Luận Văn Tốt Nghiệp - Báo cáo Chuyên đề Thực tập

Download luận văn tốt nghiệp, tiểu luận, báo cáo thực tập kế toán,kiểm toán..
 
Trang ChínhTrang Chính  Liên hệLiên hệ  Latest imagesLatest images  Tìm kiếmTìm kiếm  Đăng kýĐăng ký  Đăng Nhập  
Liên hệ luận văn
..::Liên hệ email::..
luanvan84@gmail.com
_______
Hỗ trợ YM:liên hệ
chat với tôi
Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 
Rechercher Advanced Search
Latest topics
Đăng Nhập
Tên truy cập:
Mật khẩu:
Đăng nhập tự động mỗi khi truy cập: 
:: Quên mật khẩu
Keywords
phần kiểm hàng toán doanh TÌNH măng trong công thanh nghiệp luong CHÍNH tien hoàn thực TNHH trình TÍCH phát Đông kinh thiết dựng quản xuất

Share
 

 Luận văn: Hệ thống xử lý nước thải nhà máy cao su Lộc Ninh

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Tác giảThông điệp
LuanVan
Admin
Admin


Tổng số bài gửi : 801
Join date : 06/01/2012
Đến từ : Việt Nam

luận - Luận văn: Hệ thống xử lý nước thải nhà máy cao su Lộc Ninh Empty
Bài gửiTiêu đề: Luận văn: Hệ thống xử lý nước thải nhà máy cao su Lộc Ninh   luận - Luận văn: Hệ thống xử lý nước thải nhà máy cao su Lộc Ninh Icon_minitime10/11/2012, 1:20 am

MỞ ĐẦU

I. SỰ CẦN THIẾT
Môi trường và những vấn đề liên quan đến môi trường là đề tài được bàn luận một cách sâu sắc trong kế hoạch phát triển bền vững của bất kỳ quốc gia nào trên thế giới. Trái đất – ngôi nhà chung của chúng ta đang bị đe dọa bởi sự suy thoái và cạn kiệt dần nguồn tài nguyên. Nguồn gốc của mọi sự biến đổi về môi trường trên thế giới ngày nay là do các hoạt động kinh tế – xã hội. Các hoạt động này, một mặt đã cải thiện chất lượng cuộc sống con người và môi trường, mặt khác lại mang lại hàng loạt các vấn đề như: khan hiếm, cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên, ô nhiễm và suy thái chất lượng môi trường khắp nơi trên thế giới.
Ngành công nghiệp chế biến mủ cao su là một trong những ngành công nghiệp hàng đầu của nước ta và tiềm năng phát triển của ngành này vô cùng to lớn. Theo xu hướng phát triển chung của thế giới thì nhu cầu tiêu thụ cao su ngày càng tăng. Cao su được sử dụng hầu hết trong các lĩnh vực từ nhu cầu sinh hoạt hằng ngày đến nhu cầu nhiên liệu công nghiệp và xuất khẩu. Ngoài tiềm năng công nghiệp, cây cao su còn có tác dụng phủ xanh đất trống, đồi trọc, bảo vệ tài nguyên đất tránh rửa trôi, xói mòn, tạo môi trường không khí trong lành. Tính đến năm 2009 diện tích cây cao su ở nước ta đạt gần 520.000 ha, sản lượng 450.000 tấn. Theo quy hoạch tổng thể với nguồn vốn vay ngân hàng thế giới đến năm 2010 diện tích cây cao su sẽ đạt tới 700.000 ha, sản lượng khoảng 600.000 tấn. Hiện nay để chế biến hết lượng cao su thu hoạch từ vườn cây thì đã có rất nhiều nhà máy với công suất từ 500 – 12.000 tấn/năm đã được nâng cấp và xây dựng mới tại nhiều tỉnh phía nam, nhưng được tập trung nhiều ở các tỉnh miền đông như: Đồng Nai, Bình Phước, Bình Dương. Hiện nay nước ta là nước xuất khuẩu cao su đứng thứ 6 trên thế giới và cao su trở thành một trong những mặt hàng xuất khẩu chiến lược mang lại hàng triệu USD cho đất nước, giải quyết công ăn việc làm cho hàng ngàn công nhân làm việc cho nhà máy và hàng ngàn công nhân làm việc trong các nông trường cao su. Tuy nhiên tăng trưởng kinh tế chỉ là điều kiện cần và sẽ không bền vững nếu không kết hợp yếu tố môi trường – xã hội. Ở nước ta, ước tính hàng năm ngành chế biến mủ cao su thải ra khoảng 5 triệu m3 nước thải. Lượng nước thải này có nồng độ các chất hữu cơ dễ bị phân hủy rất cao như acid acetic, đường, protein, chất béo… Hàm lượng COD, BOD khá cao được xả ra nguồn tiếp nhận mà chưa được xử lý hoàn toàn ảnh hưởng trầm trọng đến thủy sinh vật trong nước. Ngoài ra vấn đề mùi hôi phát sinh do các chất hữu cơ bị phân hủy kỵ khí tạo thành mercaptan và H2S ảnh hưởng môi trường không khí khu vực xung quanh. Do đó vấn đề đánh giá và đưa ra phương án khả thi cho việc xử lý lượng nước thải chế biến mủ cao su được nhà nước và chính quyền địa phương quan tâm một cách đầy đủ.
II. MỤC TIÊU ĐỀ TÀI
Thiết kế một hệ thống xử lí nước thải cho nhà máy cao su Lộc Ninh – Bình Phước với công suất 500m3/ngày đêm với dây chuyền và thiết bị hiện đại, đảm bảo nguồn nước sau xử lý đạt tiêu chuẩn cột B (TCVN 5945-2005) nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường do nước thải sinh ra.
III. NỘI DUNG ĐỀ TÀI
- Tổng quan về ô nhiễm môi trường do sản xuất cao su.
- Tổng quan các phương pháp xử lý nước thải.
- Lựa chọn thiết kế công nghệ xử lý nước thải và tính toán hệ thống xử lý nước thải công suất 500m3/ngày.đêm.
IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Phương pháp nghiên cứu lý thuyết
- Tổng hợp, phân tích những tài liệu, số liệu thu thập được
Phương pháp nghiên cứu thực nghiệm
- Tham quan một số hệ thống xử lý nước thải.
V. GIỚI HẠN LUẬN VĂN
Do thời gian thực hiện đề tài ngắn và không có điều kiện tiến hành các thí nghiệm cụ thể đối với nước thải. Do tính toán đều dựa trên cơ sở tham khảo tài liêu, tham khảo các luận văn trước đây nhằm phân tích các chỉ tiêu cần thiết, trên cơ sở lý thuyết đề xuất công nghệ xử lý và tính toán thiết kế các công trình đơn vị. Công thức và thông số tính toán chủ yếu tham khảo trong các sách kỹ thuật xử lý nước thải.
VI. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN
Đề tài thực hiện nhằm giải quyết vấn đề nước thải cho nhà máy cao su Lộc Ninh- Bình Phước.
















CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CAO SU

1.1 TỔNG QUAN VỀ CÔNG NGHIỆP CAO SU VIỆT NAM
1.1.1 Lịch sử phát triển cao su ở Việt Nam
Cây cao su được tìm thấy ở Mỹ bởi Columbus trong khoảng năm1493 – 1496. Brazil là quốc gia xuất khẩu cao su đầu tiên vào thế kỷ thứ 19 (Websre and Baulkwill, 1989). Ở Việt Nam, cây cao su (Hevea brasiliensis) đầu tiên được trồng vào năm 1887. Trong khoảng thời gian từ năm 1900 đến 1929 thực dân Pháp đã phát triển cây cao su ở Việt Nam. Cuối năm 1920 tổng diện tích cây cao su ở Việt Nam khoảng 7000 ha với sản lượng cao su 3000 tấn/năm.
Cùng với sự phát triển công nghiệp cao su trên thế giới, trong suốt những năm 1920 – 1945, chính quyền thực dân Pháp nhanh chóng gia tăng diện tích cao su ở Việt Nam với tốc độ 5.000 – 6.000 ha/năm. Cuối năm 1945 tổng diện tích cao su là 138.000 ha với tổng sản lượng 80.000tấn/năm. Sau khi được độc lập vào năm 1945, chính phủ Việt Nam tiếp tục phát triển công nghiệp cao su và diện tích cây cao su gia tăng vài trăm ngàn ha.
Sau khi thống nhất đất nước năm 1975, ngành chế biến mủ cao su là mặt hàng xuất khẩu quan trọng đứng thứ 2 ở nước ta (sau xuất khẩu gạo). Điều kiện về khí hậu và đất thuận lợi kết hợp vơi( ứng dụng công nghệ mới đã góp phần cho sự thành công này. Năm 1999 có 21 công ty cao su và 29 nhà máy chế biến mủ với tổng diện tích cây cao su 300.000 ha và sản lượng 169.567tấn/năm (tốc độ phát triển 1996/1998 là 12.000 tấn/năm). Tính đến năm 2009 diện tích cây cao su ở nước ta đạt gần 520.000 ha, sản lượng 450.000 tấn. Theo quy hoạch tổng thể với nguồn vốn vay ngân hàng thế giới đến năm 2010 diện tích cây cao su sẽ đạt tới 700.000 ha, sản lượng khoảng 600.000 tấn. Hiện nay để chế biến hết lượng cao su thu hoạch từ vườn cây thì đã có rất nhà máy với công suất từ 500 – 12.000 tấn/năm đã được nâng cấp và xây dựng mới tại nhiều tỉnh phía nam, nhưng được tập trung nhiều ở các tỉnh miền đông như: Đồng Nai, Bình Phước, Bình Dương. Hiện nay nước ta là nước xuất khẩu cao su đứng thứ 6 trên thế giới và cao su trở thành một trong những mặt hàng xuất khẩu chiến lược mang lại hàng triệu USD cho đất nước, giải quyết công ăn việc làm cho hàng ngàn công nhân làm việc cho nhà máy và hàng ngàn công nhân làm việc trong các nông trường cao su.
1.1.2 Tình hình xuất khẩu cao su ở Việt Nam những năm gần đây
.............

....4.13 BỂ CHỨA BÙN
 Chức năng
Chứa bùn tuần hoàn để bơm về mương oxy hóa và chứa bùn dư để bơm về bể chứa bùn.
 Tính toán
Ngăn chứa bùn bao gồm hai ngăn : ngăn chứa bùn tuần hoàn và ngăn chứa bùn dư.
 Xác định kích thước ngăn thứ nhất
- Tổng thể tích bùn được chuyển qua ngăn thứ nhất trong 1 ngày
Qbùn = Qw + Qr + QV= 15,68 + 270 +0,55 = 286,23 m3/ngày
- Chọn thời gian lưu bùn trong ngăn thứ nhất là t1 = 20 phút , thể tích của ngăn thứ nhất là:
V1= Qr  t1 =
- Kích thước của ngăn thứ nhất :LBH = 222 (m)
 Xác định kích thước ngăn thứ hai
- Chọn thời gian lưu bùn cùa ngăn thứ hai là t2=1 ngày , thể tích ngăn thứ hai là:
V2 = (Qw +QV) t2 = (15,68+0,55)  1 = 16,23m3
- Kích thước của ngăn thứ hai :LBH = 332 (m)
Bảng 4.22: Thông số bể chứa bùn
Thông số thiết kế Giá trị Đơn vị
Ngăn chứa bùn tuần hoàn
Chiều dài 2 m
Chiều rộng 2 m
Chiều cao 2 m
Ngăn chứa bùn dư
Chiều dài 3 m
Chiều rộng 3 m
Chiều cao 2 m
Thể tích xây dựng 30 m3

4.14 SÂN PHƠI BÙN
Sân phơi bùn tiếp nhận bùn từ bể chứa bùn
Dung tích bùn cần xử lý:
Q = 16,23m3/ngày
Diện tích hữu ích của sân phơi bùn:
F1 =
Trong đó: hc: Chiều cao lớp cặn bùn trong sân phơi bùn, hc = 0,2-0,3m.
Chọn hc = 0,25m.
(Theo Lâm Minh Triết, Xử lý nước thải đô thị và công nghiệp – Tính toán thiết công trình, trang309).
Chọn số ô là: n = 4 ô.
=> Kích thước mỗi ô : L x W = 6m x 3m
Diện tích phụ của sân phơi bùn: đường sá, mương máng…
F2 = k x F1
(k – Hệ số tính đến diện tích phụ, k = 0,2  0,4. Chọn k = 0,2)
F2 = 0,2 × 65 =13 m2
Diện tích tổng cộng của sân phơi bùn:
F = F1 + F2 = 65+13 =78 m2
Bảng 4.22: Thông số bể chứa bùn
Thông số thiết kế Giá trị Đơn vị
Chiều dài 6 m
Chiều rộng 3 m
Chiều cao 0,5 m
Thể tích 36 m3

4.15 BỂ TIẾP XÚC KHỬ TRÙNG
Nhiệm vụ
- Khử trùng là khâu cuối cùng trong quá trình xử lý nước thải trước khi thải vào nguồn tiếp nhận. khử trùng nhằm mục đích phá hủy , tiêu diệt các vi khuẩn gây bệnh nguy hiểm chưa hay không thể khử bỏ trong các công trình xử lý phía trước.
- Hóa chất khử trùng được chọn là chlorine .Chlorine là chất oxy hóa mạnh thường được sử dụng ở dạng bột [Ca(OCl)2]. Hàm lượng cần thiết để khử trùng cho nước sau lắng : 3- 15 mg/l.
- Thiết bị chuyên dùng để đưa chlorine váo nước gọi là clorator.
Clorate có chức năng pha chế và định lượng Clo, được chia làm 2 loại:
Clorate áp lực và clorate chân không.
Tính toán
- Xác định lượng Clo hoạt tính cần thiết để khử trùng nước thải theo công thức :

Với : a là liều lượng Clo hoạt tính (g/m3¬), được xác định dựa theo quy phạm.
- Đối với nước thải sau khi xử lý sinh học hoàn toàn a = 3-15 mg/l, ta lấy a = 5 g/m3
Vmax = 5 21m3/h = 105 g/h = 2,52kg/ngày
- Ngăn tiếp xúc khử trùng được thiết kế kết hợp để thỏa mãn 2 yêu cầu :
- Hóa chất và nước thải tiếp xúc đồng đều
- Clo hoạt tính phản ứng khử trùng nước thải
- Thời gian lưu nước trong bể tiếp xúc là 15 30 phút; chọn ttx=30 phút
- Vậy thể tích của bể tiếp xúc :
V = Q ttx = m3
- Kích thước của bể tiếp xúc là LxBxH = 3m x 2 m x 2 m .
Để đảm bảo cho sự tiếp xúc giữa hóa chất và nước thải là đồng đều, trong bể tiếp xúc khử trùng, ta xây thêm các vách ngăn để tạo dòng chảy zigzac cho sự khuấy trộn trong ngăn.
Bảng 4.23: Thông số bể khử trùng
Thông số thiết kế Giá trị Đơn vị
Chiều dài 3 m
Chiều rộng 2 m
Chiều cao 2 m
Thể tích xây dựng 12 m3


 Bồn chứa dung dịch NaOH
 pHv = 4,5 (4,5 – 5,5 )
 pHth = 7
 Qtb = 21 m3/h
 K = 1×10-5 mol/l
 Khối lượng phân tử NaOH = 40g/mol
 Nồng độ dung dịch NaOH = 20%
 Trọng lượng riêng của dung dịch NaOH = 1,53
Liều lượng châm vào:
0,03L/h
Thời gian lưu t = 30 ngày
Thể tích bồn chứa V = (0,03 L/h) × (24h/ngày) × 30 ngày = 21,6 lít
Chọn thể tích bồn chứa là V = 25 lít

 Bơm
Bơm định lượng hóa chất
-Bơm NaOH, Q = 0,03 L/h
Chọn bơm định lượng SMM-115-02 AA với các thông số :
Qmax = 1 L/h
Hmax = 15 Kg/cm2
Power = 37 W, 230V
Về Đầu Trang Go down
https://luanvan.forumvi.com
 

Luận văn: Hệ thống xử lý nước thải nhà máy cao su Lộc Ninh

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

 Similar topics

-
» Luận văn: Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp nhà nước
» Luận văn thạc sĩ: NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH TRONG KINH DOANH DỊCH VỤ INTERNET BĂNG THÔNG RỘNG CỦA TẬP ĐOÀN BƯU CHÍNHVIỄN THÔNG VIỆT NAM
» Huy động vốn thông qua phát hành trái phiếu Chính phủ tại Kho bạc Nhà nước Hà Nội
» Luận văn tốt nghiệp Phân tích tình hình tài chính của Công ty Cơ khí Xây dựng và Lắp máy điện nước
» Tiểu luận: Thực trạng lưu thông tiền mặt ở Việt Nam

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Luận Văn Tốt Nghiệp - Báo cáo Chuyên đề Thực tập :: Luận Văn Kinh Tế :: Luận văn khác-
Luận Văn Kinh Tế