thực tập tại Công ty Xuất nhập khẩu dệt may, em nhận thấy hàng dệt may của Công ty xuất khẩu sang thị trường Mỹ đạt tốc độ tăng trưởng cao nhất trong các thị trường xuất khẩu của Công ty. Từ một thị trường rất nhỏ với KNXK là 4.230 USD năm 2000( chiếm 0,06% Tổng KNXK của Công ty) đến năm 2004 đã vươn lên là thị trường đứng thứ hai sau Nhật Bản với KNXK là 2.476.359 USD( chiếm 31,2% tổng KNXK của toàn công ty. Nhưng bên cạnh những kết quả đạt được, hoạt động kinh doanh xuất khẩu sang thị trường này vẫn có những tồn tại ảnh hưởng đến khả năng xuất khẩu của Công ty .
Trước thực tế trên, em đã lựa chọn đề tài cho chuyên đề tốt nghiệp: “Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may của Công ty XNK dệt may sang thị trường Mỹ”
2.Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu thực trạng xuất khẩu hàng dệt may của Công ty XNK dệt may sang thị trường Mỹ, đặc điểm thị trường Mỹ, các chính sách ảnh hưởng đến dệt may từ đó đưa ra các giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may của Công ty sang thị trường Mỹ.
3. Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may của Công ty sang thị trường Mỹ.
4.Phạm vi nghiên cứu
Lĩnh vực xuất khẩu của Công ty XNK dệt may sang thị trường Mỹ.
Đề tài này gồm ba chương:
Chương I: Lý luận chung về xuất khẩu và sự cần thiết phải tăng cường xuất khẩu hàng dệt may của doanh nghiệp Việt Nam vào thị trường Mỹ.
Chương II: Thực trạng xuất khẩu hàng dệt may của Công ty XNK dệt may sang thị trường Mỹ.
Chương III: Một số giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may của Công ty XNK dệt may sang thị trường Mỹ trong thời gian tới.
Trong quá trình nghiên cứu thực hiện đề tài, em đã nhận được sự giúp đỡ tận tình của thầy Nguyễn Anh Minh. Thầy đã giúp em cách nhìn nhận vấn đề một cách rõ ràng và lôgic, giúp em tiếp cận vấn đề một cách khoa học. Em xin chân thành cảm ơn thầy đã hướng dẫn em để em hoàn thành đề tài này.
Em cũng xin chân thành cảm ơn phòng Kinh doanh tổng hợp - Công ty XNK dệt may đã giúp đỡ em trong quá trình tìm hiểu công việc kinh doanh trên thực tế và tạo điều kiện cho em hoàn thành đề tài này.
Em xin chân thành cảm ơn!
Chương I
Lý luận chung về xuất khẩu và sự cần thiết
phải tăng cường xuất khẩu hàng dệt may của
doanh nghiệp việt nam vào thị trường Mỹ
I.Tổng quan về xuất khẩu.
1. Khái niệm xuất khẩu.
Xuất khẩu là hoạt động ngoại thương đầu tiên giữa các quốc gia trên thế giới nhằm khai thác lợi thế của mình với các quốc gia khác. Trải qua nhiều năm đến nay xuất khẩu vẫn chiếm vị trí quan trọng trong hoạt động ngoại thương của mỗi quốc gia. Vậy xuất khẩu là gì?
Xuất khẩu được hiểu là hoạt động đưa các hàng hoá và dịch vụ từ quốc gia này sang quốc gia khác nhằm thu lợi nhuận. Dưới giác độ kinh doanh, xuất khẩu là việc bán các hàng hoá và dịch vụ giữa quốc gia này với quốc gia khác, còn dưới giác độ phi kinh doanh (làm quà tặng hoặc viện trợ không hoàn lại) thì hoạt động xuất khẩu chỉ là việc lưu chuyển hàng hoá và dịch vụ qua biên giới quốc gia.
Xuất khẩu là hình thức xâm nhập thị trưòng nước ngoài ít rủi ro và chi phí thấp nhất. Với các nước có trình độ kinh tế thấp như các nước đang phát triển thì xuất khẩu đóng vai trò rất lớn đối với nền kinh tế và đối với các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu.
2. Vai trò của xuất khẩu.
2.1. Đối với nền kinh tế.
Hoạt động ngoại thương là hoạt động nhằm khai thác những lợi thế và khắc phục những bất lợi trong cơ cấu nền kinh tế. Vì vậy, đây là nhân tố có tác động đến sự tăng trưởng và phát triển của nền kinh tế các quốc gia.
Hoạt động ngoại thương bao gồm hoạt động xuất khẩu và hoạt động nhập khẩu :
Xuất khẩu là đem các hàng hoá và dịch vụ dư thừa hoặc là có lợi thế hơn để bán cho các nước khác làm cho các bên đều có lợi và làm tăng quy mô nền kinh tế thế giới. Còn nhập khẩu là mua hàng hoá và dịch vụ từ các quốc gia khác để khắc phục những yếu kém trong khoa học, công nghệ, quản lý,…hay là đáp ứng nhu cầu mà nền kinh tế trong nước không đáp ứng đựơc.
Chính vì vậy, xuất khẩu và nhập khẩu là hai hoạt đông hỗ trợ cho nhau để cùng thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển kinh tế của mỗi quốc gia. Trong đó xuất khẩu tạo nguồn vốn cho nhập khẩu. Xuất khẩu đem lại nguồn thu cho quốc gia và cho doanh nghiệp. Đây là nguồn vốn quan trọng để tái đầu tư vào các lĩnh vực khác dặc biệt là nhập khẩu, vì ở các nước đặc biệt là các nước đang phát triển nhu cầu nhập khẩu máy móc và thiết bị lớn nên nhu cầu về vốn lớn. Mà xuất khẩu mang lại nguồn vốn sở hữu cho quốc gia nên quốc gia sẽ chủ động hơn và sẽ không phụ thuộc vào các khoản đầu tư của nước ngoài để có thể nhập khẩu hàng hoá và dịch vụ đáp ứng yêu cầu của quá trinh phát triển nền kinh tế.
Không chỉ vậy, xuất khẩu còn tác động làm chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế và phát triển sản xuất. Sự chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế sẽ đi từ hướng chuyển từ nền kinh tế nông nghiệp là chủ yếu sang nền kinh tế mà công nghiệp và dịch vụ chiếm tỷ trọng lớn. Sở dĩ như vậy là xuất khẩu sẽ khai thác lợi thế so sánh của quốc gia mình. Do vậy, quốc gia đó sẽ tập trung vào sản xuất những sản phẩm và cung cấp những sản phẩm có lợi trên quy mô lớn (quy mô sản xuất công nghiệp). Điều này dẫn đến, cơ cấu kinh tế sẽ chuyển hướng sang ngành công nghiệp (trong đó có công nghiệp xuất khẩu) mang lại những lợi ích nhiều hơn nhiều nông nghiệp. Còn phát triển sản xuất thể hiện ở các điểm: Khi tập trung cho xuất khẩu thì phải có sự đầu tư cho khoa học- kỹ thuật cũng như trình độ quản lý sản xuất kinh doanh để nâng cao năng lực sản xuất cũng như khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường thế giới. Đây là một trong những yếu tố thúc đẩy sản xuất phát triển.
Xuất khẩu tạo ra khả năng thị trường tiêu thụ cũng như cung cấp đầu vào cho sản xuất nhằm khai thác tối đa năng lực sản xuất trong nước phục vụ nhu cầu của thị trường.
Ngoài ra, xuất khẩu còn tạo điều kiện cho các ngành liên quan phát triển. Vì sản xuất là chuỗi hoạt động tính móc xích với nhau cho nền phát triển của ngành này sẽ kéo theo sự phát triển của ngành khác. Ví dụ ngành dệt may xuất khẩu sẽ kéo theo sự phát triển của các ngành phụ trợ như: trồng bông, nuôi tằm, ngành sản xuất bao bì, nhuộm…
Xuất khẩu làm tăng dự trữ ngoại tệ. Nguồn ngoại tệ thu về lớn hơn (hay cán cân thanh toán thặng dư) là điều kiện để duy trì sự ổn định của tỷ giá hối đoái theo hướng có lợi cho xuất khẩu nhưng lại không tổn hao đến nhập khẩu vì vậy sẽ tạo điều kiện phát triển kinh tế.
Xuất khẩu góp phần giải quyết công ăn, việc làm. Hoạt động xuất khẩu càng được đẩy mạnh và không ngừng phát triển về quy mô thì sẽ càng thu hút được nhiều lao động, như vậy xuất khẩu đã tạo việc làm cho người lao động giúp người lao động có thu nhập chính đáng và nâng cao đời sống.
Xuất khẩu là cơ sở mở rộng và thúc đẩy các quan hệ kinh tế đối ngoại của đất nước. Xuất khẩu là hoạt ra đời sớm nhất trong các hoạt động kinh tế, khi có hoạt động xuất khẩu thì các nước sẽ có quan hệ với nhau trên cơ sở các bên đều có lợi. Do vậy các quốc gia sẽ xây dựng các quan hệ kinh tế nhằm đẩy mạnh hoạt động này. Hai hoạt động này có mối quan hệ qua lại với nhau và dựa vào nhau để phát triển. Do đó, các quốc gia sẽ chú trọng phát triển đồng thời để đảm bảo sự cân xứng tạo điều kiện để phát triển nhanh nhất.
Nói chung, xuất khẩu đóng vai trò quan trọng trong các hoạt động kinh tế của các quốc gia, do vậy các quốc gia đều chú trọng đẩy mạnh xuất khẩu để khai thác tối đa lợi ích của hoạt động này trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
2.2. Đối với các doanh nghiệp
Xuất khẩu là hoạt động kinh doanh quốc tế của các công ty. Mục đích của các công ty khi thực hiện hoạt động xuất khẩu là:
Tăng doanh số bán hàng: Khi thị trường trong nước trở lên bão hoà thì xuất khẩu là hoạt động làm tăng doanh số bán hàng của công ty khi mở rộng thị trường quốc tế.
Đa dạng hoá thị trường đầu ra: Đa dạng hoá thị trường đầu ra sẽ giúp cho công ty có thể ổn định luồng tiền thanh toán cho các nhà cung cấp. Việc đa dạng hoá thị trường sẽ tạo ra nguồn thu cho công ty và từ nguồn thu này công ty có thể đầu tư tiếp để tiếp tục đa dạng hoá thị trường tránh sự phụ thuộc quá mức vào một thị tường nào đó hay tạo điều kiện và thuận lợi cho thị trường đầu vào của doanh nghiệp.
Thu được các kinh nghiệm quốc tế: Các nhà kinh doanh và nhà quản lý sẽ tham gia kinh doanh quốc tế, các nhà kinh doanh và các nhà quản lý hoạt động trong những môi trường kinh tế xã hội, kinh tế, chính trị khác nhau. Điều này đòi hỏi các nhà kinh doanh quản lý phải học hỏi, do đó kiến thức của họ sẽ phong phú hơn và qua quá trình hoạt động lý luận sẽ được kiểm chứng trong thực tế. Do vậy, họ sẽ tích luỹ được kiến thức và kinh nghiệm hoạt động của mình qua quá trình kinh doanh quốc tế. Trong đó hoạt động xuất khẩu là hoạt động mang lại kinh nghiệm với chi phí và rủi ro thấp nhất.
Tóm lại, xuất khẩu là hoạt động kinh doanh quốc tế ra đời sớm nhất và có chi phí cũng như rủi ro thấp nhất. Do đó, đây là hoạt ở các quốc gia kinh doanh quốc tế chủ yếu của các công ty ở các quốc gia đang phát triển (vì yếu tố về vốn, về công nghệ, về con người còn yếu kém nên xuất khẩu là biện pháp hữu hiệu nhất trong các hoạt động kinh doanh quốc tế. Xuất khẩu là hoạt động đơn giản nhất trong hoạt động kinh doanh quốc tế. Do đó các giao dịch và chi phí rủi ro khi có sự biến động về môi trường chính trị, kinh tế, văn hoá xã hội…sẽ thấp nhất so với các hoạt động khác.
3. Các hình thức xuất khẩu.
3.1. Xuất khẩu trực tiếp.
Xuất khẩu trực tiếp là hoạt động bán hàng trực tiếp của công ty cho các khách hàng của mình ở nước ngoài.
Thông qua hoạt động xuất khẩu trực tiếp, công ty sẽ đáp ứng nhanh chóng và phù hợp nhu cầu của khách hàng ở trong nước và qua đó công ty cũng kiểm soát được yếu tố đầu ra của sản phẩm để điều chỉnh yếu tố đầu vào để mang lại lợi ích cao nhất.
Hai hình thức mà công ty sử dụng để thâm nhập thị trường quốc tế qua xuất khẩu trực tiếp là:
- Đại diện bán hàng: Là hình thức bán hàng mà người bán không mang danh nghĩa của mình mà lấy danh nghĩa của người khác (người uỷ thác) nhằm nhận lương và một phần hoa hồng trên cơ sở giá trị hàng hoá bán được. Do đó họ không phải chịu trách nhiệm chính về mặt pháp lý. Nhưng trên thực tế, đại diện bán hàng hoạt động như là nhân viên bán hàng của công ty của thị trường nước ngoài. Công ty sẽ ký hợp đồng trực tiếp với khách hàng ở thị trường nước đó.
- Đại lý phân phối là người mua hàng hoá, dịch vụ của công ty để bán theo kênh tiêu thụ ở khu vực mà công ty phân định . Công ty khống chế phạm vi, kênh phân phối ở thị trường nước ngoài. Còn đại lý phân phối sẽ chịu trách nhiệm toàn bộ rủi ro liên quan đến việc bán hàng ở thị trường đã phân định và thu lợi nhuận qua chênh lệch giữa giá mua và giá bán.
3.2. Xuất khẩu gián tiếp:
Là hoạt động bán hàng hoá và dịch vụ của công ty ra nước ngoài thông qua trung gian( thông qua người thứ ba). Các trung gian mua bán không chiếm hữu hàng hoá của công ty mà trợ giúp công ty xuất khẩu hàng hoá sang thị trường nước ngoài. Các trung gian xuất khẩu như: đại lý, công ty quản lý xuất nhập khẩu và công ty kinh doanh xuất nhập khẩu.
- Đại lý: Là các cá nhân hay tổ chức đại diện cho nhà xuất khẩu thực hiện một hay một số hoạt động nào đó ở thị trường nước ngoài do người ủy thác uỷ quyền dựa trên quan hệ hợp đồng đại lý.
Đại lý là người thiết lập quan hệ hợp đồng giữa các công ty và khách hàng ở thị trường ở thị trường nước ngoài. Đại lý không có quyền chiếm hữu và sở hữu hàng hoá mà chỉ thực hiện một hay một số công việc nào đó cho công ty uỷ thác và nhận thù lao.
- Công ty quản lý xuất khẩu: Là các công ty nhận uỷ thác và quản lý công tác xuất khẩu hàng hoá hoạt động trên danh nghĩa của công ty xuất khẩu. Vì vậy, công ty quản lý xuất khẩu là nhà xuất khẩu gián tiếp. Họ chỉ đảm nhận các thủ tục xuất khẩu và thu phí xuất khẩu. Do vậy, bản chất của công ty quản lý xuất khẩu là thực hiện dịch vụ quản lý và thu khoản thù lao từ hoạt động đó.
- Công ty kinh doanh xuất khẩu: Là công ty hoạt động như nhà phân phối độc lập có chức năng kết nối các khách hàng nước ngoài với các công ty xuất khẩu trong nước để bán hàng hoá ra thị trường nước ngoài. Bản chất của công ty kinh doanh xuất khẩu là thực hiện các dịch vụ xuất khẩu nhằm kết nối các khách hàng nước ngoài với công ty xuất khẩu.
Ngoài ra với ưu thế về vồn, mối quan hệ và chính sách vận chuyển nên công ty còn đảm nhận việc cung ứng các dịch vụ xuất nhập khẩu và thương mại đối lưu, thiết lập và mở rộng kênh phân phối, tài trợ cho các dự án thương mại và đầu tư, thậm trí trực tiếp thực hiện sản xuất để bổ trợ một công đoạn nào đó cho sản phẩm như: bao gói, in ấn. Các công ty kinh doanh xuất khẩu có kinh nghiệm về thị trường nước ngoài và có đội ngũ chuyên gia làm dịch vụ xuất khẩu lên có thể cử các chuyên gia này đến hỗ trợ cho các công ty xuất khẩu. Công ty kinh doanh xuất khẩu có doanh thu từ doanh nghiệp xuất khẩu và tự chịu chi phí cho hoạt động của mình.
- Đại lý vận tải: Là các công ty thực hiện dịch vụ thuê vận chuyển và những hoạt đông liên quan đến xuất nhập khẩu hàng hoá như khai báo thuế quan, áp biếu thuế quan, thực hiện giao nhận, chuyên chở và bảo hiểm. Đại lý vận tải thực hiện các nghiệp vụ xuất khẩu và kinh doanh nhiều loại hình dịch vụ giao nhận hàng hoá đến tay người nhận. Khi xuất khẩu qua các đại lý vận tải hay các công ty chuyển phát hàng thì các đại lý vận tải và các công ty đó kiêm luôn các dịch vụ xuất khẩu liên quan đến hàng hoá đó.
Về bản chất, các đại lý vận tải hoạt động như các công ty kinh doanh ...................................
..............
Về Đầu Trang Go down
https://luanvan.forumvi.com
 

Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may của Công ty Xuất nhập khẩu dệt may sang thị trường Mỹ

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

 Similar topics

-
» Một số giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu thuỷ sản việt nam sang thị trường Mỹ
» Thúc đẩy xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của công ty xuất nhập khẩu thủ công mỹ nghệ ARTEXPORT sang thị trường Nhật Bản
» Một số giải pháp chủ yếu để đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam vào các thị trường phi hạn ngạch
» Một số giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình thực hiện hợp đồng xuất khẩu hàng gốm sứ mỹ nghệ tại Công ty xuất nhập khẩu tạp phẩm-TOCONTAP HANOI
» Hoàn thiện quyết định Marketing sản phẩm nông sản xuất khẩu của công ty xuất nhập khẩu INTIMEX sang thị trường các nước ASEAN

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Luận Văn Tốt Nghiệp - Báo cáo Chuyên đề Thực tập :: Luận Văn Kinh Tế :: Luận Văn ngành Kinh doanh quốc tế-
Luận Văn Kinh Tế