Luận Văn Tốt Nghiệp - Báo cáo Chuyên đề Thực tập

Download luận văn tốt nghiệp, tiểu luận, báo cáo thực tập kế toán,kiểm toán..
 
Trang ChínhTrang Chính  Liên hệLiên hệ  Latest imagesLatest images  Tìm kiếmTìm kiếm  Đăng kýĐăng ký  Đăng Nhập  
Liên hệ luận văn
..::Liên hệ email::..
luanvan84@gmail.com
_______
Hỗ trợ YM:liên hệ
chat với tôi
Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 
Rechercher Advanced Search
Latest topics
Đăng Nhập
Tên truy cập:
Mật khẩu:
Đăng nhập tự động mỗi khi truy cập: 
:: Quên mật khẩu
Keywords
trình CHÍNH tien trong phát thực thanh nghiệp luong TNHH thiết Đông quản toán xuất kiểm doanh hàng phần TÌNH hoàn công dựng măng kinh TÍCH

Share
 

 Luận văn THS: PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU CÔNG TY TNHH TRUYỀN THÔNG MEGASTAR – CHI NHÁNH ĐÀ NẴNG

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Tác giảThông điệp
LuanVan
Admin
Admin


Tổng số bài gửi : 801
Join date : 06/01/2012
Đến từ : Việt Nam

Luận văn THS: PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU CÔNG TY TNHH TRUYỀN THÔNG MEGASTAR – CHI NHÁNH ĐÀ NẴNG Empty
Bài gửiTiêu đề: Luận văn THS: PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU CÔNG TY TNHH TRUYỀN THÔNG MEGASTAR – CHI NHÁNH ĐÀ NẴNG   Luận văn THS: PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU CÔNG TY TNHH TRUYỀN THÔNG MEGASTAR – CHI NHÁNH ĐÀ NẴNG Icon_minitime10/11/2012, 12:38 am

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
NGÔ NGỌC HẬU
PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU CÔNG TY TNHH TRUYỀN THÔNG MEGASTAR –
CHI NHÁNH ĐÀ NẴNG
(MEGASTAR CINEPLEX DANANG)
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH
Đà Nẵng - Năm 2012

Danh sách file của luận văn này :

Luận văn THS: PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU CÔNG TY TNHH TRUYỀN THÔNG MEGASTAR – CHI NHÁNH ĐÀ NẴNG T69610

MỞ ĐẦU

I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Trong môi trường kinh doanh khốc liệt hiện nay, có rất nhiều đối thủ cạnh tranh thì việc dành được tâm trí khách hàng là nhiệm vụ rất quan trọng và đầy khó khăn, chính điều này góp phần quyết định đến sự thành bại của một doanh nghiệp. Một trong những yếu tố góp phần quyết định đến thắng lợi trên thị trường của các doanh nghiệp đó là thương hiệu. Với ý nghĩa đó, thương hiệu đã trở thành vũ khí lợi hại khi tham gia vào quá trình cạnh tranh, lợi ích mang lại từ thương hiệu mạnh là làm cho khách hàng tin tưởng, an tâm khi sử dụng sản phẩm, nó duy trì được lượng khách hàng trung thành và thu hút thêm khách hàng mới; giảm chi phí marketing, thu hút được nhân tài đến với công ty,... quan trọng hơn là tăng thị phần và lợi nhuận cho doanh nghiệp.
Vì vậy, xây dựng và phát triển thương hiệu là việc cấp bách, cần thiết đối với tất cả các doanh nghiệp muốn có thành công và đứng vững trên thị trường. Tuy nhiên, đây là chiến lược dài hạn, đòi hỏi phải có sự đầu tư về công sức, của cải và thời gian, trong khi nguồn lực lại có giới hạn, do vậy làm cách nào để xây dựng và phát triển thương hiệu thành công. Đó là vấn đề cần đặt ra để giải quyết.
Công ty TNHH Truyền thông MegaStar (tên gọi giao dịch là MegaStar) có mặt tại thị trường chiếu phim Việt Nam từ năm 2005. Sau hơn 5 năm hoạt động, MegaStar bước đầu đã tạo dựng được thương hiệu tại thị trường Việt Nam, đáp ứng nhu cầu giải trí đa dạng của khách hàng. Tại Đà Nẵng, MegaStar đã có những bước phát triển đáng kể, song áp lực cạnh tranh với các doanh nghiệp cùng ngành đòi hỏi MegaStar phải nỗ lực nhiều hơn để duy trì sự phát triển vững mạnh thương hiệu của mình. Vì vậy, một chiến lược xây dựng và phát triển thương hiệu phù hợp là rất cần thiết và cần thực hiện ngay từ bây giờ.

II. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
- Hệ thống hóa cơ sở lý thuyết về thương hiệu, các chiến lược, chính sách xây dựng và phát triển thương hiệu;
- Nghiên cứu khách hàng và các yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn sản phẩm - dịch vụ của MegaStar;
- Phân tích thực trạng xây dựng và phát triển thương hiệu MegaStar; nghiên cứu quan niệm, cách làm của MegaStar về xây dựng thương hiệu; xác định chiến lược phát triển thương hiệu, những yếu tố tạo nên sức mạnh thương hiệu MegaStar; những hạn chế, tồn tại để cải tiến và duy trì phát triển;
- Đề xuất một số giải pháp để duy trì phát triển thương hiệu MegaStar.

III. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1. Đối tượng nghiên cứu
- Khách hàng: là người tiêu dùng sản phẩm và dịch vụ cung cấp từ MegaStar ( luận văn chỉ nghiên cứu trong phạm vi thị trường Đà Nẵng)
- Nghiên cứu về Công ty TNHH Truyền thông MegaStar, phân tích các nguồn lực hiện có, đặc điểm hoạt động công ty; chỉ ra được những điểm mạnh, hạn chế của công ty trong xây dựng và phát triển thương hiệu.
- Đối thủ cạnh tranh: là các công ty, doanh nghiệp hoạt động cùng lĩnh vực, cùng ngành và có ngành nghề hoạt động tương đồng nhau.
2. Phạm vi nghiên cứu
- Không gian: địa bàn thành phố Đà Nẵng
- Thời gian: phân tích số liệu ít nhất trong vòng 03 năm trở lại
- Lĩnh vực nghiên cứu: trong giới hạn, luận văn chỉ tập trung vào việc nghiên cứu xây dựng và phát triển thương hiệu của MegaStar tại Đà Nẵng; trong đó phần phát triển thương hiệu được đề cập chi tiết và hệ thống.

IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Ngoài việc sử dụng phương pháp duy vật biện chứng làm phương pháp chủ đạo trong nghiên cứu, luận văn còn sử dụng các phương pháp sau:
- Thăm dò và quan sát;
- Thu thập dữ liệu thứ cấp;
- Sử dụng nguồn dữ liệu đã có của công ty;
- Khảo sát thực tế thị trường;
- Tham khảo ý kiến chuyên gia.
Nguồn thông tin:
- Từ người tiêu dùng sản phẩm và dịch vụ của MegaStar;
- Từ Công ty TNHH Truyền thông MegaStar;
- Từ đối thủ cạnh tranh và các doanh nghiệp kinh doanh cùng ngành.
Xử lý dữ liệu: Sử dụng phần mềm Excel và SPSS

V. KẾT CẤU LUẬN VĂN
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn chia thành 3 chương chính:
- Chương 1: Cơ sở lý luận về thương hiệu - xây dựng và phát triển thương hiệu.
- Chương 2: Thực trạng xây dựng và phát triển thương hiệu MegaStar.
- Chương 3: Một số giải pháp phát triển thương hiệu MegaStar tại Đà Nẵng.

***


CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THƯƠNG HIỆU
XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU

1.1. TỔNG QUAN VỀ THƯƠNG HIỆU
1.1.1. Khái niệm thương hiệu
Theo Hiệp hội Marketing Hoa Kỳ “ Thương hiệu là một cái tên, từ ngữ, ký hiệu, biểu tượng, hình vẽ thiết kế... hoặc tập hợp các yếu tố trên nhằm xác định và phân biệt hàng hóa, dịch vụ của một người hoặc một nhóm người bán với hàng hóa và dịch vụ của đối thủ cạnh tranh” [1].
Luật Sở hữu Trí tuệ Việt Nam số 50/2005/QH11 nêu “Nhãn hiệu được bảo hộ nếu đáp ứng các điều kiện sau đây thì được gọi là thương hiệu [9]:
- Là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc;
- Có khả năng phân biệt hàng hóa, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng hóa, dịch vụ của chủ thể khác”
Theo quan điểm mới về thương hiệu, người ta nhấn mạnh nhiều đến đặc tính vô hình của nó thì Keller đã phát biểu như sau “ Thương hiệu là một tập hợp những liên tưởng trong tâm trí người tiêu dùng, làm tăng giá trị nhận thức của một sản phẩm hoặc dịch vụ” [1]. Những liên tưởng này phải thật sự độc đáo, thể hiện sự khác biệt; mạnh mẽ, thể hiện tính nổi bật và tích cực, đáng để được mong muốn, đáng để người tiêu dùng lựa chọn.
1.1.2. Phân loại thương hiệu
Hiện tại chưa có quan điểm chính thống để phân loại thương hiệu, tùy theo cách nhìn nhận và quan điểm khác nhau mà việc phân loại thương hiệu cũng khác nhau. Người ta có thể chia thương hiệu sản phẩm, thương hiệu doanh nghiệp… hoặc chia thành thương hiệu hàng hóa, thương hiệu dịch vụ, thương hiệu nhóm, thương hiệu tập thể… Mỗi loại thương hiệu khác nhau sẽ có những đặc tính khác nhau và đặc trưng cho một tập thể hàng hóa, sản phẩm hoặc một doanh nghiệp nhất định. Tuy nhiên, theo quan điểm chung thì thương hiệu được phân thành hai loại, đó là: thương hiệu doanh nghiệp và thương hiệu sản phẩm [5].
1.1.2.1. Thương hiệu doanh nghiệp
Là thương hiệu chung cho tất cả các hàng hoá dịch vụ của một doanh nghiệp. Mọi hàng hóa thuộc các chủng loại khác nhau của doanh nghiệp đều mang thương hiệu như nhau. Chẳng hạn như Vinamilk (gán cho các sản phẩm khác nhau của Vinamilk); Honda (gán cho các sản phẩm hàng hóa khác nhau của Công ty Honda).
Đặc điểm của thương hiệu doanh nghiệp mang tính khái quát rất cao và phải có tính đại diện cho các chủng loại hàng hóa của doanh nghiệp. Một khi tính đại điện và khái quát bị vi phạm hay mất đi, người ta sẽ phải nghĩ đến việc tạo ra những thương hiệu cá biệt cho từng chủng loại hàng hóa, dịch vụ để chúng không ảnh hưởng đến thương hiệu doanh nghiệp. Xu hướng chung của rất nhiều doanh nghiệp là thương hiệu doanh nghiệp phải được xây dựng trên cơ sở tên giao dịch của doanh nghiệp hoặc từ phần phân biệt trong tên thương mại của doanh nghiệp, hoặc tên của người sáng lập ra doanh nghiệp.
1.1.2.2. Thương hiệu sản phẩm
Là thương hiệu của một nhóm hay một số chủng loại hàng hóa nào đó, có thể do một doanh nghiệp sản xuất hoặc do các doanh nghiệp khác nhau sản xuất và kinh doanh. Thương hiệu sản phẩm thường là do các doanh nghiệp trong cùng một khu vực địa lý, gắn bó chặt chẽ với chỉ dẫn địa lý và tên gọi xuất xứ hàng hóa sản xuất dưới cùng một thương hiệu. Chẳng hạn rượu mạnh Cognac của Pháp do các công ty khác nhau trong cùng một hiệp hội Cognac sản xuất như Henessy, XO, Napoleon... Hay ở Việt Nam đã công nhận chỉ dẫn địa lý/tên gọi xuất xứ của nước mắm Phú Quốc thì không có nghĩa chỉ một doanh nghiệp ở Phú Quốc sản xuất, mà có thể do các doanh nghiệp khác nhau ở Phú Quốc sản xuất nhưng phải tuân thủ các điều kiện của chỉ dẫn địa lý/tên gọi xuất xứ và phải cùng trong Hiệp hội ngành hàng "Nước mắm Phú Quốc" thì các sản phẩm đều được mang thương hiệu "Nước mắm Phú Quốc'' và sẽ có tên cơ sở sản xuất ở phía dưới là tên doanh nghiệp.
1.1.3. Vai trò của thương hiệu
1.1.3.1. Đối với người tiêu dùng
Thương hiệu chỉ ra nguồn gốc nhà sản xuất của sản phẩm và cho phép người tiêu dùng quy trách nhiệm cho nhà sản xuất hay nhà phân phối cụ thể.
Thương hiệu trở thành một phương tiện đơn giản hóa các quyết định lựa chọn sản phẩm của người tiêu dùng. Những kinh nghiệm tiêu dùng sản phẩm được tích lũy thông qua các chương trình Marketing của nó trong quá khứ, người tiêu dùng có những nhận thức nhất định đối với thương hiệu, họ dễ dàng tìm ra những thương hiệu thỏa mãn nhu cầu và cả những thương hiệu không đáp ứng được nhu cầu của họ.
Thương hiệu cho phép người tiêu dùng tiết kiệm được chi phí tìm kiếm sản phẩm. Nếu một người tiêu dùng nhận biết một thương hiệu và có kiến thức về nó, họ sẽ không phải bỏ ra nhiều công sức để tư duy hay xử lý thông tin để lựa chọn sản phẩm phù hợp với nhu cầu của mình.
Mối quan hệ giữa một thương hiệu và người tiêu dùng được xem như là một sự cam kết của người sản xuất đối với khách hàng. Người tiêu dùng đem đến niềm tin và lòng trung thành với kỳ vọng thương hiệu đó sẽ mang lại lợi ích nhất định cho họ, thông qua hiệu năng sản phẩm và các chương trình giá cả, cổ động, phân phối và các hành động khác phù hợp.
Thương hiệu tốt sẽ mang một thông điệp về chất lượng sản phẩm bảo đảm đến với người tiêu dùng. Một khi người tiêu dùng nhận thức được những lợi ích đem lại từ việc mua thương hiệu, cũng như có được sự hài lòng từ việc tiêu dùng sản phẩm, họ sẽ tiếp tục mua nó.
Những lợi ích này về bản chất là thuần túy chức năng. Các thương hiệu có thể được sử dụng như là một phương tiện biểu tượng, cho phép người tiêu dùng thể hiện hình ảnh bản thân. Một số thương hiệu gắn liền với việc được sử dụng bởi một số kiểu người, bởi vậy nó thể hiện những giá trị và đặc điểm khác nhau. Tiêu dùng những sản phẩm như vậy là một phương tiện mà thông qua đó người tiêu dùng truyền thông đến người khác, hoặc thậm chí đối với bản thân họ về kiểu người mà họ muốn thể hiện.
Thương hiệu còn có ý nghĩa trong việc phát tín hiệu về đặc điểm sản phẩm đến người tiêu dùng.
Thương hiệu có thể giảm rủi ro về các quyết định sản phẩm. Người tiêu dùng cảm nhận nhiều loại rủi ro khi mua và tiêu dùng một sản phẩm. Các rủi ro có thể gặp phải: rủi ro chức năng, rủi ro thể chất, rủi ro tài chính, rủi ro xã hội, rủi ro tâm lý và rủi ro thời gian. Vì vậy, thương hiệu là một công cụ quản trị rủi ro rất quan trọng, đặc biệt trong bối cảnh cạnh tranh hiện nay, ở đó các rủi ro đôi khi gây ra những hậu quả nghiêm trọng [4].
1.1.3.2. Đối với người sản xuất
Thương hiệu là phương tiện nhận dạng nhằm làm đơn giản hóa việc quản trị sản phẩm cho công ty. Về mặt tác nghiệp, thương hiệu hỗ trợ tổ chức kiểm kê và ghi sổ kế toán. Một thương hiệu có thể cung cấp cho công ty sự bảo vệ hợp pháp những đặc điểm riêng có của sản phẩm. Một thương hiệu có những quyền sở hữu trí tuệ nhất định, đem lại quyền lợi hợp pháp cho người chủ sở hữu. Tên thương hiệu được bảo vệ thông qua nhãn hiệu thương mại đăng ký bản quyền, đóng gói sản phẩm được bảo vệ thông qua các thiết kế và in ấn. Những quyền sở hữu trí tuệ này bảo đảm rằng công ty có thể đầu tư một cách an toàn vào thương hiệu và thu được lợi nhuận từ tài sản có giá trị lớn.
Thương hiệu có thể đem lại cho sản phẩm những liên tưởng độc đáo và những ý nghĩa để phân biệt nó với những sản phẩm khác.
Thương hiệu là dấu hiệu về một cấp độ chất lượng sản phẩm để những người tiêu dùng hài lòng có thể tiếp tục mua nó. Lòng trung thành của người tiêu dùng với thương hiệu sẽ cung cấp những dự đoán và sự bảo đảm về nhu cầu cho công ty và nó tạo ra những rào cản xâm nhập thị trường đối với những công ty khác. Vì vậy, việc xây dựng thương hiệu tạo ra phương tiện quyền năng bảo vệ lợi thế cạnh tranh cho sản phẩm.
....


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1
II. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 2
III. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 2
IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3
V. KẾT CẤU LUẬN VĂN 3

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THƯƠNG HIỆU - XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU 4
1.1. TỔNG QUAN VỀ THƯƠNG HIỆU 4
1.1.1. Khái niệm thương hiệu 4
1.1.2. Phân loại thương hiệu 4
1.1.2.1. Thương hiệu doanh nghiệp 5
1.1.2.2. Thương hiệu sản phẩm 5
1.1.3. Vai trò của thương hiệu 6
1.1.3.1. Đối với người tiêu dùng 6
1.1.3.2. Đối với người sản xuất 7
1.1.4. Hình thức biểu hiện thương hiệu 8
1.1.4.1. Tên thương hiệu 8
1.1.4.2. Logo (biểu tượng) 9
1.1.4.3. Khẩu hiệu (slogan) 9
1.1.4.4. Nhạc hiệu 10
1.1.4.5. Bao bì 10
1.1.4.6. Nhân vật đại diện 11
1.2. XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU 11
1.2.1. Khái niệm xây dựng thương hiệu 11
1.2.2. Khái niệm phát triển thương hiệu 11
1.2.3. Quy trình xây dựng và phát triển thương hiệu 12
1.2.3.1. Chiến lược tổng thể xây dựng và phát triển thương hiệu 13
1.2.3.2. Xác định thị trường mục tiêu 16
1.2.3.3. Định vị thương hiệu 17
1.2.3.4. Lựa chọn chiến lược phát triển thương hiệu 23
1.2.3.5. Triển khai chiến lược phát triển thương hiệu 24
1.2.3.6. Đánh giá thực hiện chiến lược và bảo vệ thương hiệu 24
1.2.4. Các chiến lược phát triển thương hiệu 25
1.2.4.1. Chiến lược mở rộng dòng 26
1.2.4.2. Chiến lược mở rộng thương hiệu 27
1.2.4.3. Chiến lược thương hiệu mới 28
1.2.4.4. Chiến lược đa thương hiệu 29
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 30

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU MEGASTAR 32
2.1. SƠ LƯỢC VỀ CÔNG TY TNHH TRUYỀN THÔNG MEGASTAR 32
2.1.1. Hình thành và phát triển 32
2.1.2. Tổ chức quản lý 33
2.1.3. Phân tích tình hình hoạt động kinh doanh 34
2.1.3.1. Kết quả kinh doanh 34
2.1.3.2. Cơ cấu doanh thu 36
2.1.3.3. Cơ cấu chi phí 38
2.2. THỰC TRẠNG XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU MEGASTAR 39
2.2.1. Thương hiệu MegaStar 39
2.2.1.1. Tầm nhìn, sứ mệnh và giá trị cốt lõi thương hiệu 40
2.2.1.2. Hình thức biểu hiện thương hiệu MegaStar 40
2.2.2. Thực trạng xây dựng và phát triển thương hiệu MegaStar 43
2.2.2.1. Mục tiêu tổng thể phát triển thương hiệu MegaStar 43
2.2.2.2. Thị trường mục tiêu của MegaStar tại Đà Nẵng 43
2.2.2.3. Định vị thương hiệu MegaStar 45
2.2.2.4. Chiến lược xây dựng và phát triển thương hiệu MegaStar 47
2.2.2.5. Triển khai thực hiện chiến lược thương hiệu MegaStar 48
2.2.3. Thuận lợi và khó khăn trong quá trình xây dựng và phát triển thương hiệu MegaStar tại Đà Nẵng 53
2.2.3.1. Thuận lợi 56
2.2.3.2. Khó khăn 57
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 58

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU MEGASTAR TẠI ĐÀ NẴNG 59
3.1. CĂN CỨ XÂY DỰNG GIẢI PHÁP 59
3.1.1. Xu hướng phát triển ngành dịch vụ giải trí hiện đại 59
3.1.2. Mục tiêu phát triển Công ty TNHH Truyền thông MegaStar 60
3.1.3. Phân tích SWOT 60
3.1.3.1. Điểm mạnh 60
3.1.3.2. Điểm yếu 60
3.1.3.3. Cơ hội 60
3.1.3.4. Nguy cơ 61
3.2. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU MEGASTAR TẠI ĐÀ NẴNG 62
3.2.1. Chiến lược tổng thể thương hiệu MegaStar 62
3.2.1.1. Xác định tầm nhìn thương hiệu MegaStar 62
3.2.1.2. Sứ mệnh thương hiệu MegaStar 62
3.2.1.3. Mục tiêu phát triển thương hiệu MegaStar 62
3.2.2. Xác định thị trường mục tiêu của MegaStar tại Đà Nẵng 63
3.2.2.1. Phân khúc thị trường 63
3.2.2.2. Xác định thị trường mục tiêu 66
3.2.3. Định vị thương hiệu MegaStar 67
3.2.3.1. Định vị 67
3.2.3.2. Thiết lập các câu khẩu hiệu 69
3.2.4. Lựa chọn chiến lược phát triển thương hiệu MegaStar 69
3.2.4.1. Hoàn thiện cấu trúc thương hiệu MegaStar 69
3.2.4.2. Chiến lược phát triển thương hiệu MegaStar 70
3.2.5. Triển khai thực hiện chiến lược 72
3.2.5.1. Chính sách sản phẩm - dịch vụ 72
3.2.5.2. Chính sách giá cả 73
3.2.5.3. Chính sách truyền thông 73
3.2.5.4. Chính sách khách hàng 76
3.2.5.5. Chính sách nhân sự 77
3.2.6. Đánh giá việc thực hiện chiến lược và bảo vệ thương hiệu 79
3.3. KIẾN NGHỊ VÀ ĐỀ XUẤT 82
3.3.1. Mở thêm các cụm rạp trên địa bàn thành phố Đà Nẵng 82
3.3.2. Thành lập Phòng Marketing chuyên trách 83
3.3.3. Xây dựng môi trường văn hóa tổ chức lành mạnh 83
3.3.4. Đầu tư nâng cấp quầy bán thực phẩm 84

KẾT LUẬN CHUNG 85
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 86
DANH MỤC CÁC BẢNG

STT BẢNG DIỄN GIẢI Trang
1 Bảng 2.1 Kết quả hoạt động kinh doanh MegaStar – Đà Nẵng 35
2 Bảng 2.2 Doanh thu hoạt động kinh doanh 36
3 Bảng 2.3 Chi phí hoạt động kinh doanh 38
4 Bảng 2.4 Ý kiến về tên thương hiệu MegaStar 41
5 Bảng 2.5 Dấu hiệu để nhận biết thương hiệu MegaStar 42
6 Bảng 2.6 Ý kiến về câu khẩu hiệu 42
7 Bảng 2.7 Biết rạp chiếu phim nào trên thành phố Đà Nẵng 50
8 Bảng 2.8 Liên tưởng về thương hiệu MegaStar 51
9 Bảng 2.9 Nội dung, chất lượng phim trình chiếu 54
10 Bảng 2.10 Cơ sở, vật chất trang thiết bị 54
11 Bảng 2.11 Phương tiện truyền thông 55
12 Bảng 2.12 Phong cách, thái độ phục vụ của nhân viên 55
13 Bảng 2.13 Mức độ phù hợp giá vé 56
14 Bảng 2.14 Mức độ hấp dẫn các chương trình khuyến mãi 56
15 Bảng 3.1 Ngành nghề khách hàng 63
16 Bảng 3.2 Nhóm tuổi khách hàng 64
17 Bảng 3.3 Thời gian nào đi xem phim 64
18 Bảng 3.4 Tần suất đi xem phim 65
19 Bảng 3.5 Thể loại phim thích xem 66
20 Bảng 3.6 Mô hình đánh giá thương hiệu 80




DANH MỤC CÁC BIỂU

STT BIỂU DIỄN GIẢI Trang
1 Biểu 2.1 Biểu đồ tương quan giữa doanh thu, chi phí và lợi nhuận 36
2 Biểu 2.2 Biểu đồ biểu diễn các thành phần cấu thành tổng doanh thu 37
3 Biểu 2.3 Biểu đồ biểu diễn cơ cấu tổng doanh thu của năm 2010 37
4 Biểu 2.4 Biểu đồ biểu diễn tổng chi phí 38
5 Biểu 2.5 Biểu đồ biểu diễn cơ cấu chi phí của năm 2010 39
6 Biểu 2.6 Mức độ nhận biết MegaStar qua các phương tiện truyền thông 48



DANH MỤC CÁC HÌNH

STT HÌNH DIỄN GIẢI Trang
1 Hình 1.1 Quy trình xây dựng và phát triển thương hiệu 12
2 Hình 1.2 Mô hình phân tích SWOT 13
3 Hình 1.3 Mô hình các chiến lược phát triển thương hiệu 26
4 Hình 2.1 Sơ đồ bộ máy tổ chức của MegaStar – Đà Nẵng 34
5 Hình 2.2 Logo của Công ty TNHH Truyền thông MegaStar 41
6 Hình 2.3 Sơ đồ biểu diễn chiến lược thương hiệu của MegaStar 47
7 Hình 2.4 Giao diện website của MegaStar 49
8 Hình 3.1 Cấu trúc thương hiệu hiện tại MegaStar 69
9 Hình 3.2 Cấu trúc thương hiệu MegaStar khi mở rộng dòng 71
10 Hình 3.3 Sơ đồ kiểm tra thực hiện chiến lược phát triển thương hiệu 81
Về Đầu Trang Go down
https://luanvan.forumvi.com
 

Luận văn THS: PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU CÔNG TY TNHH TRUYỀN THÔNG MEGASTAR – CHI NHÁNH ĐÀ NẴNG

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

 Similar topics

-
» Hoàn thiện công tác hạch toán tiêu thụ hàng hoá và xác định kết quả tiêu thụ tại chi nhánh công ty TNHH đầu tư phát triển công nghiệp và thương mại T.C.I
» Nghiên cứu ứng dụng và phát triển căn hộ thông minh ở việt nam | LUậN VĂN THạC Sĩ kiến trúc
» Một số biện pháp nhằm nâng cao lợi nhuận ở Công ty Thương mại Việt Phát Triển
» Giải pháp phát triển hoạt động thanh toán quốc tế tại Chi nhánh Ngân hàng công thương Hoàn Kiếm
» Luận văn thạc sĩ: NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH TRONG KINH DOANH DỊCH VỤ INTERNET BĂNG THÔNG RỘNG CỦA TẬP ĐOÀN BƯU CHÍNHVIỄN THÔNG VIỆT NAM

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Luận Văn Tốt Nghiệp - Báo cáo Chuyên đề Thực tập :: Luận Văn Kinh Tế :: Luận văn thạc sĩ-
Luận Văn Kinh Tế