Luận Văn Tốt Nghiệp - Báo cáo Chuyên đề Thực tập

Download luận văn tốt nghiệp, tiểu luận, báo cáo thực tập kế toán,kiểm toán..
 
Trang ChínhTrang Chính  Liên hệLiên hệ  Latest imagesLatest images  Tìm kiếmTìm kiếm  Đăng kýĐăng ký  Đăng Nhập  
Liên hệ luận văn
..::Liên hệ email::..
luanvan84@gmail.com
_______
Hỗ trợ YM:liên hệ
chat với tôi
Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 
Rechercher Advanced Search
Latest topics
Đăng Nhập
Tên truy cập:
Mật khẩu:
Đăng nhập tự động mỗi khi truy cập: 
:: Quên mật khẩu
Keywords
tien phát quản dựng trong công kinh thực Đông trình hàng kiểm nghiệp doanh phần luong TÍCH thanh hoàn toán thiết CHÍNH TÌNH TNHH măng xuất

Share
 

 Tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước kiểu mới. Vận dụng vào việc XDNN pháp quyền XHCN Việt Nam trong sự nghiệp đổi mới

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Tác giảThông điệp
LuanVan
Admin
Admin


Tổng số bài gửi : 801
Join date : 06/01/2012
Đến từ : Việt Nam

Minh - Tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước kiểu mới. Vận dụng vào việc XDNN pháp quyền XHCN Việt Nam trong sự nghiệp đổi mới  Empty
Bài gửiTiêu đề: Tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước kiểu mới. Vận dụng vào việc XDNN pháp quyền XHCN Việt Nam trong sự nghiệp đổi mới    Minh - Tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước kiểu mới. Vận dụng vào việc XDNN pháp quyền XHCN Việt Nam trong sự nghiệp đổi mới  Icon_minitime10/11/2012, 1:09 am

Tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước kiểu mới. Vận dụng vào việc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong sự nghiệp đổi mới


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Cách mạng xã hội chủ nghĩa và quá trình xây dựng Chủ nghĩa xã hội ở nước ta hiện nay thực chất là lấy việc giải phóng lực lượng sản xuất, trong đó nhân tố quan trọng nhất là giải phóng người lao động làm mục tiêu cơ bản của mình. Muốn vậy, trong giai đoạn thứ nhất của cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa, giai cấp vô sản phải trở thành giai cấp lãnh đạo, phải “giành lấy dân chủ”. Để làm được điều đó, chỉ bằng việc thiết lập Nhà nước chuyên chính vô sản, một Nhà nước kiểu mới và sử dụng Nhà nước ấy như một công cụ đắc lực để phát triển toàn diện xã hội mới, phát triển triệt để nền dân chủ xã hội chủ nghĩa. Vì vậy, vấn đề Nhà nước là một trong nội dung cơ bản, cốt lõi của tư tưởng Hồ Chí Minh.
Theo quan niệm của Hồ Chí Minh, Nhà nước kiểu mới của ta là Nhà nước của dân, do dân và vì dân. Đó là Nhà nước thể hiện ý chí, quyền lực, lợi ích đều thuộc về nhân dân, là công cụ xây dựng Chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa. Vì lẻ đó, chính quyền Nhà nước dân chủ nhân dân phải thể hiện “một chính quyền, một Nhà nước cách mạng do giai cấp công nhân và chính Đảng của nó lãnh đạo”. Có thể nói, quan điểm về Nhà nước của dân, do dân và vì dân là quan điểm xuyên suốt quá trình hoạt động cách mạng của Hồ Chí Minh, nhất là trong lãnh đạo và chỉ đạo xây dựng, bảo vệ và phát triển Nhà nước kiểu mới ở nước ta.
Tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước kiểu mới, Nhà nước của dân, do dân và vì dân có giá trị lý luận và thực tiễn sâu sắc. Là cơ sở để Đảng và nhân dân ta xây dựng và từng bước hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay, với cơ chế vận hành bảo đảm nguyên tắc tất cả quyền lực Nhà nước đều thuộc về nhân dân.
Sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước ta hiện nay diễn ra trong bối cảnh mới của tình hình quốc tế và xu thế toàn cầu hóa đang đặt ra những nhiệm vụ hết sức nặng nề đòi hỏi Nhà nước ta cần có sự đổi mới mạnh mẽ, sâu sắc và toàn diện hơn trên tất cả các lĩnh vực, trước hết là đẩy mạnh cải cách, hoàn thiện tổ chức và hoạt động của bộ máy Nhà nước, nâng cao năng lực và hiệu quả quản lý, góp phần phát triển kinh tế - xã hội.
Mặt khác, trong công cuộc đổi mới hiện nay, những yếu kém của bộ máy Nhà nước ngày càng bộc lộ rõ: Hệ thống pháp luật chưa đồng bộ, việc thi hành pháp luật chưa nghiêm, tổ chức bộ máy Nhà nước cồng kềnh, kém hiệu lực và hiệu quả thấp, nạn quan liêu, lãng phí và tham nhũng nghiêm trọng, thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ còn yếu, sự lãnh đạo của Đảng chưa được tăng cường đúng mức…Vì vậy, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng xác định: “Tích cực phòng ngừa và kiên quyết phòng chống tham nhũng, lãng phí là đòi hỏi bức xúc của xã hội, là quyết tâm chính trị của Đảng ta, nhằm xây dựng một bộ máy lao động trong sạch, vững mạnh, khắc phục một trong những nguy cơ lớn đe dọa sự sống còn của chế độ ta.”[39, t.45, 46]
Vì vậy, việc nghiên cứu và vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng Nhà nước pháp quyền để xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay trong sạch, vững mạnh là vấn đề vừa mang tính cấp thiết, vừa có ý nghĩa lâu dài. Đó là lí do tác giả chọn: “Tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước kiểu mới. Vận dụng vào việc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong sự nghiệp đổi mới” làm đề tài nghiên cứu.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Tư tưởng về Nhà nước pháp quyền – Nhà nước của dân, do dân, vì dân là một nội dung lớn trong toàn bộ hệ thống tư tưởng Hồ Chí Minh. Chúng ta thấy, trong giới nghiên cứu và giới báo chí của nhiều nước hiện đang nói nhiều đến “Nhà nước pháp quyền”, coi đó như một xu thế để phát triển Nhà nước trong tình hình mới, nhất là trong xu thế toàn cầu hóa kinh tế hiện nay. Ở nước ta cũng đã có nhiều đề tài khoa học, nhiều chuyên đề khảo cứu về lĩnh vực này như:
- “Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong thời kỳ đổi mới” (2006) của Nguyễn Văn Yểu và GS.TS.Lê Hữu Nghĩa, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
- “Xây dựng Nhà nước pháp quyền đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa Việt Nam” (2003) của Lê Minh Quân, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
Trong đó cuốn sách “Tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước pháp quyền kiểu mới ở Việt Nam” (2003) của 2 tác giả Phạm Ngọc Anh và Bùi Đình Phong- Nhà xuất bản Lao động, Hà Nội, đã trình bày một cách khá đầy đủ tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng Nhà nước kiểu mới – Nhà nước của dân, do dân, vì dân ở nước ta. Kế thừa những thành tựu nghiên cứu đó, luận văn tiếp tục làm sáng tỏ thêm tính nhân dân của Nhà nước, những luận điểm về “pháp quyền”, “Nhà nước pháp quyền”, quá trình hình thành quan điểm của Đảng ta về xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và vận dụng vào việc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa vững mạnh trong sự nghiệp đổi mới.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước là một vấn đề rộng. Trong phạm vi luận văn, chỉ tập trung làm rõ các vấn đề sau:
- Cơ sở hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng Nhà nước kiểu mới - Nhà nước của dân, do dân, vì dân
- Nội dung cơ bản tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước pháp quyền kiểu mới – Nhà nước của dân, do dân, vì dân.
- Quan điểm cơ bản của Đảng ta hiện nay về xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
- Thực trạng xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay và những phương hướng, giải pháp nhằm xây dựng và nâng cao hiệu lực quản lý của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt nam.
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
Luận văn nghiên cứu nhằm làm rõ những quan điểm cơ bản của Hồ Chí Minh về Nhà nước của dân, do dân và vì dân; nội dung xây dựng Nhà nước pháp quyền kiểu mới theo tư tưởng Hồ Chí Minh. Từ đó làm cơ sở tổng kết những thành tựu đạt được cũng như rút ra những mặt hạn chế, yếu kém trong quá trình xây dựng hiện nay, đề ra những nhiệm vụ, phương hướng và giải pháp để xây dựng một Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam thực sự trong sạch, vững mạnh, xứng đáng là “ Nhà nước của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân” và tạo nền tảng vững chắc cho công cuộc xây dựng Chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Cơ sở lý luận
Chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối chính sách của Đảng cộng sản Việt Nam là cơ sở phương pháp luận định hướng nghiên cứu. Đồng thời trong quá trình nghiên cứu làm sáng tỏ vấn đề, luận văn còn sử dụng những số liệu, nhận xét, đánh giá của một số công trình nghiên cứu của các tác giả có liên quan đến đề tài.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Ngoài các nguyên tắc có tính phương pháp luận của chủ nghĩa Mác – Lênin, luận văn còn sử dụng các phương pháp cụ thể sau:
- Phương pháp phân tích
- Phương pháp tổng hợp
- Phương pháp so sánh
- Phương pháp logic – lịch sử
- Phương pháp diễn dịch
- Phương pháp quy nạp
6. Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục, danh mục các tài liệu tham khảo, luận văn gồm có 2 chương và 7 tiết.
---------


KẾT LUẬN

Công cuộc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam là kết quả của quá trình vận dụng, phát triển sáng tạo học thuyết Mác – Lênin về Nhà nước, các giá trị tư tưởng của dân tộc và nhân loại trong lĩnh vực xây dựng, tổ chức Nhà nước và pháp luật. Chúng ta chỉ có thể xây dựng thành công Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trên cơ sở nhận thức đúng và vận dụng sáng tạo tư tưởng của chủ nghĩa Mác – Lênin về nhà nước chuyên chính vô sản và tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước của dân, do dân và vì dân. Đồng thời chúng ta cần phải quán triệt sâu sắc quan điểm, đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam về xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của dân, do dân và vì dân trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước của dân, do dân và vì dân rất rộng, bao quát những vấn đề trọng yếu nhất, cốt lõi nhất. Trong đó, đáng chú ý là quan niệm về một Nhà nước dân chủ, Nhà nước do nhân dân là chủ và do nhân dân làm chủ, Nhà nước đó lấy phục vụ nhân dân, đem lại lợi ích cho dân làm mục đích duy nhất, Nhà nước đó có sự thống nhất giữa tính nhân dân, tính dân tộc, tính giai cấp, được đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản.
Để cải cách bộ máy Nhà nước theo hướng xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân trong giai đoạn hiện nay cần có những chủ trương và biện pháp cụ thể. Cần đổi mới và nâng cao nhận thức về Nhà nước pháp quyền dân chủ nhân dân trong điều kiện mới. Từ đó, tiếp tục đổi mới và nâng cao chất lượng công tác lập pháp và giám sát tối cao của cơ quan quyền lực Nhà nước; đẩy mạnh cải cách tư pháp đảm bảo cho hoạt động này thực sự là hoạt động giữ gìn và bảo vệ pháp luật. Kiên quyết chỉ đạo cải cách hành chính ở các ngành, các cấp cả về thể chế, tổ chức bộ máy và về nhân sự với tinh thần dựa vào dân, phát huy tính năng động, chủ động của cấp dưới, đề cao hơn nữa trách nhiệm cá nhân. Thực thi pháp luật, giữ gìn nghiêm chỉnh kỷ cương, kỷ luật trong bộ máy Nhà nước và trong xã hội, phát huy vai trò làm chủ của nhân dân trong xây dựng Nhà nước, đẩy mạnh đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí và tăng cường hoạt động tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật, có quy chế đảm bảo nhân dân được thông tin về các văn bản pháp luật đã ban hành, nâng cao trình độ hiểu biết pháp lý cho nhân dân; mở rộng các hình thức lấy ý kiến của dân về các văn bản quy phạm pháp luật trước khi ban hành. Nghĩa là phải làm cho pháp luật thật sự trở thành công cụ quản lý cơ bản của Nhà nước; Nhà nước và pháp luật thật sự là quyền lực của nhân dân.
Hơn nữa thế kỷ qua, Nhà nước kiểu mới do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập (sau Cách mạng Tháng 8 – 1945) ngày càng được củng cố, hoàn thiện và phát triển, liên tiếp đạt được những thành tựu to lớn về mọi mặt, thực sự là một Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, quán triệt quan điểm “lấy dân làm gốc”; tất cả các hoạt động, tổ chức của bộ máy Nhà nước từ Trung ương đến địa phương đều phục vụ vì lợi ích của nhân dân và chịu sự giám sát chặt chẽ của nhân dân. Mặc dù còn tồn tại những hạn chế và yếu kém nhất định nhưng những thành tựu đã đạt được đã chúng minh rằng con đường đi lên Chủ nghĩa xã hội mà Đảng Cộng sản Việt Nam – đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh và nhân dân ta lựa chọn là đúng đắn, mà trụ cột là vấn đề xây dựng và không ngừng đổi mới nhằm nâng cao hiệu lực quản lý và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Đồng thời, cần phải thực hiện đồng bộ, nhất quán tất cả các phương hướng, giải pháp và nhiệm vụ đặt ra trong tình hình hiện nay. Có như vây, Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam mới thực sự trong sạch, vững mạnh, thực sự là Nhà nước của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. TS.Phạm Ngọc Anh, PGS.TS.Bùi Đình Phong (2003), Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng Nhà nước pháp quyền kiểu mới ở Việt Nam, Nxb lao động, Hà Nội.
2. Doãn Chính (2007), Tư tưởng pháp trị của pháp gia với sự nghiệp xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
3. Nguyễn Đăng Dung (2007), Quốc Hội Việt Nam trong Nhà nước pháp quyền, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội.
4. Bùi Xuân Đức (2004), Đổi mới, hoàn thiện bộ máy Nhà nước trong giai đoạn hiện nay, Nxb Tư pháp, Hà Nội.
5. Đại tướng Võ Nguyên Giáp (2008), Tư tưởng Hồ Chí Minh và con đường cách mạng Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
6. PGS.TS.Vũ Văn Hiền, PGS.TS.Đinh Xuân Lý (2003), Tư tưởng Hồ Chí Minh với sự nghiệp đổi mới ở Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
7. PGS.TS.Đinh Xuân Lý (2005), Tìm hiểu vai trò của Hồ Chí Minh đối với sự nghiệp cách mạng Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
8. PGS.TS.Đinh Xuân Lý, PGS.TS.Phạm Ngọc Anh (2008), Một số chuyên đề về tư tưởng Hồ Chí Minh, Nxb lý luận Chính trị, Hà Nội.
9. V.I.Lênin (1976), toàn tập, Tập 20, Nxb Tiến bộ Mátxcơva.
10. Hồ Chí Minh tuyển tập (1960), Nxb Sự thật, Hà Nội.
11. Hồ Chí Minh (1993), biên niên tiểu sử, Tập 1, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
12. Hồ Chí Minh, Toàn tập, Tập1, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
13. Hồ Chí Minh, TT, Tập 2, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
14. Hồ Chí Minh, TT , Tập 3, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
15. Hồ Chí Minh, TT , Tập 4, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
16. Hồ Chí Minh, TT , Tập 5 Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
17. Hồ Chí Minh, TT , Tập 6, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
18. Hồ Chí Minh, TT , Tập 7, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
19. Hồ Chí Minh, TT , Tập 8, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
20. Hồ Chí Minh, TT , Tập 9, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
21. Hồ Chí Minh, TT , Tập 10, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
22. Hồ Chí Minh, TT , Tập 12, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
23. Hồ Chí Minh (1985), Nhà nước và pháp luật, Nxb pháp lý, Hà Nội.
24. Lê Hữu Nghĩa, Nguyễn Văn Mạnh (2001), 55 năm xây dựng Nhà nước của dân, do dân, vì dân – một số vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
25. PGS.TS.Bùi Đình Phong (2005), Trí tuệ và bản lĩnh Hồ Chí Minh, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
26. Phạm Ngọc Quang, Trần Đình Nghiêm (2001), Thời kỳ mới và sứ mệnh của Đảng ta, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
27. Lê Minh Quân (2003) Xây dựng Nhà nước pháp quyền đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
28. Bùi Ngọc Sơn, Tư tưởng lập hiến của Hồ Chí Minh, Nxb lý luận Chính trị.
29. Jay M.Shafriz (2002), Từ điển về chính quyền và chính trị Hoa Kỳ, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
30. Trần Hậu Thành (2005), Cơ sở lý luận và thực tiễn xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
31. Phạm Quốc Thành (2007), Tư tưởng giải phóng dân tộc của Hồ Chí Minh những năm 20 của thế kỷ XX, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
32. PGS.TS.Nguyễn Văn Vĩnh (2007), Đảng lãnh đạo Nhà nước trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền ở Việt Nam hiện nay, Nxb lý luận chính trị, Hà Nội.
33. Nguyễn Văn Yểu, GS.TS.Lê Hữu Nghĩa (2006), Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong thời kỳ đổi mới, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
34. Đảng Cộng sản Việt Nam (1986), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI, Nxb Sự thật, Hà Nội.
35. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương khóa VII, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
36. Đảng Cộng sản Việt Nam (1994), Văn kiện Hội nghị đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ khóa VII, Hà Nội.
37. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
38. Đảng Cộng sản Việt Nam (1997), Văn kiện Hội nghị lần thứ ba Ban Chấp hành Trung ương khóa VIII, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
39. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX , Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
40. Đảng Cộng sản Việt Nam (2004), Văn kiện Hội nghị lần thứ chín Ban Chấp hành Trung ương khóa IX, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
41. Tài liệu học tập các nghị quyết hội nghị lần 5 BCHTW Đảng khóa IX (2002), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
42. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
43. Hiến pháp Việt Nam năm 1946, 1959, 1980, 1992 (2006), Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

100 trang Word và file slide 32 trang
Về Đầu Trang Go down
https://luanvan.forumvi.com
 

Tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước kiểu mới. Vận dụng vào việc XDNN pháp quyền XHCN Việt Nam trong sự nghiệp đổi mới

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

 Similar topics

-
» Quan điểm và giải pháp thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam trong tiến trình tự do hóa thương mại trong ASEAN
» Một vài ý kiến về việc xác định và lập các khoản dự phòng trong doanh nghiệp ở Việt Nam
» Một số biện pháp nhằm tăng thị phần trong nước của Tổng công ty chè Việt Nam
» Những giải pháp nhằm đẩy nhanh việc thực hiện các cam kết của Việt Nam trong khuôn khổ AFTA
» Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng khi cho vay Doanh nghiệp Nhà nước

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Luận Văn Tốt Nghiệp - Báo cáo Chuyên đề Thực tập :: Luận Văn Kinh Tế :: Luận văn khác-
Luận Văn Kinh Tế