Luận Văn Tốt Nghiệp - Báo cáo Chuyên đề Thực tập

Download luận văn tốt nghiệp, tiểu luận, báo cáo thực tập kế toán,kiểm toán..
 
Trang ChínhTrang Chính  Liên hệLiên hệ  Latest imagesLatest images  Tìm kiếmTìm kiếm  Đăng kýĐăng ký  Đăng Nhập  
Liên hệ luận văn
..::Liên hệ email::..
luanvan84@gmail.com
_______
Hỗ trợ YM:liên hệ
chat với tôi
Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 
Rechercher Advanced Search
Latest topics
Đăng Nhập
Tên truy cập:
Mật khẩu:
Đăng nhập tự động mỗi khi truy cập: 
:: Quên mật khẩu
Keywords
TÍCH thực trong luong kinh công thanh nghiệp dựng CHÍNH TNHH TÌNH tien kiểm Đông phần hoàn trình quản doanh xuất măng thiết hàng phát toán

Share
 

 Phân tích rủi ro tín dụng tại ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn Thị xã Ngã Bảy

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Tác giảThông điệp
LuanVan
Admin
Admin


Tổng số bài gửi : 801
Join date : 06/01/2012
Đến từ : Việt Nam

nghiệp - Phân tích rủi ro tín dụng tại ngân  hàng Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn Thị xã Ngã Bảy Empty
Bài gửiTiêu đề: Phân tích rủi ro tín dụng tại ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn Thị xã Ngã Bảy   nghiệp - Phân tích rủi ro tín dụng tại ngân  hàng Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn Thị xã Ngã Bảy Icon_minitime22/11/2012, 4:22 pm

Luận văn tốt nghiệp đề tài :Phân tích rủi ro tín dụng tại ngân
hàng Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn Thị xã Ngã Bảy


MS BE00783
Số trang: 58

Trích nội dung:

CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Trong quá trình hòa nhập vào nền kinh tế thế giới, hệ thống Ngân hàng là một
trong những ngành kinh tế quan trọng, tạo ra một động lực phát triển mạnh mẽ nhất
trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Sự lành mạnh của hệ thống Ngân hàng ở mọi quốc
gia luôn luôn là cơ sở của sự ổn định tình hình kinh tế xã hội. Đồng thời là tiền đề,
điều kiện để khai thác nguồn lực phát triển kinh tế. Nền kinh tế càng tăng trưởng kéo
theo hoạt động ngân hàng càng mở rộng, nhưng khi hoạt động của Ngân hàng càng mở
rộng thì càng tiềm ẩn nhiều rủi ro.Trong đó đáng quan tâm nhiều nhất chính là rủi ro
tín dụng, bởi tín dụng là nghiệp vụ quan trọng nhất của Ngân hàng thương mại, nó
luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số đầu tư của Ngân hàng và chiếm từ 70 – 90%
tổng thu nhập của Ngân hàng. Đây là loại rủi ro lớn nhất, thường xuyên xảy ra và
thường gây hậu quả nặng nền hất, nó có thể ảnh hưởng đến uy tín cũng như chất lượng
hoạt động của Ngân hàng. Do đó, nhận dạng rủi ro và đề ra những biện pháp phòng
chống hữu hiệu đểhạn chế thấp nhất rủi ro luôn là vấn đề cấp bách của các ngân hàng.
Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn đó, em chọn đề tài: “Phân tích rủi ro tín dụng tại ngân
hàng Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn Thịxã Ngã Bảy”.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1 Mục tiêu tổng quát:
Phân tích thực trạng rủi ro tín dụng tại NHNo & PTNT Thị xã Ngã Bảy để đềra
các giải pháp nhằm hạn chế rủi ro và nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng của Ngân
hàng.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể:
 Phân tích kết quả hoạt động tín dụng của ngân hàng qua 3 năm từ2005 đến
2007.
 Phân tích rủi ro trong hoạt động tín dụng của ngân hàng qua 3 năm từ2005
đến 2007.
 Đềxuất các giải pháp nhằm giảm rủi ro và nâng cao hiệu quảhoạt động tín
dụng.
2
1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1 Không gian
Tại NHNo & PTNT Thịxã Ngã Bảy tỉnh Hậu Giang
1.3.2 Thời gian
Thời gian thực hiện đềtài từ11/2/2008 đến 25/4/2008
Đểnghiên cứu đềtài này em sẽphân tích đánh giá sốliệu trong vòng 3
năm từnăm 2005-2007.
1.3.3 Đối tượng nghiên cứu:
Căn cứvào các chỉtiêu trong bảng báo cáo kết quảhoạt động kinh
doanh, bảng cân đối kếtoán, tiến hành phân tích rủi ro tín dụng và đưa ra các
giải pháp hạn chếrủi ro tín dụng nhằm nâng cao hiệu quảhoạt động tín dụng tại
chi nhánh NHNo & PTNT Thịxã Ngã bảy.
1.4. LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
Luận văn tốt nghiệp “Phân tích thực trạng và hiệu quảhoạt động tín dụng tại
ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn”. Sinh viên thực hiện Nguyễn
ThịNhưÝ (2007). Đềtài có các nội dung sau:
 Phân tích hiệu quảhuy động vốn.
 Phân tích tình hình sửdụng vốn.
 Phân tích nợquá hạn.
Luận văn tốt nghiệp “Rủi ro tín dụng và các biện pháp phòng ngừa rủi ro tín
dụng tại ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu”. Sinh viên thực hiện Nguyễn Hoàng
Thành (2007) có nội dung:
 Phân tích thực trạng rủi ro tín dụng trên cởsởtín dụng được phân
loại theo thời hạn, mục đích cho vay, loại hình doanh nghiệp và trong phân loại nợquá
hạn.
 Đềxuất các biện pháp nhằm hạn chếvà ngăn ngừa rủi ro tín dụng
cho ngân hàng trong thời gian tới.
3
CHƯƠNG 2
PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN
2.1.1 Khái niệm, chức năng và vai trò của tín dụng.
2.1.1.1 Khái niệm:
Tín dụng là một giao dịch vềtài sản dưới dạng hàng hóa hoặc tiền tệgiữa bên
cho vay với bên đi vay, trong đó bên cho vay chuyển giao tài sản cho bên đi vay sử
dụng một thời hạn nhất định theo thỏa thuận, bên đi vay có trách nhiệm hoàn trảvô
điều kiện vốn gốc và lãi cho bên cho vay khi đến hạn thanh toán.
Tín dụng ngân hàng là quan hệtín dụng giữa các ngân hàng với các tổchức và
cá nhân được thực hiện dưới hình thức ngân hàng đứng ra huy động vốn bằng tiền và
cho vay đối với các đối tượng nói trên. Trong mối quan hệnày thì ngân hàng là người
trung gian: vừa là người đi vay, vừa là người cho vay.
2.1.1.2 Chức năng của tín dụng
Vềcơbản tín dụng có hai chức năng:
- Chức năng phân phối lại tài nguyên:
Tín dụng là sựvận động của vốn từchủthểnày sang chủthểkhác. Chính nhờ
sựvận động của tín dụng mà các chủthểvay vốn nhận được một phần tài nguyên của
xã hội phục vụcho sản xuất hoặc tiêu dùng.
Phân phối tín dụng được thực hiện bằng hai cách:
+ Phân phối trực tiếp: là việc phân phối vốn từchủthểcó vốn tạm thời chưa
sửdụng sang chủthểtrực tiếp sửdụng vốn đó là kinh doanh và tiêu dùng. Phương
pháp phân phối này được thực hiện trong quan hệtín dụng thương mại và việc phát
hành trái phiếu của các công ty.
+ Phân phối gián tiếp:là việc phân phối được thực hiện thông qua các tổ
chức trung gian nhưngân hàng, công ty tài chính…
Trong nền kinh tếhiện đại, phân phối vốn tín dụng qua các ngân hàng chiếm vị
trí quan trọng nhất. Một mặt ngân hàng tập trung vốn tiền tệcủa các xí nghiệp và cá
nhân đểlàm nguồn vốn cho vay, mặt khác ngân hàng phân phối nguồn vốn đó dưới
hình thức cấp tín dụng cho các doanh nghiệp và cá nhân.
4
- Ngoài ra tín dụng còn có chức năng thúc đẩy lưu thông và sản xuất hàng
hoá phát triển:
Ngân hàng cung cấp tiền cho lưu thông chủyếu được thực hiện thông qua con
đường tín dụng. Đây là cơsở đảm bảo cho lưu thông tiền tệ ổn định, đồng thời đảm
bảo đủphương tiện phục vụcho lưu thông.
Nhưvậy, nhờhoạt động của tín dụng mà ngân hàng tạo ra tiền phục vụcho sản
xuất và lưu thông hàng hoá. Tiền tệdo ngân hàng tạo ra gồm:
+ Tín tệ: tiền giấy và tiền kim loại
+ Bút tệ
Nhờvào các công cụnói trên mà tốc độlưu thông hàng hoá nhanh hơn và do
vậy, hàng hoá đi từhình thái tiền tệvào sản xuất và ngược lại được thúc đẩy mạnh mẽ
hơn. Nói cách khác, tín dụng thúc đẩy lưu thông hàng hoá và phát triển kinh tế.
2.1.1.3 Vai trò của tín dụng:
- Tín dụng là hoạt động chủyếu và thường xuyên phát sinh của Ngân hàng (nó
chiếm khoảng 70% hoạt động của Ngân hàng). Chính nó đã mang lại một mức sinh lời
rất lớn trong kết quảkinh doanh đạt được của Ngân hàng.
- Tín dụng của Ngân hàng làm thỏa mãn được nhu cầu tiết kiệm và mởrộng đầu
tưphát triển cho nền kinh tế.
- Tín dụng ngắn hạn là công cụtài trợ đắc lực cho các doanh nghiệp, công ty, …
vềvốn đểduy trì sản xuất kinh doanh, dựtrữhàng hoá được liên tục. Nó còn quyết
định thời cơkinh doanh hay chủ động thịtrường trong các hoạt động kinh doanh của
doanh nghiệp, công ty. Từ đó kích thích và đòi hỏi các đơn vịkinh tếphải biết sửdụng
vốn vay một cách có hiệu quảhơn, bởi vì khi hết hạn tín dụng thì họphải hoàn trảlại
cho Ngân hàng cảgốc lẫn lãi.
Tóm lại, nhờcó tín dụng mà Ngân hàng đã tạo được cơsởlưu thông tiền tệ, thúc
đẩy việc sửdụng vốn từchỗtồn động đứng yên vô khảnăng sinh lời sang có khảnăng
sinh lời và vận động.
Với những chức năng như đã nêu trên cho thấy tín dụng có vai trò rất quan
trọng trong nền kinh tế. Tuy nhiên tín dụng chỉthểhiện vai trò tích cực nếu biết vận
dụng linh hoạt những cơchế, chính sách vềtín dụng nhưlãi suất, quy chếcho
vay…Ngược lại, nếu đểtín dụng phát triển tràn lan không kiểm soát hoặc kiểm soát
theo một khuôn khổáp đặt, một cơchếtín dụng cứng nhắc sẽlạm tổn hại đến nền kinh
5
tế. Trong điều kiện nền kinh tếnhưnước ta hiện nay, tín dụng thểhiện vai trò tích cực
đối với các mặt trong đời sống kinh tế- xã hội cụthểnhư:
+ Thứnhất: Đáp ứng nhu cầu vốn đểduy trì quá trình sản xuất được liên tục
đồng thời góp phần đầu tưphát triển kinh tế.
+ Thứhai:Tín dụng là công cụtài trợcho các ngành kinh tếkém phát triển và
ngành mũi nhọn.
Trong giai đoạn tập trung phát triển nông nghiệp và ưu tiên cho xuất khẩu, dầu
khí…Nhà nước đã tập trung tín dụng đểtài trợphát triển các ngành đó, tạo cơsởlôi
cuốn các ngành khác.
+ Thứba:Góp phần tác động đến việc tăng cường chế độhạch toán kinh tế
của các doanh nghiệp Nhà nước.
+ Thứtư: Góp phần ổn định tiền tệ, ổn định giá cả:
Trong chính sách tiền tệcủa Nhà nước trong từng thời kỳ, lãi suất tín dụng đã
trởthành công cụ điều tiết nhạy bén và linh hoạt để đưa thêm tiền vào lưu thông hay
rút bớt tiền từlưu thông về, qua đó tạo sựphù hợp giữa khối lượng tiền tệvới yêu cầu
tăng trưởng của nền kinh tế.
Từ đó cho thấy tín dụng đã góp phần không nhỏtrong việc ổn định tiền tệtạo
điều kiện ổn định giá cảlà tiền đềquan trọng đểsản xuất và lưu thông hàng hoá phát
triển.
+ Thứnăm:Tín dụng góp phần ổn định đời sống, tạo công ăn việc làm, ổn
định trật tựxã hội.
Vai trò này là hệquảtất yếu của các vai trò trên của tín dụng. Nền kinh tếphát
triển trong một môi trường ổn định vềtiền tệlà điều kiện nâng cao đời sống của các
thành viên trong xã hội từ đó thực hiện tốt hơn các chính sách xã hội, làm rút ngắn
khoảng cách chênh lệch giữa các giai cấp góp phần thay đổi cấu trúc xã hội.
+ Ngoài ra tín dụng còn tạo điều kiện đểphát triển các quan hệkinh tếvới
nước ngoài. Đối với các nước đang phát triển nói chung và nước ta nói riêng, tín dụng
đóng vai trò quan trọng trong việc mởrộng xuất khẩu hàng hoá, đồng thời nhờnguồn
tín dụng bên ngoài đểcông nghiệp hoá, hiện đại hoá nền kinh tế.
6
2.1.2 Khái niệm vềlãi suất cho vay, dưnợvà nợquá hạn
2.1.2.1 Khái niệm lãi suất cho vay:
Lãi suất cho vay là một yếu tốquan trọng trong hoạt động của ngân hàng. Việc
quyết định lãi suất cho vay sẽphải dựa trên các thông sốvềmức kỳvọng sinh lời của
ngân hàng, rủi ro tín dụng của khoản vay và tỷlệan toàn vốn. Do đó lãi suất cho vay
phải được giám sát chặt chẽ để đảm bảo bù đủloại chi phí nhưchi phí vốn, chi phí rủi
ro tín dụng… và khoản sinh lời cần thiết đểhoạt động của ngân hàng có lãi và tăng
trưởng.
Lãi suất cho vay = chi phí vốn cho vay + mức lợi nhuận kỳvọng
Trong đó:
Chi phí vốn cho vay = chi phí huy động vốn + chi phí dựphòng rủi ro tín dụng
+ chi phí thanh khoản + chi phí hoạt động
Có hai loại lãi suất cho vay:
- Lãi suất cho vay trong hạn: tuỳtheo thoảthuận với khách hàng, ngân hàng có
thểáp dụng các loại lãi suất sau khi cho vay:
+ Lãi suất thảnổi: là lãi suất được ngân hàng điều chỉnh lại theo định kỳ1
tháng, 3 tháng, 6 tháng hoặc 1 năm.
+ Lãi suất cố định: là lãi suất không thay đổi trong suốt thời hạn của khoản
vay.
- Lãi suất cho vay quá hạn: là lãi suất cao hơn lãi suất cho vay trong hạn song
tối đa không quá 150% so với lãi suất cho vay trong hạn.
2.1.2.2 Khái niệm dưnợ:
- Dưnợ: là sốtiền mà ngân hàng cho vay ởmột thời điểm nhất định.
- Dưnợbình quân: là sốtiền mà ngân hàng cho vay trung bình trong kỳ.
2.1.2.3 Nợquá hạn
Nợquá hạn là dạng dưnợmà Ngân hàng luôn phấn đấu ởmức thấp nhất. Nợ
quá hạn càng thấp chứng tỏhoạt động tín dụng của Ngân hàng càng hiệu quả. Việc
Dưnợbình quân =
Dưnợ đầu năm + Dưnợcuối năm
2
7
phân loại nợquá hạn căn cứtheo quyết định QĐ493/2005/QĐ-NHNN do thống đốc
NHNN ban hành. Theo Quyết định này thì dưnợcho vay được chia thành 5 nhóm:
- Nhóm 1 được gọi là nợ đủtiêu chuẩn, gồm:
+ Nợcòn trong hạn, chưa đến thời hạn thanh toán và được Ngân hàng đánh giá là có
đủkhảnăng thu hồi đầy đủcảgốc và lãi đúng hạn.
+ Khách hàng không còn món nợnào khác đã quá hạn.
- Nhóm 2 là nhóm nợcần chú ý, bao gồm:
+ Nợ đã quá hạn từ1 đến dưới 90 ngày
+ Nợ đã được cơcấu lại thời hạn trảnợtrong hạn.
+ Những khoản nợ được đánh giá là có khảnăng thu hồi đầy đủcảgốc và lãi
nhưng có dấu hiệu khách hàng bịsuy giảm khảnăng trảnợ.
- Nhóm 3 là nhóm nợdưới tiêu chuẩn, gồm:
+ Các khoản nợquá hạn từ90 đến 180 ngày.
+ Các khoản nợ được cơcấu lại thời hạn trảnợnhưng bịquá hạn dưới 90 ngày.
+ Nợ được đánh giá là không có khảnăng thu hồi đầy đủcảgốc và lãi khi đến hạn, và
có khảnăng tổn thất một phần nợgốc và lãi.
- Nhóm 4 là nhóm nợnghi ngờ, bao gồm:
+ Các khoản nợquá hạn từ181 đến 360 ngày.
+ Các khoản nợ được được cơcấu lại thời hạn trảnợnhưng bịquá hạn từ90 đến 180
ngày.
+ Các khoản nợ được đánh giá là có khảnăng tổn thất cao.
- Nhóm 5 là nhóm nợcó khảnăng bịmất vốn, gồm:
+ Nợquá hạn trên 360 ngày.
+ Các khoản nợkhoanh chờxửlý.
+ Các khoản nợ được được cơcấu lại thời hạn trảnợnhưng bịquá hạn trên 180 ngày.
+ Các khoản nợ được đánh giá là không có khảnăng thu hồi.
Trong 5 nhóm nợtrên thì các khoản nợthuộc nhóm 3, 4 và 5 là những nhóm
nợxấu, khảnăng thu hồi chậm hoặc không thểthu hồi làm ảnh hưởng hiệu quảhoạt
động kinh doanh của Ngân hàng. Dựa vào cách phân loại trên ta dễdàng đánh giá
được tình hình hoạt động tín dụng của Ngân hàng là tốt nếu nợnhóm 1 chiếm trọng
cao, và xấu nếu nợnhóm 5 chiếm tỷtrọng hơn hẳn các nhóm khác.
8
2.1.3 Quy chếcho vay đối với khách hàng
2.1.3.1 Quy trình cho vay
Quy trình cho vay rất phức tạp, đòi hỏi phải hết sức cẩn trọng. Dù cho vay với
hình thức nào thì quy trình cho vay cũng bao gồm các bước:
Hình 1: Quy trình cho vay
2.1.3.2 Nguyên tắc cho vay:
Khách hàng vay vốn của tổchức tín dụng phải đảm bảo các nguyên tắc sau:
- Sửdụng vốn vay đúng mục đích đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng:
Theo nguyên tắc này, tiền vay phải được sửdụng đúng cho các nhu cầu
đã được bên vay trình bày với Ngân hàng cho vay chấp nhận. Ngân hàng có
quyền từchối và h ủy bỏmọi yêu c ầu vay vốn không được sửdụng đúng mục
đích đã thỏa thuận. Hiệu quảkinh tếcủa hoạt động sản xuất kinh doanh c ủa
khách hàng vay vốn là cơs ởcho sựan toàn của khoản vay, thiếu yêu cầu này
không thểnói đến sựt ồn tại và phát triển của các quan hệvay vốn.
- Hoàn trảnợgốc và lãi vốn vay đúng thời hạn đã thỏa thuận trong hợp đồng tín
dụng:
Trong nền kinh tếth ị tr ường, nguyên tắc này bắt ngu ồn từbản chất c ủa tín
dụng là giao dị ch cung cầu vềvốn, tín dụng chỉ là giao d ị ch quyền sửdụng vốn
trong một thời gian nhất định.
Tuân thủnguyên tắc này là cơsở đảm bảo cho sựphát triển kinh tế, xã h ội
được ổn địn, các mối quan hệcủa Ngân hàng được phát triển theo xu thếan toàn
và năng động.
Khách hàng
đặt quan hệtín
dụng
Khách hàng nộp
hồsơvay tín
dụng
Cán bộtín dụng
thẩm định khách
hàng
Đánh giá
rút kinh
nghiệm
Thu hồi và
chuyển nợ
quá hạn
Phát tiền vay và
kiểm tra việc sử
dụng vốn
Quyết định
cho vay
9
2.1.3.3 Điền kiện vay vốn:
Tổchức tín dụng xem xét và quyết định cho vay khi khách hàng có đủcác điều
kiện sau:
- Có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sựvà chịu trách nhiệm
dân sựtheo quy định của pháp luật.
- Mục đích sửdụng vốn vay hợp pháp.
- Có khảnăng tài chính đảm bảo trảnợtrong thời hạn cam kết.
- Có dựán đầu tư, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụkhảthi và có hiệu
quả; hoặc dựán đầu tư, phương án phục vụ đời sống kèm phương án trảnợkhảthi.
- Thực hiện các quy định vềbảo đảm tiền vay theo quy định của Chính phủvà
hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
2.1.3.4 Phương thức cho vay:
NHNo & PTNT Việt Nam áp dụng các phương thức cho vay sau:
- Cho vay từng lần.
- Cho vay theo hạn mức tín dụng.
- Cho vay theo dựán đầu tư
- Cho vay trảgóp.
- Cho vay thông qua nghiệp vụphát hành và sửdụng thẻtín dụng.
- Cho vay theo hạn mức tín dụng dựphòng.
- Cho vay hợp vốn.
- Cho vay theo hạn mức thấu chi.
- Cho vay lưu vụ.
2.1.3.5. Thời hạn cho vay:
Tổchức tín dụng và khách hàng thoảthuận vềthời hạn cho vay căn cứvào:
- Chu kỳsản xuất kinh doanh.
- Khảnăng trảnợcủa khách hàng.
- Nguồn vốn cho vay.
2.1.3.6. Mức cho vay:
- Tổchức tín dụng - nơi cho vay quyết định mức cho vay căn cứvào nhu cầu
vay vốn của khách hàng, giá trịtài sản làm bảo đảm tiền vay (nếu khoản vay áp dụng
bảo đảm bằng tài sản), khảnăng hoàn trảnợcủa khách hàng, khảnăng nguồn vốn của
mình đểquyết định mức cho vay.
10
- Tổng dưnợcho vay đối với một khách hàng không được vượt quá 15% vốn tự
có của tổchức tín dụng, trừtrường hợp đối với các khoản cho vay từcác nguồn vốn ủy
thác của Chính phủ, của tổchức và cá nhân hoặc trường hợp khách hàng vay là tổchức
tín dụng.Trường hợp nhu cầu vốn của một khách hàng vượt quá 15% vốn tựcó của tổ
chức tín dụng hoặc khách hàng có nhu cầu huy động vốn từnhiều nguồn thì các tổ
chức tín dụng cho vay hợp vốn theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
2.1.4 Các chỉtiêu cơbản đánh giá hiệu quảtín dụng và rủi ro tín dụng ngân
hàng thương mại:
- Hệsốthu nợ
Chỉtiêu này phản ánh trong một kỳkinh doanh từmột đồng doanh sốcho vay
ngân hàng sẽthu hồi được bao nhiêu đồng vốn. Hệsốthu nợcàng lớn thì càng tốt.
- Vòng quay vốn tín dụng
-Chỉtiêu này đo lường tốc độluân chuyển vốn tín dụng nhanh hay chậm trong
một kỳkinh doanh của ngân hàng. Chỉtiêu này càng lớn càng tốt.
- Tỷlệhuy động vốn
- Thời gian thu hồi nợ
Chỉtiêu này dùng đểphản ánh tình hình thu hồi nợcủa ngân hàng, đồng thời
cũng nói lên tình hình sửdụng vốn của ngân hàng.
Dưnợbình quân x 360
Thời gian thu hồi nợ(ngày) =
Doanh sốthu nợ
Doanh sốthu nợ
Vòng quay vốn tín dụng (vòng) =
Dưnợbình quân
Doanh sốthu nợ
Hệsốthu nợ=
Doanh sốcho vay
Vốn huy động
Tỷlệhuy động vốn =
Tổng nguồn vốn
11
- Dưnợtrên tổng vốn huy động
Chỉtiêu này xác định mức độsửdụng vốn huy động để đầu tưvào hoạt động
tín dụng. Chỉtiêu này cho biết vốn huy động có đủ đảm bảo cho hoạt động cho vay
hay không.
-Dưnợtrên tổng nguồn vốn
Chỉtiêu này phản ánh mức độtập trung vốn của ngân hàng vào hoạt động cho
vay. Chỉtiêu này càng lớn thì càng tốt đối với ngân hàng thương mại.
- Tỷlệnợquá hạn (nợquá hạn trên tổng dưnợ)
Chỉtiêu này dùng để đánh giá chất lượng hoạt động tín dụng của ngân hàng. Tỷlệnày
càng thấp thì chất lượng tín dụng càng cao và ngược lại.
2.1.5 Rủi ro tín dụng, nguyên nhân và hậu quảrủi ro
2.1.5.1 Khái niệm rủi ro tín dụng:
Rủi ro tín dụng là rủi ro do một hoặc một nhóm khách hàng không thực hiện
được các nghĩa vụtài chính đối với ngân hàng. Hay nói cách khác rủi ro tín dụng là rủi
ro xảy ra khi xuất hiện các biến cốkhông lường trước được do nguyên nhân chủquan
hay khách quan mà khách hàng không trả được nợcho ngân hàng một cách đầy đủcả
gốc và lãi khi đến hạn, từ đó tác động xấu đến hoạt động tín dụng và có thểlàm cho
ngân hàng bịphá sản.
Nợquá hạn
Rủi ro tín dụng (%) = x 100
Tổng dưnợ
Tổng dưnợ
Dưnợ/Tổng nguồn vốn (%) = x 100
Tổng nguồn vốn
Tổng dưnợ
Dưnợ/Vốn huy động (lần) =
Tổng vốn huy động
12
2.1.5.2 Các loại rủi ro trong hoạt động của Ngân hàng thương mại
Rủi ro là sựkiện xảy ra ngoài ý muốn và ảnh hưởng xấu đến hoạt động kinh
doanh của Ngân hàng thương mại. Trong nền kinh tếthịtrường, hầu nhưhoạt động
nào của Ngân hàng thương mại đều có thểrủi ro. Rủi ro thường dẫn đến thiệt hại và
thua lỗ. Do vậy, nhận thức rõ rủi ro và đềra những biện pháp phòng chống hữu hiệu
đểhạn chếthấp nhất rủi ro luôn là vấn đềcấp bách của mỗi Ngân hàng,
Hoạt động của Ngân hàng thương mại rất đa dạng và phong phú, đồng thời rủi
ro cũng phức tạp với một độnhạy cảm nhất định. Những rủi ro của Ngân hàng thương
mại chủyếu tập trung vào những dạng sau đây:
- Rủi ro tín dụng:Rủi ro xảy ra khi cho vay mà Ngân hàng thương mại không
thu hồi được hoặc thu hồi không đầy đủcảgốc và lãi sau khi đáo hạn.
- Rủi ro lãi suất:Rủi ro gắn liền với sựbiến động lãi suất của thịtrường.
- Rủi ro hối đoái:Rủi ro gắn liền với sựbiến động của tỷgiá hối đoái trên thị
trường
- Rủi ro thanh toán (thanh khoản):Khi Ngân hàng thiếu khảnăng thanh toán,
nếu không được giải quyết kịp thời có thểdẫn đến mất khảnăng thanh toán.
2.1.5.3 Nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng:
Rủi ro tín dụng phát sinh do nhiều nguyên nhân khác nhau nhưng chủyếu ở4
nhóm chính:
- Nguyên nhân từkhách hàng vay vốn: là do khách hàng không trả được tiền
vay bởi những yếu tốsau:
+ Do tính chất công việc, ngành nghềcủa từng khách hàng có độrủi ro cao.
+ Do năng lực chuyên môn và uy tín của khách hàng thấp.
+ Do hiệu quảhoạt động tài chính của khách hàng thấp.
+ Do sửdụng vốn vay sai mục đích
+ Do những lý do khách quan như: tai hoạngoài ý muốn, khách hàng bịlừa,
biến động của thịtrường theo hướng bất lợi…
+ Sựthay đổi trong chính sách của Nhà nước.
+ Do cốtình gian lận từphía khách hàng.
Đây là nhóm nguyên nhân chủyếu và trực tiếp đòi hỏi ngân hàng phải xem xét,
phân tích và tìm giải pháp hạn chế ởmức thấp nhất
...............
Về Đầu Trang Go down
https://luanvan.forumvi.com
 

Phân tích rủi ro tín dụng tại ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn Thị xã Ngã Bảy

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

 Similar topics

-
» PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGẮN HẠN TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HUYỆN THOẠI SƠN
» Luận văn: PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TỈNH HẬU GIANG
» Nâng cao chất lượng tín dụng Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Phú Bình
» Giải pháp nâng cao hiệu quả Tín dụng đối với hộ sản xuất tại Ngân hàng nông nghiệp & phát triển nông thôn huyện Ninh Giang
» Kế toán cho vay tổ chức cá nhân trong nước tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Từ Liêm

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Luận Văn Tốt Nghiệp - Báo cáo Chuyên đề Thực tập :: Luận Văn Kinh Tế :: Luận Văn Kiểm Toán-
Luận Văn Kinh Tế