Luận Văn Tốt Nghiệp - Báo cáo Chuyên đề Thực tập

Download luận văn tốt nghiệp, tiểu luận, báo cáo thực tập kế toán,kiểm toán..
 
Trang ChínhTrang Chính  Liên hệLiên hệ  Latest imagesLatest images  Tìm kiếmTìm kiếm  Đăng kýĐăng ký  Đăng Nhập  
Liên hệ luận văn
..::Liên hệ email::..
luanvan84@gmail.com
_______
Hỗ trợ YM:liên hệ
chat với tôi
Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 
Rechercher Advanced Search
Latest topics
Đăng Nhập
Tên truy cập:
Mật khẩu:
Đăng nhập tự động mỗi khi truy cập: 
:: Quên mật khẩu
Keywords
CHÍNH hàng toán kiểm quản phần doanh trình TÍCH nghiệp thanh tien thực thiết phát kinh luong hoàn dựng TÌNH Đông xuất TNHH trong công măng

Share
 

 Đề tài: QUY HOẠCH BẢO TỒN, TÔN TẠO CẢNH QUAN QUẦN THỂ DI TÍCH LĂNG MIẾU TRIỆU TƯỜNG

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Tác giảThông điệp
LuanVan
Admin
Admin


Tổng số bài gửi : 801
Join date : 06/01/2012
Đến từ : Việt Nam

Đề tài: QUY HOẠCH BẢO TỒN, TÔN TẠO CẢNH QUAN  QUẦN THỂ DI TÍCH LĂNG MIẾU TRIỆU TƯỜNG   Empty
Bài gửiTiêu đề: Đề tài: QUY HOẠCH BẢO TỒN, TÔN TẠO CẢNH QUAN QUẦN THỂ DI TÍCH LĂNG MIẾU TRIỆU TƯỜNG    Đề tài: QUY HOẠCH BẢO TỒN, TÔN TẠO CẢNH QUAN  QUẦN THỂ DI TÍCH LĂNG MIẾU TRIỆU TƯỜNG   Icon_minitime9/11/2012, 8:23 am

Đề tài :QUY HOẠCH BẢO TỒN, TÔN TẠO CẢNH QUAN QUẦN THỂ DI TÍCH LĂNG MIẾU TRIỆU TƯỜNG
Chi tiết:
+File word hơn 100 trang dung lượng 80MB (nhiều hình ảnh, bản vẽ)
+ Bảng phụ lục excell 4sheet
+ bản trình bày ppt 8MB



ii


MỤC LỤC
PHẦN 1: MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài ….......................………………………………… 1
2. Mục đích nghiên cứu ……….......................…………………………… 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .....................…………………………. 2
4. Phương pháp nghiên cứu ………….......................…………………….. 3
5. Cấu trúc luận văn …………………….......................………………….. 3
PHẦN 2: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Chương 1: Tổng quan về quy hoạch bảo tồn, tôn tạo cảnh quan tại một số quần thể di tích ........................................................................................
5
1.1. Một số thuật ngữ sử dụng trong luận văn............................................ 5
1.2. Thực trạng lý luận và quy hoạch bảo tồn, tôn tạo cảnh quan di tích ở Việt Nam và một số nước trên thế giới ............................................. 7
1.2.1. Về lý luận .................................................................................. 7
1.2.2. Công tác quy hoạch bảo tồn, tôn tạo cảnh quan di tích ở Việt Nam và một số nước trên thế giới .............................................
14
1.2.2.1 Tại Việt Nam .................................................................. 14
a) Khu di tích Cổ Loa ...................................................... 14
b) Khu di tích Lam Kinh ................................................. 18
1.2.2.2 Tại một số nước trên Thế giới ........................................ 20
a) Singapore ..................................................................... 20
b) Nhật Bản ..................................................................... 21
1.2.3. Một số nhận định tổng quát ...................................................... 26
1.3. Tổng quan về cảnh quan quần thể di tích lăng miếu Triệu Tường- những tiềm năng và thách thức ..........................................................
26
1.3.1. Vị trí ......................................................................................... 26
1.3.2. Lịch sử hình thành .................................................................... 28
1.3.3. Các giá trị của quần thể di tích lăng miếu Triệu Tường ............ 30
1.3.4. Hiện trạng cảnh quan quần thể di tích lăng miếu Triệu Tường 32
Kết luận chương 1 ........................................................................................ 39
Chương 2: Các cơ sở khoa học và lý luận bảo tồn, tôn tạo cảnh quan quần thể di tích lăng miếu Triệu Tường
2.1. Các cơ sở pháp lý ................................................................................. 41
2.1.1. Các cơ sở pháp lý của Việt nam ................................................ 41
2.1.2. Các hiến chương, văn kiện quốc tế về bảo tồn di sản văn hóa trên thế giới ............................................................................... 43
2.2. Các cơ sở lịch sử ................................................................................... 46
2.3. Các cơ sở khảo cổ học ......................................................................... 55
2.4. Các yếu tố ảnh hưởng tới cảnh quan quần thể di tích lăng miếu Triệu Tường 57
2.4.1. Yếu tố tự nhiên ......................................................................... 57
2.4.2. Yếu tố văn hoá - lịch sử ............................................................ 57
2.4.3. Yếu tố kinh tế - xã hội .............................................................. 58
2.5. Các nguyên tắc trong bố cục tạo hình kiến trúc cảnh quan truyền thống Việt Nam ................................................................................... 59
2.5.1. Các nguyên tắc chung ............................................................... 59
2.5.2. Thuyết phong thuỷ và các quy định của Nho Giáo trong xây dựng .......................................................................................... 60
Kết luận chương 2 ........................................................................................ 64
Chương 3: Ứng dụng các luận cứ khoa học trong quy hoạch bảo tồn, tôn tạo cảnh quan quần thể di tích lăng miếu Triệu Tường
65
3.1 Quan điểm và mục tiêu trong quy hoạch bảo tồn, tôn tạo cảnh quan quần thể di tích lăng miếu Triệu Tường .................................................................................
65
3.1.1 Quan điểm trong quy hoạch bảo tồn, tôn tạo cảnh quan quần thể di tích lăng miếu Triệu Tường ......................................................................
65

3.1.2 Mục tiêu trong quy hoạch bảo tồn, tôn tạo cảnh quan quần thể di tích lăng miếu Triệu Tường ..........................................................................
65
3.2 Đề xuất mô hình quy hoạch bảo tồn, tôn tạo cảnh quan quần thể di tích lăng miếu Triệu Tường ...................................................................
66
3.2.1 Đối với các di tích đơn lẻ .......................................................... 66
3.2.2 Đối với các quần thể các di tích ............................................... 68
3.3 Đề xuất các giải pháp quy hoạch bảo tồn, tôn tạo cảnh quan quần thể di tích lăng miếu Triệu Tường .....................................................
70
3.3.1. Giải pháp quy hoạch bảo tồn (khoanh vùng bảo vệ di tích) ...... 70
3.3.2. Giải pháp quy hoạch không gian ..…………............................. 74
3.3.3. Giải pháp bảo tồn, tôn tạo các yếu tố cảnh quan tự nhiên ......... 79
3.3.4. Giải pháp bảo tồn, tôn tạo các di tích kiến trúc ......................... 83
3.3.5. Giải pháp về hạ tầng kỹ thuật .................................................... 86
3.3.6. Giải pháp về phát huy giá trị cảnh quan quần thể di tích lăng miếu Triệu Tường ...................................................................... 89
Kết luận chương 3 ....................................................................................... 92
PHẦN 3: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ....................................................................... 93
Kết luận 93
Kiến nghị 94
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................. 96
PHỤ LỤC ........................................................................................................................ 100





TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Phan Thuận An (2004) - Lăng tẩm Huế một kỳ quan – NXB Thuận Hoá, Huế.
2. M.Arch. Lê Vĩnh An (2006), “Bảo tồn di tích khảo cổ học ở Nara, một mẫu hình về khoa học bảo tồn tài sản Văn hoá Nhật Bản”, Tập san chuyên ngành Câu lạc bộ giao lưu kỹ thuật Nhật - Việt, (số 2).
3. Đặng Văn Bài (2007), Bảo tồn di sản trong quá trình phát triển, Báo cáo Hội thảo khoa học “Bảo tồn di tích và cuộc sống đương đại” ngày 16/1/2007.
4. TS. Đặng Văn Bài (2006), “Tu bổ và tôn tạo các di tích lịch sử – văn hoá là hoạt động có tính đặc thù chuyên ngành”, Tạp chí di sản văn hoá số 2(15) – 2006.
5. TS. Đặng Văn Bài (2008), “Bảo tồn và phát huy di sản kiến trúc đô thị Huế phục vụ phát triển”, Tạp chí Kiến Trúc, số 157 – 05 – 2008, tr.28-32.
6. Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch – Cục Di sản Văn hoá, (2006), Một con đường tiếp cận Di sản Văn hoá (tập 4), Hà Nội.
7. Đoàn Bá Cử (1998) - Bảo tồn tôn tạo kiến trúc chùa vùng châu thổ Sông Hồng – Luận án thạc sỹ kiến trúc, Trường đại học Kiến trúc Hà Nội.
8. TS. KTS Hoàng Đạo Cương (2008), “Trùng tu di tích kiến trúc gỗ ở Nhật Bản – Những kinh nghiệm bổ ích cho Việt Nam”, Tạp chí Kiến Trúc, số 157 – 05 – 2008, tr. 68-71.
9. PGS. TS Trịnh Thị Minh Đức (chủ biên), TS Phạm Thu Hương – Bảo tồn di tích lịch sử văn hoá (giáo trình cho sinh viên đại học và cao đẳng ngành Bảo tàng) – NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.
10. Ngô Kim Dung - Duy trì và phát huy không gian kiến trúc cảnh quan của các công trình TGTN trong thành phố Hà Nội - Luận án tiến sỹ kiến trúc 2002.
11. TS Mai Thị Hồng Hải, Không gian văn hoá Gia Miêu Ngoại Trang – trích “Kỷ yếu hội thảo khoa học Chúa Nguyễn và Vương triều Nguyễn trong lịch sủ Việt Nam từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XIX” (2008) – NXB Thế Giới.
12. ThS. Phan Thanh Hải (2008), “Phong thuỷ trong quy hoạch đô thị Huế một cái nhìn lịch sử”, Tạp chí Kiến Trúc số 157 – 05 - 2008(53) – 2008.
13. TS. Nguyễn Quốc Hùng (2002), “Bảo vệ di sản thiên nhiên trong quy hoạch phát triển”, Tạp chí Quy hoạch- Xây Dựng, số 1 (1) 12/2002, tr.73-76.
14. Doãn Quốc Khoa (2003), Kế thừa một số giá trị của cảnh quan đô thị truyền thống trong quy hoạch xây dựng đô thị Việt Nam, Luận án Tiến sỹ, Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội.
15. Nguyễn Khởi (2002) – Bảo tồn và trùng tu các di tích kiến trúc – NXB Xây dựng, Hà Nội.
16. Hoàng Đạo Kính (2002) – Di sản văn hoá bảo tồn và trùng tu – NXB Văn hoá thông tin Hà Nội.
17. Kỷ yếu hội thảo khoa học Chúa Nguyễn và Vương triều Nguyễn trong lịch sủ Việt Nam từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XIX (2008) – NXB Thế Giới.
18. Vũ Tam Lang (1999) – Kiến trúc cổ Việt Nam – NXB Xây Dựng, Hà Nội.
19. Luật di sản văn hóa và các văn bản hướng dẫn thi hành .
20. PGS.TS.KTS Hàn Tất Ngạn (1999) - Kiến trúc cảnh quan – NXB Xây Dựng, Hà Nội.
21. PGS.TS.KTS Hàn Tất Ngạn (2003), “Suy nghĩ về việc phục hồi – tôn tạo cảnh quan di tích chỉ còn nền móng”, Tạp chí Di sản văn hoá,(số 2).
22. Hàn Tất Ngạn (1992), Khai thác và tổ chức cảnh quan trong sự hình thành và phát triển đô thị Việt Nam, Luận án PTS KT, Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội.
23. Hoàng Tấn Phổ, Nguồn gốc Gia Miêu Ngoại Trang và những đóng góp của dòng họ Nguyễn trong lịch sử dân tộc – trích “Kỷ yếu hội thảo khoa học Chúa Nguyễn và Vương triều Nguyễn trong lịch sủ Việt Nam từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XIX” (2008) – NXB Thế Giới.
24. Hoàng Tấn Phổ, Phạm Tuấn (2005) - Địa chí huyện Hà Trung – NXB Khoa học xã hội.
25. TS. Phùng Phu (2008), “Cần có cái nhìn văn hoá đối với trùng tu di tích”, Tạp chí Kiến Trúc số 157 – 05 – 2008 (38).
26. Ngô Nguyên Phi – Nghiên cứu về phong thuỷ và phong thuỷ Việtj Nam – NXB Văn hoá thông tin.
27. Trương Văn Quảng (2003) – Mô hình, định hướng và giải pháp quy hoạch bảo tồn di sản đô thị tại Việt Nam (ứng dụng vào Hà Nội) – Luận án tiến sỹ kiến trúc, Trường đại học Xây Dựng Hà Nội.
28. TS. Trương Văn Quảng (2008), “Để Huế đẹp và duyên”, Tạp chí Kiến Trúc số 157 – 05 – 2008 (47).
29. Quy chế bảo quản, tu bổ và phục hồi di tích lịch sử văn hoá , danh lam thắng cảnh ( quyết định 05/2003QĐ-BVHTT ngày 06/02/2003).
30. Nguyễn Đình Toàn – Kiến trúc Việt Nam qua các thời đại – NXB Xây Dựng, Hà Nội.
31. Nguyễn Thị Thanh Thuỷ (1985), Bố cục phong cảnh vườn – công viên, Luận án PTS KH, Trường Đại học Xây dựng Hà Nội.
32. PTS. KTS Nguyễn Thị Thanh Thuỷ (1996) - Tổ chức và quản lý môi trường cảnh quan đô thị – Nhà xuất bản Xây dựng, Hà Nội.
33. PGS.TS. Nguyễn Đức Thiềm (2002), “Nhận diện kiến trúc cổ Nhật Bản qua một số thời kỳ phát triển đặc thù”, Tạp chí Kiến Trúc Vịêt Nam số 6/ 2002(59) – 2002.
34. Hà Sơn (2007) - Phong thuỷ khảo cứu và ứng dụng – Nhà xuất bản Hà Nội.
35. KTS. Trần Thanh Vân (2007), “Phong thuỷ kinh đô và vận nước”, Tạp chí Quy hoạch- Xây Dựng, số 29, tr.61-63.
36. Viện Kiến trúc nhiệt đới, Trường Đại Học Kiến trúc Hà Nội, Cơ sở “Cảnh quan học” của khai thác các yếu tố tự nhiên trong quy hoạch xây dựng đô thị Việt Nam, Đề tài NCKH cấp bộ, Hà Nội.

Phần I: mở đầu

1. Lý do lựa chọn đề tài:
Nhà Nguyễn là Vương triều đã có công khai phá, mở mang bờ cõi, xác lập lãnh thổ trên một dải giang sơn như Việt Nam hiện nay. Và cũng đã để lại cho thế hệ sau này một khối lượng lớn các di sản văn hoá vật thể và phi vật thể có giá trị. Trong số đó có thể kể tới ba di sản đã được UNESCO công nhận là di sản văn hoá thế giới : đô thị cổ Hội An, kinh thành Huế và nhã nhạc cung đình Huế. Bên cạnh những thành tựu rực rỡ đã đạt được cũng phải nhắc đến những mặt hạn chế của các chúa Nguyễn và vương triều Nguyễn đã gây ra cho lịch sử nước nhà. Trong một thời gian dài, cùng những biến cố lớn của lịch sử và những nhận thức sai lầm của chúng ta mà các di vật có liên quan tới chế độ phong kiến nhà Nguyễn đã bị huỷ hoại. Quần thể di tích lăng miếu Triệu Tường (nay thuộc xã Hà Long, huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hoá) cũng không nằm ngoài số đó. Đây chính là nơi khởi tổ, phát tích của hoàng tộc Nguyễn - “Gia Miêu ngoại trang”.
Nhắc tới chúa Nguyễn và Vương triều Nguyễn, thường người ta chỉ nghĩ tới cố đô Huế mà ít ai biết tới “Gia Miêu ngoại trang”. Đây là một ngôi làng cổ, đất tổ của hoàng tộc Nguyễn. Trong phạm vi của “Gia Miêu ngoại trang” có tới 5 di tích trong đó có ba di tích cấp Quốc gia (gồm đình Gia Miêu, nhà thờ họ Nguyễn Hữu, lăng - miếu Triệu Tường) và một di tích cấp tỉnh (đền Đức Ông). Trong số đó phải kể đến khu lăng - miếu Triệu Tường, được xây dựng bắt đầu từ năm Gia Long thứ 2 (1805) và đến năm 1835 thì hoàn thiện. Cũng như các di tích khác trong làng Gia Miêu cổ, đây là nơi thờ tự của dòng họ Nguyễn và các công thần họ Nguyễn. Trước đây còn có tên gọi là thành Triệu Tường bởi kiến trúc cảnh quan đặc sắc của nó: có luỹ đất, có hào nước bao quanh, có cầu bắc qua và các lớp thành cấu tạo như một toà thành, khác hẳn với các khu lăng tẩm ở Huế. Các lễ tế đều được tiến hành theo đúng ngày và đúng với nghi lễ hoàng cung. Mỗi khi có dịp Bắc tuần, các nhà vua triều Nguyễn đều ghé qua đây để làm lễ bái tổ. Ngày 28-2-1947, Bác Hồ cũng đã về và dâng hương tại đây. Hiện nay, khu lăng miếu này đã bị phá huỷ hoàn toàn. Dấu tích còn lại chỉ là nền móng đã chìm sâu dưới lòng đất. Còn các di tích khác cũng đều đã bị xuống cấp, rất cần được bảo tồn và tôn tạo.
Năm 2008, để đánh dấu 450 năm chúa Nguyễn Hoàng rời Thuận Hoá (Thanh Hoá ngày nay) ra đi mở mang bờ cõi và cũng để công nhận những thành tựu mà vương triều Nguyễn đã đóng góp cho lịch sử, một cuộc hội thảo đã được tổ chức do Hội khoa học lịch sử Việt Nam và UBND tỉnh Thanh Hoá chủ trì. Điều đó đã cho thấy sự thay đổi trong nhận thức, đánh giá về các chúa Nguyễn và vương triều Nguyễn công bằng hơn .
Vì vậy, việc nghiên cứu các luận cứ khoa học phục vụ cho việc bảo tồn, tôn tạo và phục hồi cảnh quan quần thể di tích lăng miếu Triệu Tường một cách chính xác là hết sức cần thiết. Ngoài ý nghĩa về mặt tâm linh, lịch sử, đây còn là một điểm nhấn trong việc phát triển kinh tế-xã hội cho xã Hà Long, huyện Hà Trung nói riêng và tỉnh Thanh Hoá nói chung.

2. Mục tiêu:
- Tổng kết các lý luận, kinh nghiệm từ các đồ án, luận văn về quy hoạch bảo tồn, tôn tạo cảnh quan quần thể di tích ở Việt Nam và trên thế giới.
- Xây dựng các cơ sở khoa học và đề xuất các giải pháp cho việc quy hoạch bảo tồn, tôn tạo cảnh quan quần thể di tích lăng miếu Triệu Tường.

3. Phương pháp nghiên cứu:
- Thu thập, tổng hợp các tài liệu khoa học, lịch sử
- Điền dã, khảo sát, điều tra ,thu thập các tài liệu hiện trạng.
- Tham khảo ý kiến của các chuyên gia văn hoá, khảo cổ học.
- Phân tích và tiếp cận hệ thống.
- So sánh, tham khảo đề xuất của các nước trong khu vực và các nghiên cứu đã có.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
- Đối tượng nghiên cứu: cảnh quan quần thể di tích lăng miếu Triệu Tường (thuộc xã Hà Long, huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hoá) .
- Phạm vi nghiên cứu: các cơ sở khoa học trong quy hoạch, thiết kế, các đề xuất, giải pháp cho việc bảo tồn, tôn tạo cảnh quan quần thể di tích lăng miếu Triệu Tường.
- Giới hạn nghiên cứu: bao gồm
+ Khu vực bảo vệ 1 và 2 (đối với di tích đã có bản đồ khu vực bảo vệ)
+ Khu vực di tích gốc và vùng đệm bảo vệ bao quanh (đối với di tích chưa có bản đồ khu vực bảo vệ);
+ Khu vực cơ sở hạ tầng phục vụ phát huy gía trị di tích.

5. Cấu trúc của luận văn:
Cấu trúc luận văn bao gồm 3 phần:
- Phần mở đầu: Giới thiệu về lý do lựa chọn đề tài, mục tiêu, đối tượng, phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu và cấu trúc luận văn.
- Phần nội dung: Bao gồm 3 chương
+ Chương 1: Tổng quan về quy hoạch bảo tồn, tôn tạo cảnh quan tại một số quần thể di tích.
+ Chương 2: Các cơ sở khoa học và lý luận bảo tồn, tôn tạo cảnh quan quần thể di tích lăng miếu Triệu Tường .
+ Chương 3: ứng dụng các luận cứ khoa học trong quy hoạch bảo tồn, tôn tạo cảnh quan quần thể di tích lăng miếu Triệu Tường.
- Phần kết luận và kiến nghị: Tổng hợp các nội dung đã đề cập trong luận văn và đưa ra một số kiến nghị, đề xuất.





Về Đầu Trang Go down
https://luanvan.forumvi.com
 

Đề tài: QUY HOẠCH BẢO TỒN, TÔN TẠO CẢNH QUAN QUẦN THỂ DI TÍCH LĂNG MIẾU TRIỆU TƯỜNG

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

 Similar topics

-
» Công tác quản lí thu thuế giá trị gia tăng ở khu vực kinh tế cá thể trên địa bàn quận Ba Đình
» Nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm chè xuất khẩu của Công ty cổ phần Chè Quân Chu
» PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG TẠI CÔNG TY HỮU NGHỊ ĐÀ NẴNG
» CÔNG TÁC QUẢN TRỊ SẢN XUẤT, QUẢN TRỊ CHẤT LƯỢNG, MAKETING TRONG CÔNG TY DỆT VẢI CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
» Đề tài: Xây dựng hệ thống quản lý thư viện

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Luận Văn Tốt Nghiệp - Báo cáo Chuyên đề Thực tập :: Luận Văn Kinh Tế :: Luận văn thạc sĩ-
Luận Văn Kinh Tế