Luận Văn Tốt Nghiệp - Báo cáo Chuyên đề Thực tập

Download luận văn tốt nghiệp, tiểu luận, báo cáo thực tập kế toán,kiểm toán..
 
Trang ChínhTrang Chính  Liên hệLiên hệ  Latest imagesLatest images  Tìm kiếmTìm kiếm  Đăng kýĐăng ký  Đăng Nhập  
Liên hệ luận văn
..::Liên hệ email::..
luanvan84@gmail.com
_______
Hỗ trợ YM:liên hệ
chat với tôi
Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 
Rechercher Advanced Search
Latest topics
Đăng Nhập
Tên truy cập:
Mật khẩu:
Đăng nhập tự động mỗi khi truy cập: 
:: Quên mật khẩu
Keywords
phần trình kiểm công măng trong toán kinh thanh luong tien TNHH dựng Đông xuất nghiệp hoàn hàng thiết TÍCH thực quản doanh phát TÌNH CHÍNH

Share
 

 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TIÊU THỤ SẢN PHẨM VÀ LỢI NHUẬN CỦA CÔNG TY CP CHẾ BIẾN VÀ XNK THỦY SẢN CADOVIMEX

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Tác giảThông điệp
LuanVan
Admin
Admin


Tổng số bài gửi : 801
Join date : 06/01/2012
Đến từ : Việt Nam

PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TIÊU THỤ SẢN PHẨM VÀ LỢI NHUẬN CỦA CÔNG TY CP CHẾ BIẾN VÀ XNK THỦY SẢN CADOVIMEX Empty
Bài gửiTiêu đề: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TIÊU THỤ SẢN PHẨM VÀ LỢI NHUẬN CỦA CÔNG TY CP CHẾ BIẾN VÀ XNK THỦY SẢN CADOVIMEX   PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TIÊU THỤ SẢN PHẨM VÀ LỢI NHUẬN CỦA CÔNG TY CP CHẾ BIẾN VÀ XNK THỦY SẢN CADOVIMEX Icon_minitime23/11/2012, 4:06 pm

Luận văn tốt nghiệp đề tài :PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TIÊU THỤ SẢN PHẨM VÀ LỢI NHUẬN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN CHẾ BIẾN VÀ XUẤT NHẬP KHẨU THỦY SẢN CADOVIMEX

MS BE00798
Số trang: 103
Định dạng Word | Font Times new roman

Trích nội dung:

LỜI CẢM TẠ


Trong suốt quá trình học tập tại Khoa Kinh Tế - Quản trị kinh doanh trường Đại học Cần Thơ, em đã được sự hướng dẫn tận tình của Quý thầy cô và đã tiếp thu được rất nhiều kiến thức bổ ích, đặc biệt là trong quá trình thực hiện Luận văn tốt nghiệp.
Để hoàn thành luận văn tốt nghiệp này, trước hết em xin chân thành cảm ơn Quý thầy cô Khoa Kinh Tế - Quản Trị Kinh Doanh trường Đại Học Cần Thơ đã tạo điều kiện cho em có được nơi thực tập đúng với chuyên ngành mà em đã học. Đặc biệt em xin cảm ơn cô Nguyễn Hồng Diễm đã tận tình chỉ dẫn, góp ý kiến quý báu cho đề tài của em.
Em xin gửi đến Công ty Cổ phần chế biến và xuất nhập khẩu Thủy sản Cadovimex lời cảm ơn chân thành về việc tiếp nhận và tạo điều kiện thuận lợi để em hoàn thành tốt đợt thực tập. Một lần nữa, em cũng xin cảm ơn các anh, chị Phòng Kinh tế - Kế hoạch, anh Dương Ngọc Thới - Kế toán trưởng Công ty đã hướng dẫn, giới thiệu và giúp đỡ em rất nhiều trong việc tìm hiểu, nghiên cứu tài liệu ở Công ty.
Sau cùng em xin kính chúc quý thầy cô trường Đại Học Cần Thơ, Khoa Kinh Tế - Quản Trị Kinh Doanh, cô Nguyễn Hồng Diễm cùng các cô chú, anh, chị ở Công ty Cổ phần chế biến và xuất nhập khẩu Thủy sản Cadovimex dồi dào sức khỏe cùng với những lời chúc tốt đẹp nhất.
Em xin chân thành cảm ơn!

Cần Thơ, ngày 20 tháng 04 năm 2009.


Sinh viên thực hiện.



Lý Thanh Điền

MỤC LỤC






Trang

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU 1
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1
1.1.1. Sự cần thiết nghiên cứu 1
1.1.2. Căn cứ khoa học thực tiễn 2
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 3
1.2.1. Mục tiêu chung 3
1.2.2. Mục tiêu cụ thể 3
1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU 3
1.3.1. Phạm vi về không gian 3
1.3.2. Phạm vi về thời gian 3
1.3.3. Đối tượng nghiên cứu 3
1.4. LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
.................................................................................................................................3
CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 5
2.1. PHƯƠNG PHÁP LUẬN 5
2.1.1. Khái quát về tiêu thụ sản phẩm 5
2.1.2. Khái quát về xuất khẩu, vai trò của xuất khẩu 6
2.1.3. Khái niệm về chi phí và cơ cấu của chi phí 7
2.1.4. Khái niệm về lợi nhuận và các bộ phận cấu thành lợi nhuận 8
2.1.5. Phân tích tỷ suất lợi nhuận 10
2.1.6. Một số định nghĩa về thuật ngữ đề cập trong đề tài 10
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 11
2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu 11
2.2.2. Phương pháp phân tích số liệu 11
CHƯƠNG 3: KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN CHẾ BIẾN VÀ XUẤT NHẬP KHẨU THỦY SẢN CADOVIMEX 12
3.1. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY, CÁC TIÊU CHUẨN CHẤT LƯỢNG 12
3.2. LĨNH VỰC KINH DOANH VÀ SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY 13

3.2.1. Lĩnh vực kinh doanh 13
3.2.2. Sản phẩm của công ty 14
3.3. CƠ CẤU TỔ CHỨC 14
3.3.1. Mạng lưới tổ chức của Công ty 14
3.3.2. Chức năng của các phòng ban 16
3.3.3. Cơ cấu nhân sự của công ty 19
3.4. KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY ĐẠT ĐƯỢC TRONG BA NĂM VỪA QUA (2006 - 2008) 20
3.5. THUẬN LỢI VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY. 24
3.5.1. Thuận lợi của công ty 24
3.5.2. Định hướng phát triển của công ty 27
CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TIÊU THỤ SẢN PHẨM VÀ LỢI NHUẬN CỦA CÔNG TY 28
4.1. TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG NGUYÊN LIỆU VÀ THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU THỦY SẢN 28
4.1.1. Thị trường nguyên liệu 28
4.1.2. Tổng quan về thị trường xuất khẩu 30
4.2. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TIÊU THỤ SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY TRONG BA NĂM QUA (2006 - 2008) 34
4.2.1. Thị trường tiêu thụ 34
4.2.2. Doanh số tiêu thụ theo mặt hàng ở từng thị trường 40
4.3. PHÂN TÍCH DOANH THU - CHI PHÍ - LỢI NHUẬN 69
4.3.1. Phân tích doanh thu 69
4.3.2. Phân tích chi phí 71
4.3.3. Phân tích lợi nhuận 75
4.4. CÁC CHỈ SỐ TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY 77
4.4.1. Lợi nhuận ròng trên doanh thu 78
4.4.2. Chỉ tiêu ROA và ROE 79
CHƯƠNG 5: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO LỢI NHUẬN TỪ TIÊU THỤ SẢN PHẨM 81
5.1 ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN CỦA
CÔNG TY 81

5.2. GIẢI PHÁP 82
5.2.1. Giải pháp theo thị trường 82
5.2.2. Giảm chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp 83
5.2.3. Giải pháp Marketing 84
5.2.4. Các giải pháp khác 85
CHƯƠNG 6: PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 86
6.1. KẾT LUẬN 86
6.2. KIẾN NGHỊ 86
6.2.1. Đối với Nhà nước 86
6.2.2. Đối với Công ty 88

DANH MỤC BIỂU BẢNG VÀ SƠ ĐỒ







Trang

Sơ đồ 1: Sơ đồ cơ cấu bộ máy quản lý Công ty…….……………...…. 15

Bảng 1: Kết quả hoạt động khinh doanh của Công ty 03

năm qua (2006 - 2008) …………………………………………... …..…….21 Biểu đồ 1 : Tình hình lợi nhuận sau thuế TNDN của công ty
trong 3 năm qua (2006 - 2008)…………………………………… ...………22 Bảng 2: Các nhà cung cấp tôm nguyên liệu của
Cadovimex…………………………………………………… ……………..29 Biểu đồ 2: Các thị trường xuất khẩu tôm của Việt Nam…… ...……….30 Bảng 3: Giá trị tiêu thụ theo thị trường của Công ty qua 03
năm qua (2006 - 2008)………………………………………………………34 Biểu đồ 3: Giá trị tiêu thụ nội địa của Công ty trong 03 năm
qua (2006 - 2008)………………………………………………… ………...35 Bảng 4: Sản lượng xuất khẩu của Công ty 03 năm qua
(2006 - 2008)……………………………………... ………………………...37

Biểu đồ 4: Sản lượng thủy sản xuất khẩu của Công ty 03

năm qua (2006 - 2008)…………………………………………...…………37 Bảng 5: Giá trị xuất khẩu của Công ty 03 năm qua (2006 -
2008)………………………………………... ………………………………38

Biểu đồ 5: Giá trị thủy sản xuất khẩu của Công ty 03 năm

qua (2006 - 2008)……………………………………………………………39 Biểu đồ 6: Giá trị xuất khẩu theo từng thị trường trong 03
năm qua (2006 - 2008) …………………………………………...…………39 Bảng 6: Tình hình tiêu thụ sản phẩm của Công ty trong 03
năm qua (2006 - 2008)………………………………………………………41 Bảng 7: Sản lượng thủy sản tiêu thụ nội địa của Công ty
trong 03 năm qua (2006 - 2008)…………………………………..…………43 Bảng 8: Giá thủy sản tiêu thụ nội địa của Công ty trong 03
năm qua (2006 - 2008)………………………………………...…….………45

Bảng 9: Giá trị thủy sản tiêu thụ nội địa của Công ty trong

03 năm qua (2006 -2008)……………………………………………………46 Bảng 10: Tình hình xuất khẩu của Công ty trong 03 năm
qua (2006 - 2008)………….…………………………………….. …………48 Bảng 11: Sản lượng thủy sản xuất khẩu của Công ty vào thị
trường Mỹ trong 03 năm qua (2006 - 2008)……………………...…………50 Bảng 12: Giá thủy sản xuất khẩu của Công ty vào thị trường
Mỹ trong 03 năm qua (2006 - 2008)……………………...…………………51 Bảng 13: Giá trị thủy sản xuất khẩu của Công ty vào thị
trường Mỹ trong 03 năm qua (2006 - 2008)…………………………………53 Bảng 14: Sản lượng thủy sản xuất khẩu của Công ty vào thị
trường EU trong 03 năm qua (2006 - 2008)…………………………………55 Bảng 15: Giá thủy sản xuất khẩu của Công ty vào thị trường
EU trong 03 năm qua (2006 - 2008)……………………… ………………56 Bảng 16: Giá trị thủy sản xuất khẩu của Công ty vào thị
trường EU trong 03 năm qua (2006 - 2008)……………………... …………58 Bảng 17: Sản lượng thủy sản xuất khẩu của Công ty vào thị
trường Nhật Bản trong 03 năm qua (2006 - 2008)……………….………….60 Bảng 18: Giá thủy sản xuất khẩu của Công ty vào thị trường
Nhật Bản trong 03 năm qua (2006 - 2008)……………….. ………………...62 Bảng 19: Giá trị thủy sản xuất khẩu của Công ty vào thị
trường Nhật Bản trong 03 năm qua (2006 - 2008)…………….… …………63 Bảng 20: Sản lượng thủy sản xuất khẩu của Công ty v ào các
thị trường khác trong 03 năm qua (2006 - 2008)……………………………66 Bảng 21: Giá thủy sản xuất khẩu của Công ty vào các thị
trường khác trong 03 năm qua (2006 - 2008)…………………….…………67 Bảng 22: Giá trị thủy sản xuất khẩu của Công ty vào các thị
trường khác trong 03 năm qua (2006 - 2008)…………………….…………68 Bảng 23: Doanh thu của Công ty trong 03 năm qua (2006 -
2008)……………………………………………………………... …………69

Biểu đồ 7: Doanh thu của Công ty trong 3 năm qua………...…………70

Bảng 24: Chi phí của Công ty trong 03 năm qua (2006 - 2008)……………………………………………………... …………………65
Biểu đồ 8: Giá vốn hàng bán của Công ty trong 03 năm qua

(2006 - 2008)……………………………………………………...…………72

Biểu đồ 9: Chi phí hàng bán của Công ty trong 03 năm qua

(2006 - 2008)……………………………………………………...…………72

Biểu đồ 10: Chi phí quản lý doanh nghiệp của Công ty trong

03 năm qua (2006 - 2008)………………………………………... ………...73 Bảng 25: Chi phí hoạt động tài chính của Công ty trong 03
năm qua (2006 - 2008)……………………………………………………. 74

Bảng 26: Tình hình lợi nhuận của Công ty trong 03 năm qua

(2006 - 2008)……………………………………………………... …...........76

Bảng 27: Mức lợi nhuận ròng trên doanh thu của Công ty

trong 03 năm qua (2006 - 2008)………………………………….. ………...78 Biểu đồ 11: Chỉ số lợi nhuận ròng trên doanh thu của Công
ty 3 năm qua (2006 -2008)……………………………………….. ………...78 Bảng 28: Tỷ số ROA và ROE của Công ty trong 03 năm
qua (2006 - 2008)………………………………………………… ………...79 Biểu đồ 12: Chỉ số lợi nhuận ròng trên tài sản - ROA của
Công ty Trong 03 năm qua (2006 -2008)………………………… ………...79 Biểu đồ 13: Tỷ số lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu ROE
của Công ty 03 năm qua (2006 - 2008)…………………………... ………...80


DANH MỤC HÌNH VẼ








Trang


Hình 1: Vị trí địa lý của Công ty……………………………………………..26






Tiếng Việt


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT




- Cán bộ công nhân viên: CBCNV

- Lợi nhuận: LN

- Sản xuất kinh doanh: SXKD

- Thuế thu nhập doanh nghiệp: Thuế TNDN

Tiếng Anh

- ACC: Aquaculture Certification Council - Ủy ban Chứng nhận Thủy sản

- BRC: British Retail Consortium - Hiệp hội bán lẻ Anh Quốc

- GMP: Good Manufactoring Practices - Quy phạm sản xuất quy định các biện pháp, thao tác thực hành cần tuân thủ đảm bảo sản xuất ra những sản phẩm đạt yêu cầu về chất lượng
- HALAL: Foods Certified as Muslim - Approved - Chứng nhận Thực phẩm phù hợp với Hồi Giáo
- HLSO: Tôm sú, tôm thẻ, tôm chì, bỏ đầu

- HOSO: Tôm sú nguyên con

- IFS: International Food Standards - Tổ chức Tiêu chuẩn Thực phẩm Quốc tế

- ISO 9001:2000 – 14001:2004: International Organization for Standardization

- SSOP: Sanitation Standard Operating Procedure - Quy phạm vệ sinh quy định quy trình và các thủ tục kiểm soát vệ sinh tại nhà máy
- SA 8000: Social Accountability 8000 - Bộ Quy tắc An toàn Xã hội 8000

- SQF 2000: Safe Quality Foods 2000 - Bộ quy tắc Thực phẩm Chất lượng An toàn 2000
- US HACCP: US Hazard Analysis and Critical Control Point - Bộ Quy tắc đánh giá và Kiểm soát điểm tới hạn của Hoa Kỳ
- VASEP: Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam


CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU


1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1.1. Sự cần thiết nghiên cứu

Thực hiện đường lối đổi mới, chuyển từ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng Xã Hội Chủ Nghĩa, nền kinh tế nước ta đã đạt được những thành tựu đáng kể thể hiện ở tốc độ tăng trưởng GDP hàng năm, từ đó tạo điều kiện để nước ta bước vào thời kỳ mới công nghiệp hóa - hiện đại hóa, từng bước hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế.
Quá trình hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế đặc biệt khi Việt Nam đã là thành viên của tổ chức WTO đặt ra cho các doanh nghiệp nước ta nhiều cơ hội và thách thức. Đó là cơ hội thu hút vốn đầu tư, kỹ thuật, công nghệ tiên tiến, tiếp thu cách làm việc, kinh doanh, quản lý khoa học của nước ngoài, có cơ hội đưa sản phẩm của mình đến nhiều nước trên thế giới… Mặt khác, các doanh nghiệp phải chấp nhận sự cạnh tranh gay gắt diễn ra trên phạm vi toàn cầu. Trong điều kiện kinh doanh theo cơ chế thị trường như hiện nay, khi không còn sự bảo hộ của Nhà nước, các doanh nghiệp nước ta phải tự điều hành, quản lý các hoạt động SXKD một cách có hiệu quả để đứng vững trên thị trường và ngày càng phát triển. Muốn vậy, các doanh nghiệp sản xuất hàng hóa phải sản xuất ra hàng hóa và tiêu thụ sản phẩm do doanh nghiệp sản xuất đạt hiệu quả cao đồng thời giảm thiểu chi phí từ đó mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp. Muốn vậy, thì việc giữ vững thị trường đã xâm nhập được và từng bước mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm là vấn đề quan trọng đối với doanh nghiệp. Như vậy, thường xuyên quan tâm phân tích hiệu quả kinh doanh nói chung, tình hình tiêu thụ sản phẩm, chi phí và lợi nhuận nói riêng trở thành một nhu cầu thực tế cần thiết đối với bất kỳ doanh nghiệp nào.
Đối với doanh nghiệp chuyên xuất khẩu thủy, hải sản như Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu và chế biến thủy sản Cadovimex thì lợi nhuận có được chủ yếu là từ xuất khẩu thủy, hải sản. Và trong quá trình sản xuât kinh doanh thì giai đoạn
tiêu thụ sản phẩm có ý nghĩa hết sức quan trọng và quyết định đến thành công

hay thất bại của công ty. Ngoài ra, tình hình tiêu thụ sản phẩm và kêt quả hoạt động kinh doanh của công ty được biểu hiện qua lợi nhuận của doanh nghiệp và đây chính là yếu tố khẳng định uy tín cho doanh nghiệp cả thị trường trong và ngoài nước
Vì vậy, phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm là thực sự cần thiết, qua đó công ty có thể lập kế hoạch sản xuất và tiêu thụ sản phẩm một cách hợp lý mang lại lợi nhuận cho công ty để công ty ngày càng phát triển
Do tầm quan trọng của vấn đề, nên đề tài “Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm và lợi nhuận của Công ty Cổ phần chế biến và xuất nhập khẩu Thủy sản Cadovimex” đã được chọn làm đề tài tốt nghiệp.
1.1.2. Căn cứ khoa học thực tiễn

Hiệu quả kinh doanh không những là thước đo chất lượng, phản ánh thực trạng tổ chức quản lý SXKD của một doanh nghiệp mà còn là vấn đề sống còn của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường. Người ta dùng phương pháp so sánh để so sánh lợi nhuận thực hiện năm nay so với năm trước nhằm biết được tốc độ tăng trưởng lợi nhuận của công ty, hay nói cách khác là xem xét công ty hoạt động ngày càng có hiệu quả không?
Hiệu quả hoạt động kinh doanh l à một chi tiêu được nhiều người quan tâm vì nó là căn cứ để các nhà quản trị ra quyết định, các nhà đầu tư hay các nhà cho vay xem xét có nên đầu tư hay cho vay không? Trong điều kiện sản xuất và kinh doanh trong nền kinh tế thị trường để tồn tại và phát triển đòi hỏi doanh nghiệp kinh doanh phải có lãi. Để đạt được hiệu quả cao nhất trong sản xuất và kinh doanh, các doanh nghiệp cần phải xác định phương hướng mục tiêu trong đầu tư, biện pháp sử dụng các điều kiện sẳn có về các nguồn nhân tài, vật lực. Muốn vậy, các doanh nghiệp cần nắm được các nhân ảnh hưởng, mức độ và xu hướng tác động của từng nhân tố đến kết quả hoạt động kinh doanh.
Như chúng ta đã biết: Mọi hoạt động của doanh nghiệp điều nằm trong thể tác động liên hoàn với nhau. Bởi vậy, chỉ có thể tiến hành phân tích hoạt động kinh doanh mới giúp các nhà doanh nghiệp đánh giá đầy đủ và sâu sắc mọi hoạt động kinh tế trong trạng thái thực của chúng.
Trên cơ sở đó, nêu lên một cách tổng hợp về trình độ hoàn thành các mục tiêu

- biểu hiện bằng hệ thống chi tiêu kinh tế. Đồng thời, phân tích sâu sắc các

nguyên nhân hoàn thành hay không hoàn thành các chỉ tiêu đó trong sự tác động lẫn nhau giữa chúng. Từ đó, đánh giá đầy đủ mặt mạnh, mặt yếu trong công tác quản lý doanh nghiệp để nhằm phát huy hay khắc phục, cải tiến quản lý. Mặt khác, nó còn giúp doanh nghiệp phát huy mọi tiềm năng thị trường, khai thác tối đa những nguồn lực của doanh nghiệp nhằm đạt đến hiệu quả cao nhất trong kinh doanh. Tài liệu của phân tích kinh doanh còn là những căn cứ quan trọng, phục vụ cho việc dự đoán, dự báo xu thế phát triển kinh doanh của doanh nghiệp.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

1.2.1. Mục tiêu chung

Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm, đánh giá các yếu tố thuận lợi và khó khăn ở hiện tại từ đó đề ra giải pháp nâng cao sản lượng tiêu thụ, nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong tương lai.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể

Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm của Công ty qua 3 năm (2006 - 2008) để biết được số lượng tiêu thụ cụ thể trong 3 năm qua. Từ đó có kế hoạch về tiêu thụ sản phẩm để đạt hiệu quả kinh doanh cao cho Công ty
Phân tích tình hình doanh thu - chi phí - lợi nhuận của Công ty qua 3 năm (2006 - 2008).
Đề ra giải pháp cụ thể nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách hàng để tăng sản lượng tiêu thụ đồng thời giảm thiểu chi phí từ đó tăng lợi nhuận cho Công ty.
1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU

1.3.1. Phạm vi về không gian

Luận văn được thực hiện tại Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu và chế biến Thủy sản Cadovimex
1.3.2. Phạm vi về thời gian

Luận văn được viết từ ngày 02/02/2009 đến 24/04/2009

Số liệu sử dụng để phân tích là số liệu được thu thập qua 3 năm 2006 - 2008.

1.3.3. Đối tượng nghiên cứu

Nghiên cứu những lý luận có liên quan đến phương pháp phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm, chi phí và lợi nhuận của Công ty Cổ phần chế biến và xuất nhập khẩu thủy sản Cadovimex trong những năm qua
Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến số lượng sản phẩm tiêu thụ của Công ty

Phân tích môi trường tiêu thụ sản phẩm của Công ty.

Đề xuất giải pháp nhằm nâng cao số lượng sản phẩm tiêu thụ đồng thời giảm chi phí qua đó tối đa hóa lợi nhuận.
1.4. LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
Trong quá trình thực hiện đề tài, một số tài liệu đã được thao khảo nhằm

tránh những sai sót và hoàn thiện hơn đề tài nghiên cứu.

- Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm của Công ty kim khí Thăng Long do sinh viên Huỳnh Ất Mịnh, Khóa 30, Lớp Quản trị kinh doanh 1 Trường Đại học Cần Thơ thực hiện năm 2008.
- Phân tích hoạt động xuất khẩu tại Công ty Cổ phần thủy sản Cafatex do sinh viên Tăng Thị Ngọc Trâm, Khóa 30, Lớp Quản trị kinh doanh 2 Trường Đại học Cần Thơ thực hiện năm 2008.
Các đề tài này chủ yếu tập chung phân tích tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh, cơ cấu doanh thu, chi phí,… và đưa ra các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế cho doanh nghiệp.


CHƯƠNG 2

PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU



2.1. PHƯƠNG PHÁP LUẬN

2.1.1. Khái quát về tiêu thụ sản phẩm

2.1.1.1. Khái niệm về tiêu thụ sản phẩm

Tiêu thụ là giai đoạn của vòng chu chuyển vốn ở doanh nghiệp, là quá trình thực hiện giá trị và giá trị sử dụng của sản phẩm hàng hóa. Sản phẩm hàng hóa chuyển từ trạng thái vật chất sang trạng thái tiền tệ và sản phẩm hàng hóa có tiêu thụ được thì doanh nghiệp mới thu hồi được vốn để tiến hành tái sản xuất mở rộng và ngày càng phát triển.
Trong kỳ phân tích, doanh nghiệp tiêu thụ nhiều hay ít là biểu hiện ở chỉ tiêu khối lượng sản phẩm hàng hóa tiêu thụ, chỉ tiêu này được tính bằng đơn vị giá trị và được gọi là giá trị sản lượng hàng hóa tiêu thụ hay doanh thu bán hàng.
2.1.1.2. Vai trò của việc phân tích tình hình tiêu thụ

Tiêu thụ là quá trình chuyển hóa hình thái từ giá trị của hàng hóa sang giá trị của tiền tệ, sự chuyển hóa này đem đến cho khách hàng sự thỏa mãn mặt giá trị sử dụng của hàng hóa. Do đó, vai trò của việc phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm là tìm ra những nguyên nhân khách quan và chủ quan, rút ra những tồn tại và đề ra những biện pháp khắc phục để tận dụng triệt để thế mạnh của doanh nghiệp nhằm đưa doanh số tới mức cao nhất. Để thực hiện tốt quá trình này trước đó các tổ chức kinh doanh phải tiếp cận thị trường, tìm hiểu, khám phá nguyện vọng của khách hàng.
2.1.1.3. Ý nghĩa của việc phân tích tình hình tiêu thụ

Trong cơ chế thị trường hiện nay, nền kinh tế SXKD không còn tập trung gò bó như trước nữa mà có sự linh động xuất phát từ nhu cầu thực tiễn của người tiêu dùng. Do đó, đẩy mạnh tiêu thụ có thể nói là một khâu vô cùng quan trọng để đánh giá hiệu hoạt động của Công ty.
Khâu tiêu thụ được xem là khâu quan trọng nhất trong suốt quá trình hoạt động SXKD của công ty. Vì, nó chính là cửa khẩu của công ty nên cánh cửa này mở càng to thì đồng tiền, đồng vốn của công ty sẽ được lưu thông một cách trôi
chảy hơn, nhanh hơn. Hay nói cách khác, chính hoạt động này là yếu tố cho phép

công ty thu hồi vốn để tiếp tục tái đầu tư, hoạt động SXKD được liên tục và là cơ sở tồn tại của công ty. Vì lẽ đó, có thể coi khâu tiêu thụ có tính chất quyết định đến vận mệnh của doanh nghiệp
2.1.2. Khái quát về xuất khẩu, vai trò của xuất khẩu

2.1.2.1. Khái quát về xuất khẩu

Xuất khẩu là đưa hàng hoá từ nước này sang nước khác. Xuất khẩu hàng hoá bắt nguồn từ sự phân công quốc tế và sự tồn tại của thị trường ngoài nước. Dưới chế độ tư bản chủ nghĩa xuất khẩu hàng hoá được dùng làm thủ đoạn bóc lột những nước kém phát triển bằng cách trao đổi không ngang giá, bị các cường quốc đế quốc lớn dùng làm thủ đoạn nô dịch các nước nhược tiểu về mặt chính trị. Thống kê thuế quan của các nước tư bản chủ nghĩa chia việc xuất khẩu hàng hoá thành việc xuất khẩu chuyên môn và xuất khẩu chung.
+ Xuất khẩu chuyên môn bao gồm: những hàng hoá sản xuất ở trong nước, cũng như những hàng nước ngoài đưa vào trong nước sơ chế rồi tiếp tục xuất sang nước khác dưới hình thức sơ chế.
+ Xuất khẩu chung cũng bao gồm: các hàng chuyền khẩu, tức là những hàng nước ngoài nhập vào trong nước, rồi lại xuất sang nước khác chưa qua sơ chế.
Hoạt động kinh doanh xuất khẩu là hoạt động mua bán không chỉ diễn ra trong phạm vi nội địa mà mở rộng ra toàn thế giới. Việc mua bán này có thể đem lại hiệu quả rất cao hoặc hiệu quả kinh tế xấu vì đây là việc mua bán giữa nước này với nước khác, không dễ dàng khống chế các chủ thể nước ngoài trong hoạt động mua bán ngoại thương.
Doanh nghiệp xuất khẩu có lời từ các hoạt động mua bán xuất khẩu thì không chỉ có doanh nghiệp đó hoạt động có hiệu quả mà đứng trên góc độ nền kinh tế, nền kinh tế thu được một lượng ngoại tệ từ hoạt động của doanh nghiệp. Như vậy doanh nghiệp xuất khẩu phải tuân theo sự quản lý của nhà nước, nghĩa là nhà nước quản lý các doanh nghiệp xuất khẩu ở tầm vĩ mô bằng các công cụ riêng như tỉ giá hối đoái, thuế quan, những hạn mức đối với những mặt hàng được coi là chủ lực của nước ta và những mặt hàng định hướng cho nền kinh tế để hạn chế bớt những rủi ro, thiệt hại cho doanh nghiệp nói riêng và cho cả nền kinh tế nói chung.

Tóm lại: xuất khẩu là một hình thức kinh doanh nhằm thu được doanh lợi từ việc bán hàng hoá, dịch vụ ra thị trường nước ngoài.
2.1.2.2. Vai trò của xuất khẩu

Xuất khẩu có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc phát triển nền kinh tế và chính trị của đất nước, điều này được thể hiện thông qua các lý do sau:
- Xuất khẩu tạo ra nguồn vốn quan trọng trong giao thương quốc tế đáp ứng nhu cầu nhập khẩu và tích luỹ phát triển sản xuất.
- Xuất khẩu thúc đẩy việc phát minh, sáng tạo, phát triển và ứng dụng khoa học công nghệ để nâng cao hiệu quả sản xuất.
- Xuất khẩu sẽ thúc đẩy mở rộng quy mô và phát triển sản xuất nhiều ngành nghề từ đó làm tăng trưởng tổng sản phẩm xã hội và nâng cao mức sống cho người dân.
- Xuất khẩu còn tác động đến việc thay đổi cơ cấu kinh tế ngành theo hướng sử dụng có hiệu quả nhất lợi thế so sánh tuyệt đối và tương đối của đất nước.
- Cuối cùng xuất khẩu góp phần thúc đẩy và tăng cường hợp tác quốc tế giữa các nước trên thế giới.
Như vậy: Xuất khẩu không những có vai trò hết sức quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, mà nó còn có vai trò hết sức quan trọng đối với các công ty cổ phần như Công ty Cổ phần chế biến và xuất nhập khẩu Thủy sản Cadovimex nên đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu là hướng phát triển được xem là cách tốt nhất và ngắn nhất để đưa đất nước phát triển nhanh chống ngang tầm với các cường quốc năm Châu.
2.1.3. Khái niệm về chi phí và cơ cấu của chi phí

2.1.3.1. Khái niệm

Chi phí nói chung là sự hao phí thể hiện bằng tiền trong quá trình kinh doanh với mong muốn mang về một sản phẩm, dịch vụ hoàn thành hoặc một kết quả kinh doanh nhất định. Chi phí phát sinh trong các hoạt động sản xuất, th ương mại, dịch vụ nhằm đến việc đạt được mục tiêu cuối cùng của doanh nghiệp: Doanh thu và Lợi nhuận.


2.1.3.2. Cơ cấu chi phí

Vì Công ty Cổ phần chế biến và xuất nhập khẩu thủy sản Cadovimex là một đơn vị SXKD nên chi phí của doanh nghiệp chủ yếu bao gồm: giá vốn hàng bán và chi phí hoạt động.
Giá vốn hàng bán: là biểu hiện bằng tiền toàn bộ chi phí của doanh nghiệp để hoàn thành việc sản xuất và tiêu thụ một loại sản phẩm nhất định.
Chi phí hoạt động bao gồm: chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp.
+ Chi phí bán hàng: Chi phí bán hàng là toàn bộ chi phí phát sinh trong quá trình tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá bao gồm các khoản chi phí như: chi phí vận chuyển, chi phí bảo quản, chi phí quảng cáo, chi phí bảo hiểm hàng hoá,… Cũng như giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng kỳ này lớn hơn so với kỳ trước thì sẽ làm cho lợi nhuận giảm và ngược lại.
+ Chi phí quản lý doanh nghiệp: Chi phí quản lý doanh nghiệp là toàn bộ những chi phí phát sinh cho việc tổ chức và quản lý trong doanh nghiệp bao gồm các khoản chi phí như: Chi phí văn phòng, chi phí công tác, ….Tương tự như trên, chi phí quản lý doanh nghiệp kỳ này lớn hơn so với kỳ trước thì làm cho lợi nhuận giảm và ngược lại..
2.1.4. Khái niệm về lợi nhuận và các bộ phận cấu thành lợi nhuận

2.1.4.1. Khái niệm

Lợi nhuận là kết quả tài chính cuối cùng của doanh nghiệp, hiểu một cách đơn giản là một khoản tiền dôi ra giữa tổng thu và tổng chi trong hoạt động của doanh nghiệp hoặc có thể hiểu là phần dôi ra của một hoạt động sau khi đã trừ đi mọi chi phí dùng cho hoạt động đó.
2.1.4.2. Các bộ phận cấu thành lợi nhuận của doanh nghiệp

Do đặc điểm hoạt động SXKD của doanh nghiệp phong phú, đa dạng, nên lợi nhuận được hình thành từ nhiều bộ phận. Hiểu rõ nội dung, đặc điểm, của lợi nhuận từng bộ phận tạo cơ sở để thực hiện tốt công tác phân tích lợi nhuận. Nếu xét theo nguồn hình thành, lợi nhuận của doanh nghiệp bao gồm các bộ phận sau:
a. Lợi nhuận từ hoạt động bán hàng và cung ứng dịch vụ

Là lợi nhuận thu được do tiêu thụ sản phẩm hàng hoá, dịch vụ, lao vụ từ các hoạt động SXKD của doanh nghiệp, là khoản chênh lệch giữa doanh thu hoạt

động bán hàng và cung ứng dịch vụ trừ đi giá thành toàn bộ sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ đã tiêu thụ.
Lợi nhuận thu được từ hoạt động bán hàng và cung ứng dịch vụ của doanh nghiệp được cấu thành từ các bộ phận sau:
- Lợi nhuận thu được từ các hoạt động kinh doanh chính của doanh nghiệp.
- Lợi nhuận thu được từ các hoạt động kinh doanh phụ của doanh nghiệp.

- Lợi nhuận thu được từ các hoạt động kinh tế khác ngoài các hoạt động kinh tế kể trên.
b. Lợi nhuận từ hoạt động tài chính

Lợi nhuận thu từ các hoạt động tài chính của doanh nghiệp là phần chênh lệch giữa thu và chi về hoạt động tài chính của doanh nghiệp, bao gồm:
- Lợi nhuận thu được do tham gia góp vốn liên doanh.

- Lợi nhuận thu được từ các hoạt động đầu tư, mua bán chứng khoán.

- Lợi nhuận thu được do hoạt động cho thuê tài sản.

- Lợi nhuận thu được do chênh lệch lãi tiền gửi ngân hàng và lãi trả tiền vay ngân hàng.
c. Lợi nhuận từ hoạt động khác

Lợi nhuận từ hoạt động khác là khoản lợi nhuận mà doanh nghiệp thu được ngoài dự tính đến, nhưng ít có khả năng thực hiện hoặc là những khoản lợi nhuận thu được không mang tính chất thường xuyên. Những khoản lợi nhuận này thu được có thể do những nguyên nhân chủ quan hoặc khách quan đem lại.
Lợi nhuận từ hoạt động khác là khoản chênh lệch giữa thu và chi từ các hoạt động bất thường của doanh nghiệp. Các khoản thu từ hoạt động khác bao gồm:
- Thu từ khoản nhượng bán, thanh lý tài sản cố định.

- Thu từ khoản được phạt vi phạm hợp đồng kinh tế.

- Thu từ các khoản nợ khó đòi đã xử lý, xoá sổ.

- Thu từ các khoản nợ không xác định được chủ.

- Các khoản thu từ hoạt động kinh doanh của những năm trước bị bỏ sót hoặc lãng quên không ghi trong sổ kế toán, đến năm báo cáo mới phát hiện ra…
....
Về Đầu Trang Go down
https://luanvan.forumvi.com
 

PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TIÊU THỤ SẢN PHẨM VÀ LỢI NHUẬN CỦA CÔNG TY CP CHẾ BIẾN VÀ XNK THỦY SẢN CADOVIMEX

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

 Similar topics

-
» Phân tích tình hình tiêu thụ và lợi nhuận của Chi nhánh Công ty Cổ phần Lương thực
» Luận văn: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TIÊU THỤ SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY TNHH AN VIỆT
» PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TIÊU THỤ XĂNG DẦU VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH TIÊU THỤ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DẦU KHÍ PETRO MEKONG
» Phân tích tình hình cung ứng, dự trữ và sử dụng vật tư và một số biện pháp nâng cao tình hình cung ứng, dự trữ và sử dụng vật tư tại Công ty cao su sao vàng
» PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ GIỮA CHI PHÍ - KHỐI LƯỢNG - LỢI NHUẬN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM AN GIANG

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Luận Văn Tốt Nghiệp - Báo cáo Chuyên đề Thực tập :: Luận Văn Kinh Tế :: Luận Văn Kế Toán-
Luận Văn Kinh Tế