Đề tài: Quy trinh kiểm soát chất lượng kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán ( năm 2011)Trích luận văn:Trích đề tài:
MỞ ĐẦU
Trong bối cảnh nước ta gia nhập WTO và các kênh đầu tư (thị trường chứng khoán, thị trường vàng, bất động sản...) đang thu hút sự quan tâm của rất nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước, hệ thống kế toán và
kiểm toán là một trong những trọng điểm cần được cải tiến không ngừng nhằm nâng cao tính minh bạch và trách nhiệm pháp lý của các doanh nghiệp, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của các nhà đầu tư và góp phần hơn nữa vào việc phát triển thị trường tài chính nói riêng, cũng như nền kinh tế Việt Nam nói chung. Thực tế của nhiều nước kinh tế thị trường phát triển đã chứng minh, hoạt động của
kiểm toán nói chung và
kiểm toán độc lập nói riêng là một nhu cầu tất yếu trong nền kinh tế thị trường. Nó không chỉ đảm bảo lợi ích cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước, lợi ích của các chủ sở hữu vốn, chủ nợ và của chính bản thân doanh nghiệp mà còn giúp cho các cơ quan quản lý nhà nước và xã hội có được những thông tin kinh tế, tài chính trung thực, hợp lý từ các doanh nghiệp.
Hiện nay tại Việt Nam số doanh nghiệp nhỏ và vừa hiện chiếm tới 96% số doanh nghiệp đăng ký hoạt động theo Luật Doanh nghiệp. Tuy nhiên khách hàng
kiểm toán hiện nay chủ yếu là
kiểm toán theo luật định bắt buộc. Trong mấy năm qua, các công ty
kiểm toán mới được thành lập nhiều dẫn đến sự cạnh tranh giữa các công ty
kiểm toán ngày càng gay gắt, cả về chất lượng dịch vụ và giá phí. Khách hàng
kiểm toán là Công ty cổ phần, Công ty TNHH và Tư nhân còn rất thấp do Luật Doanh nghiệp chưa quy định bắt buộc phải
kiểm toán Báo cáo tài chính trừ những Công ty cổ phần có niêm yết trên thị trường chứng khoán. Mặt khác, sự hiểu biết của doanh nghiệp về
kiểm toán độc lập còn hạn chế, làm phát sinh một vấn đề luẩn quẩn là các công ty
kiểm toán để cạnh tranh phải hạ giá thành và giảm chất lượng
kiểm toán. Để giữ được khách hàng thì các công ty lại phải có những thỏa hiệp nhất định với đối tượng
kiểm toán, từ đó làm giảm đi tính độc lập của
kiểm toán viên trong quá trình
kiểm toán. Mối quan hệ này khiến cho
kiểm toán độc lập ở Việt Nam vẫn còn nhiều hạn chế mà chưa tìm ra được hướng đi cho mình. Muốn cải tổ một cách cơ bản, người viết nghĩ Bộ Tài chính nên đưa ra những quy định thật chặc chẽ về chất lượng của Báo cáo
kiểm toán và gắn chặt trách nhiệm vật chất (có định lượng cụ thể) của
kiểm toán viên đối với những nhận xét của mình.
Đứng trước xu thế như vậy, và hiện nay với các sự kiện phát sinh liên quan tới tính minh bạch của Báo cáo tài chính, liên quan đến trách nhiệm của những công ty
kiểm toán mà đặc biệt là trong quá trình
kiểm toán Báo cáo tài chính của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán đang là một chủ đề nóng bỏng thu hút sự quan tâm và trở thành một nhu cầu tất yếu mà các nhà đầu tư đòi hỏi.
Một yêu cầu được đặt ra là làm thế nào để
kiểm soát và nâng cao chất lượng
kiểm toán trong xu thế hiện nay nhằm đảm bảo cho quyền lợi của nhà đầu tư, cũng như củng cố và phát triển nền kinh tế theo hướng tích cực, gây dựng được độ tin cậy, an toàn trong quá trình đầu tư.
Xác định tầm quan trọng của vấn đề nêu trên, người viết chọn đề tài: “Quy trinh
kiểm soát chất lượng
kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty TNHH
Kiểm toán và Kế toán” làm khóa luận tốt nghiệp trong thời gian thực tập tại Công ty cũng như giúp người viết tìm hiểu thêm về các vấn đề quan tâm và hiểu rõ hơn về ngành nghề mình đang theo đuổi.
Qua việc nghiên cứu tìm hiểu trên lý thuyết cũng như thực tế áp dụng
kiểm soát chất lượng
kiểm toán tại Công ty TNHH
Kiểm toán và Kế toán, người viết mong rằng sẽ nhận được nhiều sự quan tâm, đóng góp ý kiến từ phía Quý Thầy cô, Quý Công ty cùng những người quan tâm đến vấn đề này, để giúp cho bài viết được hoàn thiện hơn và có tính ứng dụng cao trong thực tế.
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KIỂM SOÁT CHẤT LƯỢNG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH
1.1. Khái quát về
kiểm toán báo cáo tài chính
1.1.1 Khái niệm
kiểm toán báo cáo tài chính
1.1.2 Vai trò của
kiểm toán báo cáo tài chính
1.2. Tổng quan về chất lượng hoạt động
kiểm toán
1.2.1 Khái niệm về chất lượng hoạt động
kiểm toán
Hoạt động
kiểm toán độc lập hình thành, phát triển cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường. Hoạt động
kiểm toán độc lập đã trở thành nhu cầu tất yếu đối với hoạt động kinh doanh và nâng cao chất lượng quản lý của doanh nghiệp. Tuy nhiên, việc
kiểm soát chất lượng hoạt động
kiểm toán ở Việt Nam cho đến nay vẫn tồn tại nhiều bất cập. Để nâng cao chất lượng hoạt động
kiểm toán, chúng ta phải thực hiện rất nhiều giải pháp khác nhau, cả về phía công ty
kiểm toán và về phía Nhà nước.
Theo Chuẩn mực
Kiểm toán Việt Nam số 220 “
Kiểm soát chất lượng hoạt động
kiểm toán”: Chất lượng hoạt động
kiểm toán là mức độ thoả mãn của các đối tượng sử dụng kết quả
kiểm toán về tính khách quan và độ tin cậy vào ý kiến
kiểm toán của
kiểm toán viên; đồng thời thoả mãn mong muốn của đơn vị được
kiểm toán về những ý kiến đóng góp của
kiểm toán viên, nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh, trong thời gian định trước với giá phí hợp lý.
Như vậy, chất lượng hoạt động
kiểm toán có thể được xem xét dưới ba góc độ, và đây cũng được xem như là các tiêu chuẩn cơ bản để đánh giá chất lượng
kiểm toán:
- Mức độ người sử dụng thông tin thoả mãn đối với tính khách quan và độ tin cậy của kết quả
kiểm toán.
- Mức độ đơn vị được được
kiểm toán thoả mãn về ý kiến đóng góp nhằm mục đích nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh.
- Báo cáo
kiểm toán được lập và phát hành theo đúng thời gian đã đề ra trong hợp đồng
kiểm toán và chi phí dịch vụ
kiểm toán ở mức hợp lý.
1.2.2 Các tiêu chuẩn cơ bản để đánh giá chất lượng
kiểm toán
Dựa trên định nghĩa về chất lượng
kiểm toán theo VSA 220, ta có thể đưa ra những tiêu chuẩn cơ bản để đánh giá chất lượng
kiểm toán, bao gồm: việc xác định mức độ thỏa mãn của các đối tượng sử dụng dịch vụ
kiểm toán và mức độ thỏa mãn của đơn vị được
kiểm toán.
1.2.2.1 Mức độ thỏa mãn của các đối tượng sử dụng dịch vụ
kiểm toán
Tính khách quan, độc lập của
kiểm toán viên là điều kiện trước hết để đảm bảo ý nghĩa và giá trị sử dụng của dịch vụ
kiểm toán độc lập. Ý kiến
kiểm toán đưa ra không làm tăng thêm lượng thông tin cho những người sử dụng kết quả
kiểm toán mà chỉ đảm bảo cho những đối tượng này về tính trung thực hợp lý của các báo cáo tài chính mà họ được cung cấp. Sự đảm bảo này được chấp nhận và có giá trị bởi: (i) ý kiến
kiểm toán được đưa ra bởi chuyên gia
kiểm toán có đủ năng lực, trình độ chuyên môn; (ii) tính độc lập, khách quan của ý kiến
kiểm toán. Những người sử dụng kết quả
kiểm toán chỉ thật sự hài lòng và thoả mãn khi họ tin tưởng rằng ý kiến
kiểm toán đưa ra dựa trên các cơ sở đó. Để đánh giá được chỉ tiêu này, người ta xem xét tính tuân thủ các chuẩn mực nghề nghiệp của
kiểm toán viên và của công ty
kiểm toán, điều này thể hiện khá rõ qua tính chuyên nghiệp của
kiểm toán viên trong quá trình thực hiện công việc
kiểm toán. Việc đánh giá đó cần bao quát các khía cạnh sau:
Đảm bảo tính độc lập, khách quan và chính trực;
Kiến thức, kỹ năng kinh nhiệm của
kiểm toán viên;
Các phương pháp thu thập và đánh giá bằng chứng
kiểm toán;
Công tác giám sát, quản lý cuộc
kiểm toán;
Các thủ tục soát xét, phát hành báo cáo
kiểm toán;
Các khía cạnh khác.
1.2.2.2 Mức độ thỏa mãn của đơn vị được
kiểm toán
Mục tiêu chính của
kiểm toán độc lập báo cáo tài chính là đưa ra ý kiến độc lập về tính trung thực và hợp lý của các báo cáo tài chính. Do vậy ở chỉ tiêu thứ nhất là thể hiện sự thoả mãn về tính khách quan, độc lập và tin cậy vào ý kiến
kiểm toán của những người sử dụng kết quả
kiểm toán thì ở chỉ tiêu này lại là sự thoả mãn của đơn vị được
kiểm toán về giá trị gia tăng mà
kiểm toán viên có thể cung cấp cho đơn vị. Đối với các nhà quản lý đơn vị được
kiểm toán, việc phát hiện và ngăn ngừa các sai sót trong quản lý tài chính, kế toán không phải lúc nào cũng hoàn hảo và
kiểm soát được toàn bộ. Do vậy báo cáo tài chính do đơn vị lập nên vẫn có thể có những sai sót trọng yếu do những hạn chế trong hệ thống
kiểm soát của đơn vị. Trách nhiệm của các
kiểm toán viên là phải đảm bảo rằng báo cáo tài chính đó không có sai sót trọng yếu, và nếu có
kiểm toán cần chỉ ra những sai sót đó để đơn vị sửa chữa và điều chỉnh hoặc là cơ sở cho việc không đưa ra ý kiến chấp nhận toàn phần. Đó chính là cơ sở để các nhà quản lý đơn vị tin tưởng và đặt hy vọng vào những phát hiện và những kiến nghị đóng góp của
kiểm toán viên theo đó có thể sửa đổi và đảm bảo rằng báo cáo tài chính của họ là trung thực và hợp lý. Hơn nữa, thông qua những phát hiện và kiến nghị đóng góp của
kiểm toán viên các nhà quản lý đơn vị có thể hoàn thiện hệ thống
kiểm soát của mình và nâng cao hiệu quả quản lý tài chính kế toán của đơn vị.
Mức độ thoả mãn của các nhà quản lý đơn vị đối với những đóng góp của
kiểm toán không cụ thể hoá được bằng số lượng bởi có thể có hoặc có thể không có các phát hiện và kiến nghị góp ý hoàn thiện hệ thống
kiểm soát của đơn vị mà chỉ có thể đánh giá ở sự hài lòng và đánh giá cao của các nhà quản lý doanh nghiệp về tính chuyên nghiệp và trách nhiệm của
kiểm toán viên trong quá trình
kiểm toán.
1.2.2.3 Báo cáo
kiểm toán được phát hành theo đúng thời gian đã đề ra trong hợp đồng
kiểm toán và chi phí cho dịch vụ
kiểm toán ở mức độ phù hợp
Một trong các yêu cầu của thông tin tài chính là tính kịp thời, các thông tin không được cung cấp đúng lúc sẽ trở nên không có giá trị sử dụng, đồng thời có thể gây nhiều khó khăn trong việc đưa ra các quyết định quản lý hoặc bỏ lỡ các cơ hội kinh doanh. Mặc dù
kiểm toán không phải là kênh cung cấp thông tin riêng biệt, nhưng nó là một khâu thẩm định trong hệ thống cung cấp thông tin. Các thông tin tài chính do đơn vị lập và được các
kiểm toán viên, công ty
kiểm toán
kiểm tra và đưa ra ý kiến về tính trung thực hợp lý của các thông tin này trước khi chuyển cho những người sử dụng. Do vậy mọi chậm trễ trong quá trình
kiểm toán do nguyên nhân của việc tổ chức, giám sát quản lý cuộc
kiểm toán thiếu hiệu quả hoặc bất cứ lý do gì khác từ phía công ty
kiểm toán dẫn đến sự chậm trễ không theo đúng kế hoạch đặt ra trong hợp đồng
kiểm toán hay Thư hẹn
kiểm toán đều làm ảnh hưởng đến uy tín và giá trị của dịch vụ của công ty
kiểm toán.
Về giá phí
kiểm toán, tuy không thể hoàn toàn đánh giá được chất lượng của một cuộc
kiểm toán nhưng nó cũng đánh giá mức độ thoả mãn nhu cầu của những người sử dụng kết quả của dịch vụ
kiểm toán về sự đảm bảo cho tính trung thực, hợp lý của các báo cáo tài chính mà họ được cung cấp cũng như số lượng những ý kiến tư vấn nhằm hoàn thiện hệ thống quản lý nội bộ của đơn vị được
kiểm toán. Trong nền kinh tế thị trường đặc biệt là hoạt động
kiểm toán độc lập, việc quan tâm đến lợi ích của đơn vị được
kiểm toán hết sức quan trọng, đó chính là yếu tố kinh tế xã hội của dịch vụ. Phí dịch vụ
kiểm toán xác định trên cơ sở thời gian cần thiết để các
kiểm toán viên thực hiện công việc
kiểm toán và đơn giá giờ công làm việc của
kiểm toán viên. Ngoại trừ những ảnh hưởng của yếu tố đơn giá giờ công làm việc của
kiểm toán viên và sự hợp tác của đơn vị được
kiểm toán với các
kiểm toán viên trong quá trình
kiểm toán thì việc xác định và giảm thiểu thời gian
kiểm toán mà vẫn đảm bảo thu thập được đầy đủ các bằng chứng
kiểm toán thích hợp sẽ là điều kiện để giảm thiểu giá dịch vụ cho khách hàng. Đó chính là sự thể hiện và là một trong các chỉ tiêu đánh giá chất lượng
kiểm toán.
1.2.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động
kiểm toán
Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng
kiểm toán, có thể tổng hợp các yếu tố này thành 2 nhóm chủ yếu là nhóm các yếu tố bên ngoài và nhóm các yếu tố bên trong. Phân định như vậy sẽ giúp cho việc xác định rõ ràng các yếu tố ảnh hưởng tới chất lượng
kiểm toán, các yếu tố nào có thể
kiểm soát được để giúp cho việc quản lý và nâng cao hơn nữa chất lượng
kiểm toán trong giai đoạn hiện nay.
1.2.3.1 Nhóm các yếu tố bên ngoài
Nhóm các yếu tố bên ngoài bao gồm: Nhu cầu của nền kinh tế và Cơ chế quản lý kinh tế
a Nhu cầu của nền kinh tế
Không có sản phẩm dịch vụ nào cung cấp cho thị trường lại không nhằm đáp ứng nhu cầu nào đó của nền kinh tế. Do vậy ở bất cứ trình độ nào, với mục đích sử dụng gì chất lượng sản phẩm, dịch vụ bao giờ cũng bị chi phối, bị ràng buộc bởi hoàn cảnh, điều kiện và nhu cầu nhất định của nền kinh tế. Ảnh hưởng của nhu cầu của nền kinh tế đối với chất lượng
kiểm toán thể hiện qua:
+ Đòi hỏi của thị trường: Ở những thị trường khác nhau có những đòi hỏi khác nhau và đối tượng khác nhau thì yêu cầu khác nhau Có những đối tượng cần
kiểm toán bởi theo qui định của nhà nước phải
kiểm toán, có đối tượng cần
kiểm toán do yêu cầu quản lý của bản thân họ hay do yêu cầu của bên thứ 3, đối tác kinh doanh … . Mặc dù
kiểm toán cho đối tượng nào đi chăng nữa thì công việc
kiểm toán cũng phải tuân theo pháp luật và các chuẩn mực nghề nghiệp. Tuy nhiên các điều kiện riêng của từng đối tượng này là không giống nhau, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài khác với doanh nghiệp nhà nước và khác với công ty cở phần, .. Luật pháp điều chỉnh đối với các đối tượng này không giống nhau, hệ thống quản lý,
kiểm soát nội bộ của họ cũng rất khác nhau và mục đích sử dụng
kiểm toán cũng không thống nhất. Điều này thực sự sẽ ảnh hưởng đến chất lượng
kiểm toán. Đối với khách hàng có hệ thống quản lý hữu hiệu, hiểu biết về
kiểm toán đương nhiên sẽ dễ dàng hơn nhiều cho
kiểm toán viên trong quá trình
kiểm toán so với khách hàng có hệ thống
kiểm soát thiếu hiệu lực, thiếu sự hợp tác với
kiểm toán viên. Trong những trường hợp như vậy những ảnh hưởng đến kết quả
kiểm toán là rất khác nhau và trong nhiều trường hợp
kiểm toán viên phải đưa ra ý kiên không thể đưa ra ý kiến. Điều này hoàn toàn không phải là điều thích thú của
kiểm toán viên và của những người sử dụng dịch vụ, kết quả
kiểm toán.
+ Trình độ kinh tế, xã hội: Muốn có được sản phẩm có chất lượng phải dựa trên cơ sở phát triển của nền kinh tế, xã hội. Thực tế không thể đánh giá hoặc so sánh chất lượng
kiểm toán ở Việt nam với chất lượng
kiểm toán ở các nước phát triển như Anh, Hoa Kỳ, Pháp,… Bởi hệ thống lý luận về
kiểm toán, hệ thống về qui trình kỹ thuật nghiệp vụ của Việt nam vẫn khác nhiều so với các nước đó hay về đội ngũ chuyên gia
kiểm toán ở Việt nam vẫn chưa được đào tạo đầy đủ và cơ bản như các nước. Tất cả những điều này đều ảnh hưởng đến chất lượng
kiểm toán. Do vậy, vấn đề nâng cao chất lượng
kiểm toán cần phải xem xét trong quá trình phát triển chung của nền kinh tế.
b Cơ chế quản lý kinh tế
Bất cứ hoạt động kinh tế nào, dưới chế độ nào đều chịu tác động, chi phối bởi cơ chế quản lý kinh tế nhất định. Cơ chế quản lý kinh tế tác động đối với chất lượng
kiểm toán thể hiện ở qua các nội dung sau:
+ Mục tiêu kinh tế: Mục tiêu phát triển kinh tế có thể làm thay đổi lớn đến nhu cầu về
kiểm toán kéo theo những ảnh hưởng đến chất lượng
kiểm toán. Ví dụ về chủ trương cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước hoặc qui định khi công bố báo cáo tài chính phải được
kiểm toán xác nhận đã tạo ra thị trường lớn về nhu cầu
kiểm toán. Hoặc định hướng phát triển dịch vụ
kiểm toán của đảng cũng tạo ra nhiều cơ hội cho sự phát triển của hoạt động này.
+ Các chính sách kinh tế: Chính sách kinh tế có tác động rõ nét đến chất lượng
kiểm toán. Trên cơ sơ xác định mục tiêu phát triển
kiểm toán, Nhà nước đã có hàng loạt các biện pháp đảm bảo cho sự phát triển như việc đầu tư nghiên cứu các chuẩn mực
kiểm toán, kế toán. Đây là những nỗ lực lớn nhằm phát triển hoạt động
kiểm toán và đảm bảo chất lượng
kiểm toán. Hoặc chính sách khuyến khích công ty
kiểm toán quốc tế kết hợp cùng các công ty
kiểm toán trong nước
kiểm toán các khách hàng là doanh nghiệp nhà nước, dự án đã tạo cho sự trao đổi học hỏi kinh nghiệm cùng nâng cao chất lượng công việc. Ngược lại cũng có những chính sách làm hạn chế khả năng nâng cao chất lượng. Cụ thể như việc qui định về khung giá phí
kiểm toán hoặc cơ chế tiền lương của các
kiểm toán viên trong các công ty
kiểm toán là doanh nghiệp nhà nước làm ảnh hưởng lớn đến chất lượng làm việc, nghiên cứu của
kiểm toán viên, … .
+ Tổ chức quản lý chất lượng: Hình thành cơ chế quản lý chất lượng trong cơ chế chung của quản lý kinh tế. Cơ chế quản lý chất lượng sẽ đảm bảo sự hài hoà giữa lợi ích của công chúng đối với
kiểm toán và sự phát triển của hoạt động
kiểm toán. Cơ chế
kiểm quản lý chất lượng hữu hiệu sẽ đảm bảo cho sự phát triển có chất lượng và hiệu quả của hoạt động
kiểm toán.
1.2.3.2 Nhóm các yếu tố bên trong
Là các yếu tố trong phạm vi của công ty
kiểm toán. Đây là các yếu tố cơ bản quyết định đến chất lượng
kiểm toán. Các yếu tố bao gồm:
a Yếu tố con người
Đối với hoạt động
kiểm toán, lao động của
kiểm toán viên (bao gồm cả các cấp quản lư) là yếu tố chính, cơ bản nhất tạo nên giá trị của dịch vụ.
Kiểm toán là quá trình các
kiểm toán viên thu thập và đánh giá bằng chứng
kiểm toán để đưa ra ý kiến của mình. Trong quá trình này cần đến những đánh giá mang tính chủ quan của
kiểm toán viên. Do vậy có thể thấy, chất lượng
kiểm toán phụ thuộc lớn vào chất lượng của đội ngũ
kiểm toán viên (nhân viên
kiểm toán và các cấp quản lý của công ty
kiểm toán).
b Yếu tố kỹ thuật
Để cụ thể hoá các chuẩn mực chuyên môn, các công ty
kiểm toán thiết kế riêng cho mình hệ thống các qui trình kỹ thuật, các bước và phương pháp thu thập bằng chứng
kiểm toán, để dựa vào đó
kiểm toán viên tiến hành thực hiện công việc được giao. Hệ thống các yếu tố kỹ thuật này sẽ đảm bảo cho các
kiểm toán viên thực hiện công việc một cách khoa học, thu thập được đầy đủ các bằng chứng
kiểm toán thích hợp với chi phí và thời gian hợp lý, hạn chế thấp nhất rủi ro
kiểm toán. Trong hệ thống các yếu tố kỹ thuật có thể kể đến sự hỗ trợ của các phần mềm máy tính được các chuyên gia thiết lập áp dụng cho một số các thủ tục
kiểm toán như giúp các
kiểm toán viên có được số liệu phân tích, đánh giá hoặc đưa ra kết quả lựa chọn phương pháp chọn mẫu, .... , và các ứng dụng khác. Với phương pháp khoa học trong quá trình thu thập bằng chứng
kiểm toán,
kiểm toán viên thể hiện cho đơn vị được
kiểm toán thấy được tính chuyên nghiệp, mặt khác hạn chế thấp nhất sự ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của đơn vị trong quá trình
kiểm toán, tạo lòng tin nơi khách hàng. Có thể nói yếu tố kỹ thuật như là công nghệ của quá trình
kiểm toán.
c Yếu tố quản lý
Quản lý là yếu tố không thể thiếu và là quan trọng nhất trong mọi hoạt động kinh tế xã hội. Đối với hoạt động
kiểm toán độc lập, yếu tố quản lý cuộc
kiểm toán có ý nghĩa hết sức quan trọng, đảm bảo cuộc
kiểm toán được tiến hành tuân theo đúng chuẩn mực nghề nghiệp, các yêu cầu kỹ thuật của công ty cũng như chuẩn mực phục vụ khách hàng của công ty
kiểm toán.
Các yếu tố về điều kiện phương tiện làm việc: Đây là những yếu tố quan trọng giúp các
kiểm toán viên thực hiện tốt công việc của mình một cách hiệu quả. Các yếu tố này có thể kể như: máy tính, fax, mạng máy tính nội bộ, phương tiện liên lạc… Mặc dù không tham gia trực tiếp tạo nên chất lượng
kiểm toán nhưng những yếu tố này có ...
Luận văn gồm 99 trang nội dung chính và 33 trang phụ lụcngọc thảo 33k